Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 44 - 54)

VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Để hoạt động kinh doanh thông suốt và mang lại hiệu quả thì nguồn vốn, nhất là vốn huy động là một yếu tố rất quan trọng nếu không muốn nói là quyết định đối với hoạt động ngân hàng. Nguồn vốn mạnh và ổn định sẽ giúp tăng sức cạnh tranh, tạo thế đứng vững chắc cho ngân hàng.

Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ vốn huy động. Trong 3 năm 2011-2013, kinh tế tỉnh Vĩnh Long nói chung và thành phố nói riêng có sự tăng trưởng nhanh tạo điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn của chi nhánh thể hiện qua bảng số liệu sau:

31

Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % TG không kỳ hạn 145.418 166.448 88.192 21.030 14,46 -78.256 -47,02 TGCKH dưới 12 tháng 389.324 369.452 489.211 -19.872 -5,10 119.759 32,42 TGCKH trên 12 tháng 9.258 97.251 134.711 87.993 950,45 37.460 38,52 Tổng vốn huy động 544.000 633.151 712.114 89.151 16,39 78.963 12,47

32

Bảng 3.3 cho thấy tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013. Trong cơ cấu tiền gửi theo loại kỳ hạn thì tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng chủ yếu vì mục đích của người gửi tiền là để nhận lãi. Tiền gửi không kỳ hạn được các doanh nghiệp, công ty sử dụng để hổ trợ thanh toán trong việc kinh doanh nên phần này chỉ chiếm tỷ trọng tương đối. Trong giai đoạn 2011 - 2013, vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng từ 544.000 triệu đồng năm 2011 tăng lên 712.114 triệu đồng năm 2013 đây là kết quả tốt trong công tác huy động vốn của ngân hàng trong điều kiện lãi suất huy động ngày càng giảm. Ngành ngân hàng đã dần phục hồi sau những khó khăn của nền kinh tế trong khu vực và thành phố, đồng thời công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn.

Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn là loại hình tiền gửi được khách hàng sử dụng với mục tiêu thanh toán chủ yếu chứ không vì mục tiêu sinh lãi. Khoản mục này có xu hướng tăng giảm không điều qua các năm. Năm 2012, tăng trưởng với tốc độ tăng 14,46% so với năm 2011, năm 2013 giảm mạnh với tốc độ giảm 47,02% so với năm 2012. Tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh ở năm 2012 do kinh tế thành phố trong thời gian này phát triển tốt kéo theo số lượng doanh nghiệp đi vào hoạt động trên địa bàn ngày càng nhiều nên nhu cầu giao dịch, thanh toán và sử dụng dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng. Tình hình kinh tế ổn định nhưng năm 2013 khoản mục này giảm mạnh do lãi suất giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn, cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn như: phát hành thẻ ATM miễn phí, có nhiều chương trình khuyến mãi đối với chủ thẻ mới phát hành nên làm giảm khoản mục này.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: trong cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn gửi, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao khoảng 71%. Đây là nguồn vốn quan trọng để cho vay ngắn hạn - hoạt động chiếm hơn 75% tổng dư nợ cho vay. Qua năm 2012 lượng tiền gửi này giảm 5,10% so với năm 2011, đến năm 2013 tăng lên 119.759 triệu đồng tăng 32,42% so với năm 2012. Để có được kết quả như thế, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long đã có những chính sách phù hợp với thị hiếu người gửi nên huy động được một nguồn vốn lớn. Bên cạnh đó, khách hàng cũng nhận ra được ưu điểm của loại tiền gửi này là lãi suất cao, có những loại hình sản phẩm tiết kiệm thích hợp với nhu cầu của họ nên lượng khách hàng tham gia gửi tiền loại kỳ hạn này tăng khá cao và luôn chiếm tỷ trọng lớn.

33

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, đây là nguồn vốn mà ngân hàng cần có biện pháp tăng cường hơn nữa. Đặc điểm của loại tiền gửi này là do có kỳ hạn dài nên sẽ tạo cho ngân hàng nguồn vốn tương đối ổn định, giúp ngân hàng thuận tiện hơn trong việc sử dụng vốn, đáp ứng cho nhu cầu vốn vay trung, dài hạn của khách hàng vay. Thế nhưng loại tiền này rất khó huy động, chủ yếu do nền kinh tế còn biến động phức tạp, lạm phát đã và đang phát sinh, đồng tiền mất giá gây bất lợi cho người gửi tiền có kỳ hạn dài. Tuy nhiên trong thời gian qua ngân hàng đã có sự tăng trưởng vượt bật về khoảng mục này năm 2012 tăng 950,45% và đạt 97.251 triệu đồng so với năm 2011, và tiếp tục năm 2013 tăng lên 38,52% so với năm 2012. Trong giai đoạn này lãi suất năm sau thấp hơn năm trước để tránh tình trạng lãi suất xuống thấp khách hàng chủ động gửi kỳ hạn dài hơn nên làm cho lượng tiền này tăng lên.

Bảng 3.4: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 2014 2014/2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

TG không kỳ hạn 86.638 106.356 19.718 22,76

TGCKH dưới 12 tháng 395.992 425.357 29.365 7,42 TGCKH trên 12 tháng 175.565 172.762 -2.803 -1,60 Tổng vốn huy động 658.195 704.475 46.280 7,03

Nguồn: Phòng tín dụng NHNN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long 6 tháng đầu năm 2013,2014

Bảng 3.4 trình bài tình hình huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 lãi suất huy động giảm mạnh do thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 có hiệu lực. Nhưng lượng tiền gửi không giảm mà lại tăng, cụ thể:

Tiền gửi không kỳ hạn: Loại này rất có ý nghĩa đối với ngân hàng trong giai đoạn này vì đây là nguồn vốn đem lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận do lãi suất của nó thấp. Còn đối với khách hàng, lựa chọn gửi tiền không kỳ hạn nhằm sử dụng những tiện ích của ngân hàng trong thanh toán. Lượng tiền gửi này tăng 22,76%, tương ứng tăng 19.718 triệu đồng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013. Do đó, ngân hàng cần khai thác triệt để nguồn vốn này từ các tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế trên địa bàn để mang lại lợi nhuận cao cho

34

ngân hàng trong thời gian tới. Khoản tiền này tăng cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng ngày càng tăng, do tình hình kinh tế ổn định các tổ chức cá nhân kinh doanh có hiệu quả hơn.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: Khoản mục này tăng mặc dù lãi suất giảm 3% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013. Trong khi vàng, ngoại tệ ổn định, kinh tế đần phục hồi sau nhiều biến động, đầu tư vào vàng, ngoại tệ lúc này không có lợi nhuận mà có thể lỗ do vàng, ngoại tệ có xu hướng giảm giá. Lượng tiền 6 tháng đầu năm 2014 tăng nhẹ 7,42% tương ứng tăng 29.365 triệu đồng so với cùng kỳ. Trong giai đoạn này ngân hàng tích cực huy động tiền gửi từ dân cư nhất là các hộ nhận tiền giải tỏa đền bù xây bờ kè sông Tiền, các tuyến đường mới mở trong nội ô thành phố khi mà người dân chưa có nhu cầu về vốn. Gửi tiền có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn là kênh đầu tư an toàn nhất vì lãi suất tiền gửi dài hạn cũng không chênh lệch nhiều, mặc khác khi gửi kỳ hạn này khách hàng linh hoạt hơn, dễ dàng rút vốn khi có biến động của thị trường khi lãi suất tăng lênh chẵn hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: thời gian này lãi suất đã theo đúng nghĩa của nó, thời hạn càng dày thì lãi suất càng cao nhưng lãi suất không chênh nhau mấy so với loại tiền gửi dưới 12 tháng. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2014 lượng tiền này giảm 1,60% tức giảm 2.803 triệu đồng so với 2013, cho thấy người gửi tiền ngày càng thông minh trong việc chọn kỳ hạn hợp lý để hưởng lãi ngân hàng nếu không muốn mạo hiểm đầu tư trong khi tình hình kinh tế thế giới biến động như hiện nay. Nếu gửi kỳ hạn dài thì khó rút vốn khi có biến động lãi suất tăng, hoặc khi có nhu cầu cần tiền để phục vụ mua sắm, tiêu dùng.

Tóm lại, tình hình huy động vốn của ngân hàng năm sau cao hơn năm trước và kỳ này cao hơn kỳ trước. Đạt được những thành tựu trên cho thấy ngân hàng đã chủ động trong công tác huy động vốn, áp dụng nhiều chính sách tiền gửi linh hoạt khác nhau để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong cùng địa bàn.

35

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Nếu nói nghiệp vụ huy động vốn là khởi đầu của ngân hàng thì nghiệp vụ tín dụng nói chung là điểm kết cho đồng vốn huy động được. Ngân hàng phải có một nguồn vốn đủ lớn để đảm bảo cho những người có nhu cầu vay vốn rằng ngân hàng có thể đáp ứng các yêu cầu tín dụng của họ ngay cả trong điều kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn. Thực chất nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau và luôn bổ sung cho nhau trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng không chỉ huy động thật nhiều vốn mà còn phải chú ý đầu tư và cho vay có hiệu quả, nếu không thì nguồn vốn sẽ bị ứ đọng, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Trong giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014, với quyết tâm cao, luôn bám sát định hướng phát triển của thành phố, chủ động trong việc bố trí vốn đầu tư, hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long đã đạt được một số thành quả khả quan.

Trong thời gian qua tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố diễn biến hết sức phức tạp, gây khó khăn rất lớn cho các thành phần kinh tế, thế nhưng các chỉ số doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều có xu hướng tăng, riêng nợ xấu có xu hướng giảm mạnh. Điều này phản ánh hoạt động của ngân hàng đang trên đà phát triển cùng với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng cùng hoạt động trên cùng địa bàn ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long đã sử dụng vốn hợp lý, bố trí nhân sự hiệu quả, đúng người đúng việc. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có những chính sách khen thưởng cho các cán bộ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ nhân viên chưa hoàn thành công việc được giao. Từ các biện pháp trên, ngân hàng đã tạo động lực mạnh mẽ cho nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình, góp phần làm cho hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng ngày càng phát triển. Cụ thể qua bảng sau:

36

Bảng 4.1: Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng NN&PTNT chi nhành thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 6 tháng đầu năm

2011 2012 2013 2013 2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 510.834 100 676.689 100 875.294 100 382.951 100 396.387 100 + Trong đó doanh nghiệp 299.180 58,57 355.329 52,51 457.093 52,22 193.378 50,50 209.458 52,84 Doanh số thu nợ 542.982 100 599.158 100 807.195 100 344.782 100 416.233 100 + Trong đó doanh nghiệp 316.490 58,29 273.893 45,71 444.388 55,05 161.158 46,74 211.702 50,86 Tổng dư nợ 376.518 100 454.048 100 522.147 100 492.217 100 502.300 100 + Trong đó doanh nghiệp 140.377 37,28 221.812 48,85 234.517 44,91 254.032 51,61 232.222 46,23 Nợ xấu 13.383 100 3.043 100 2.274 100 2.448 100 2.294 100 + Trong đó doanh nghiệp 10.023 74,89 820 26,95 820 36,06 820 33,50 820 35,75 Nợ xấu/Tổng dư nợ 3,55 - 0,67 - 0,44 - 0,50 - 0,46 -

37

Bảng 4.1 thể hiện tỷ lệ cho vay doanh nghiệp trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của doanh nghiệp tăng giảm không đều qua từng năm , cụ thể như sau:

Doanh số cho vay: doanh số cho vay các năm 2011, 2012, 2013 có sự tăng trưởng từ 510.834 triệu đồng năm 2011 lên 676.689 triệu đồng năm 2012 với tỷ lệ tăng 32,47%. Đến năm 2013, khoản mục này tăng lên 875.294 triệu đồng tăng 29,35% so với năm trước. Như vậy ngân hàng đã thực hiện tốt công tác trung gian tín dụng của mình trong điều kiện kinh tế thành phố phát triển ổn định.

Theo xu hướng chung của toàn tỉnh thì doanhh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013 đạt 13.436 triệu đồng, tương ứng 396.387 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong điều kiện kinh tế thành phố ngày càng phát triển ổn định, giá cả nguyên nhiên vật liệu ít biến động làm cho tình hình đầu tư của các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế trên địa bàn gia tăng làm cho chỉ tiêu này tăng trong thời gian này.

Doanh số cho vay doanh nghiệp cũng có sự tăng trưởng và chiếm tỷ trọng hơn 1/2 tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Trong giai đoạn 2011-2013, doanh số cho vay doanh nghiệp tăng về số tiền cho vay trong giai đoạn này từ 299.180 triệu đồng 2011, lên 457.093 triệu đồng năm 2013 nhưng giảm về mặc tỷ trọng cho vay doanh nghiệp trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Từ 58,57% năm 2011 xuống còn 52,51% năm 2012 và 52,22% năm 2013. Do để đảm bảo an toàn cho khoản vay không phát sinh thêm nợ xấu trong giai đoạn này ngân hàng thắt chặt khâu thẩm định tín dụng, cho vay có chọn lọc đối với các doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, những khách hàng có quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng hay những doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực được sự hỗ trợ theo chỉ đạo của tỉnh như kinh doanh lúa gao, sản xuất gốm. Dù nhu cầu vốn của

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)