Hệ số thu nợ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 84)

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Nó nói lên hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của đội ngũ cán bộ tín dụng, đồng thời nó cũng phản ánh ý thức và khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này có ý nghĩa đặc biệt do nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là đi vay trong dân cư, vì thế nếu thu hồi nợ không tốt sẽ làm tăng mức độ rủi ro mất vốn. Từ đó sẽ làm giảm độ an toàn, tín nhiệm với khách hàng; nghiêm trọng hơn là ngân hàng sẽ có thể đánh mất khả năng hoàn trả vốn cho người gửi và lâm vào tình trạng phá sản.

Bảng 4.22: Hệ số thu nợ doanh nghiệp tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục Năm 6 tháng đầu năm

2011 2012 2013 2013 2014

Doanh số thu nợ DN 316.490 273.893 444.388 161.158 211.702 Doanh số cho vay DN 299.181 355.329 457.093 193.378 209.458 Hệ số thu nợ (%) 105,79 77,08 97,22 83,34 101,07

Nguồn: Phòng tín dụng NHNN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Bảng 4.22 trình bày hệ số thu nợ doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Trong giai đoạn 2011-2013 hệ số thu nợ của ngân hàng qua các năm không ổn định. Năm 2011 là 105,79% đến năm 2012 giảm còn 77,08%, năm 2013 tỷ lệ này tăng lên là 97,22%. Hệ số thu hồi nợ tại ngân

71

hàng tuy có nhiều biến đổi qua các năm nhưng hệ số vẫn còn tương đối lớn, cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng đang ở ngưỡng an toàn, cho thấy ngân hàng làm tốt công tác thu nợ tạo lòng tin cho người gửi tiền và khả năng trả vốn của ngân hàng.

Hệ số thu nợ doanh nghiệp trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 tình hình thu nợ tốt hơn. Hệ số thu nợ 6 tháng đầu năm 2014 tăng 17,73% tức đạt 101,07% so với cùng kỳ 2013. Cho thấy tình hình thu nợ ngân hàng trong giai đoạn này thực hiện tốt, do tình hình kinh doanh ổn định cùng với lãi suất cho vay giảm cũng góp phần làm cho các doanh nghiệp có khoản vay với lãi suất cao trả nợ sớm để vay món vay mới với lãi suất ưu đãi hơn.

Hệ số thu nợ của ngân hàng tuy không ổn định nhưng vẫn đạt được ở mức tương đối cao. Điều này cho thấy kết quả thu nợ của ngân hàng qua các năm vẫn được thực hiện tốt. Đây chính là thành quả của quá trình giám sát, theo dõi đôn đốc doanh nghiệp trả nợ đúng hạn của cán bộ tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng.

4.3.5 Nợ xấu doanh nghiệp/Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tập trung nhất về hiệu quả cho vay cũng như đo lường rủi ro trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp, chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

Mục tiêu đã đề ra trong định hướng hoạt động tín dụng năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long là tỷ nợ xấu doanh nghiệp phải dưới 1%. So với mục tiêu này, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 luôn thấp hơn chỉ tiêu đã đề ra.

Từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ cho vay doanh nghiệp không ngừng tăng lên, nợ xấu cao nhất năm 2011 nhưng giảm mạnh các năm sau đó. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả tích cực, rủi ro tín dụng mặc dù còn tiềm ẩn nhưng trong khả năng kiểm soát của ngân hàng. Tuy nhiên, không vì thế mà ngân hàng chủ quan trong việc quản lý nợ xấu, bởi lẽ qua các năm chỉ tiêu này có xu hướng gia tăng, nếu không được quản lý tốt thì rủi ro sẽ có khả năng tăng cao và vượt ra ngoài sự kiểm soát của ngân hàng.

Bảng 4.23 Kết quả nợ xấu doanh nghiệp trên dư nợ tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

72

Khoản mục Năm 6 tháng đầu năm

2011 2012 2013 2013 2014 1. Nợ xấu DN 10.023 820 820 820 820 Thương mại dịch vụ 7.654 663 653 610 645 Nông nghiệp 1.449 157 167 210 163 Xây dựng cơ bản 920 0 0 0 12 2. Dư nợ khách hàng DN 140.377 221.812 234.517 254.032 232.222 Thương mại dịch vụ 106.874 182.674 176.976 213.749 178.165 Nông nghiệp 18.657 23.854 22.867 25.810 23.066 Xây dựng cơ bản 14.846 15.284 34.674 14.473 30.991 3. Nợ xấu DN/dư nợ (%) 7,14 0,37 0,35 0,003 0,004 Thương mại dịch vụ 7,16 0,36 0,37 0,29 0,36 Nông nghiệp 7,77 0,66 0,73 0,81 0,71 Xây dựng cơ bản 6,20 0,00 0,00 0,00 0,04

Nguồn: Phòng tín dụng NHNN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Bảng 4.23 trình bày nợ xấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014, chỉ tiêu này cho biết trong một đồng tổng dư nợ theo ngành kinh tế thì có bao nhiêu đồng nợ xấu. Cụ thể:

Giai đoạn 3 năm 2011-2013: Nợ xấu doanh nghiệp năm 2011 tăng cao 7,14% cao hơn 2,3 lần quy định của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và ngân hàng Nhà nước là 3%, tuy nhiên dưới sự kiểm soát nợ xấu, ngân hàng đã tăng cường công tác xử lý, khoanh nợ, quyết liệt thu hồi nợ không làm nợ xấu phát sinh thêm mà là cho nợ xấu giảm mạnh dưới 3% nên nợ xấu doanh nghiệp năm 2012 và năm 2013 giảm còn 0,37% và 0,35% giảm mạnh và giảm gần 23 lần so với năm 2011. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014: nợ xấu doanh nghiệp giảm mạnh xuống mức 0,004% 6 tháng đầu năm 2014 và tăng 0,001% so với cùng kỳ 2013.

Năm 2012, 2013 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát dưới 0,4%. Có được kết quả này do ngân hàng đã đề ra các giải pháp hữu hiệu như đôn đốc, theo dõi, giám sát công tác thu nợ, bên cạnh đó trong công tác phát triển cho vay phải đảm bảo hiệu quả và chất lượng của khoản vay, ngân hàng triệt để thực hiện các giải pháp này nhằm hạn chế một cách tốt nhất tỷ lệ nợ xấu.

Tuy nhiên việc đánh giá nợ xấu trên phương diện tổng thể chỉ nói lên tình hình chung chứ chưa đánh giá cụ thể rủi ro trong hoạt động cho vay doanh

73

nghiệp ở từng ngành nghề vì nợ xấu ở các ngành nghề khác nhau là không giống nhau. Việc đánh giá tỷ lệ nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh sẽ phần nào phản ánh được hoạt động cho vay doanh nghiệp thuộc ngành nào có rủi ro cao nhất.

Nợ xấu các ngành đều được kéo giảm xuống dưới 1% từ năm 2012 đến 2013. Nhưng đáng nói là nợ xấu doanh nghiệp ngành xây dựng cơ bản từ 6,20% năm 2011 xuống 0% năm 2012 và 2013 cho thấy ngân hàng đã thận trọng trong việc cho vay ngành này để không phát sinh nợ xấu, đây là đều đáng mừng. Có thể nói hai năm 2012, 2013 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu ngân hàng ngành xây dựng cơ bản được kiểm soát tốt nằm trong ngưỡng an toàn và gần như không phát sinh thêm các khoản nợ xấu nào. Cho thấy ngân hàng đã làm tốt công tác chọn lọc khách hàng trước khi cho vay và giám sát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn cho đến khi trả nợ.

Thương mại dịch vụ, nông nghiệp là ngành có nợ xấu giảm xuống mức 1% nhưng vẫn có dấu hiệu tăng trở lại cho thấy rủi ro trong cho vay doanh nghiệp hai ngành này cũng từng bước gia tăng nhưng không cao. Như vậy, cho vay thương mại-dịch vụ, nông nghiệp tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay và cần giám sát chặt chẽ khách hàng hơn cho đến khi thu hồi dược nợ. Bên cạnh việc cho vay ngân hàng cần chú tâm hơn đến công tác thu hồi nợ của ngành này, tăng cường kiểm soát tỷ lệ nợ xấu của ngành để kiểm soát rủi ro cho ngân hàng.

Tóm lại, nợ xấu doanh nghiệp tại chi nhánh có nhiều biến động nhưng không cao, dưới 1%, đây là điều tốt trong công tác cho vay của ngân hàng. Chứng tỏ trong thời gian này ngân hàng đã kiểm soát tốt các khoản đầu tư từ việc thẩm định trước khi vay, giám sát trong quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như làm tốt công tác thu nợ.

CHƯƠNG 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

74

5.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG

5.1.1 Kết quả đạt được

Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long đã và đang không ngừng nỗ lực hết mình trong công tác cấp tín dụng nói chung, cho vay doanh nghiệp nói riêng và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.

Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; Nghị quyết của Hội đồng quản trị ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ban Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long đã kịp thời triển khai đến các cán bộ tín dụng trong toàn chi nhánh để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác này; trong đó việc tăng trưởng tín dụng phải trên cơ sở thực hiện "tín dụng có chọn lọc" cả về khách hàng lẫn đối tượng đầu tư, thể loại tín dụng. Từ đó ngân hàng đã chủ động ưu tiên bố trí vốn cho các doanh nghiệp có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là thực hiện tốt sự chỉ đạo của cấp trên trong cho vay doanh nghiệp thu mua lương thực, cá tra, cá basa; doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; cho vay các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, gạch, gốm.

Về công tác chỉ đạo, điều hành, ngân hàng luôn bám sát định hướng, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, đồng thời dự đoán đúng tình hình nên đã tận dụng được thời cơ trong cho vay nói chung, cho vay doanh nghiệp nói riêng, nắm bắt kịp thời diễn biến lãi suất, biện pháp ưu đãi của các tổ chức tín dụng khác để từ đó có chỉ đạo đúng lúc, có hiệu quả.

Để khắc phục rủi ro lãi suất, các chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp thành phố, từ đó lãi suất cho vay được điều chỉnh kịp thời. Trên cơ sở đó đã thu hút và giữ chân được các khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng.

Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngay từ đầu, các chi nhánh đã xem khâu thẩm định phương án sản xuất kinh doanh (kiểm tra trước), cùng với việc thường xuyên kiểm tra trong và sau khi cho vay là điều kiện hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh rủi ro do chủ quan. Xuất phát từ quá trình trên, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long đã đánh giá kịp thời, đầy đủ, chính xác công tác tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng để chủ động quản trị rủi ro, bố trí lại cán bộ tín dụng.

75

Từ khi áp dụng đến nay, chương trình IPCAS đã phát huy được hiệu quả, giúp cán bộ tín dụng xử lý nhanh hơn các thủ tục trong quy trình tín dụng nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, hầu hết các giấy tờ, biểu mẫu đều được in sẵn, không phải viết tay nhằm đơn giản cho khách hàng khi thực hiện thủ tục vay vốn.

Công tác thi đua trong hoạt động tín dụng được tổ chức thường xuyên, sáng tạo, có trọng tâm nên hoạt động này ngày càng đi vào chiều sâu. Từ đó khiến cán bộ tín dụng tại ngân hàng luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ.

5.1.2 Hạn chế

Bên cạnh các thành tích trên, hoạt động cho vay doanh nghiệp còn một số hạn chế sau:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ doanh nghiệp tuy có đạt yêu cầu năm sau cao hơn năm trước khoảng 10%, dư nợ trung dài hạn chiếm trên 20% trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh có thấp so với chỉ tiêu đã đặt ra, song chất lượng tín dụng ở một vài phòng giao dịch trực thuộc cải thiện còn chậm như phòng giao dịch Mỹ Thuận nợ xấu chiếm 0,75% trên tổng dư nợ.

Trình độ cán bộ tín dụng đã được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều bất cập còn một số cán bộ chậm nâng cao trình độ tính đến tháng 6 năm 2014 chỉ có 1 cán bộ tự học cao học, 3 cán bộ tự túc học đại học (trình độ cao đẳng còn 12 người) dẫn đến khả năng thẩm định món vay lớn của cán bộ tín dụng chưa cao, một bộ phận lại thiếu nghiên cứu các văn bản, chế độ của Ngành dẫn đến thiếu nhanh nhạy trong xử lý tình huống ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng và sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

Các doanh nghiệp vay vốn hoạt động trên nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau, có những ngành nghề cán bộ tín dụng chưa thật sự am hiểu nên ít nhiều gây khó khăn trong việc thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, để xác định khả năng tài chính của khách hàng là doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nếu báo cáo này thiếu trung thực thì sẽ đưa đến nhận xét sai lệch so với thực tế.

Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, nhưng tài sản bảo đảm thông thường không đầy đủ về giấy tờ quyền sở hữu, hệ thống thông tin cập nhật không thường xuyên, do đó hạn chế khả năng đánh giá doanh nghiệp của cán bộ tín dụng để mạnh dạng đề xuất cho vay.

76

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG

Trên cơ sở các nguyên nhân tồn tại trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông chi nhánh thành phố Vĩnh Long, đề tài đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng.

5.2.1 Về công tác huy động vốn

Do các ngân hàng thương mại trên địa bàn cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn nên trong thời gian tới ngân hàng cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động huy động vốn, duy trì mối quan hệ thân thiết để giữ chân khách hàng và huy động thêm khi họ có nguồn tài chính mới, thường xuyên nắm bắt tình hình địa bàn nếu khách hàng có thu nhập bất thường từ việc giải tỏa đền bù đất hay bán đất, để nâng cao công tác huy động vốn cho ngân hàng. Khách hàng gửi tiền của ngân hàng chủ yếu là dân cư thường chọn hình thức gửi tiết kiệm. Họ lựa chọn ngân hàng để gửi tiền vì ngân hàng có uy tín và thương hiệu khá lâu trên địa bàn so với các ngân hàng khác. Chính vì thế ngân hàng cần tiếp tục duy trì và khai thác những khách hàng truyền thống này bằng những chương trình huy động dự thưởng, đối với những khách hàng gửi tiền với giá trị lớn thì tặng thưởng bằng quà hay ưu đãi sử dụng dịch vụ của ngân hàng, thường kỳ tổ chức các buổi lễ để tri ân khách hàng, qua đó sẽ tạo được niềm tin trong khách hàng, làm họ tiếp tục gắn bó với ngân hàng và thu

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 84)