Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 27)

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 được cung cấp từ phòng tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long. Đồng thời đề tài cũng thu thập thêm số liệu từ các tài liệu có liên quan đến hoạt động cho vay tại ngân hàng.

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1 và 2: sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối; đồng thời tính tỷ trọng từng khoản mục nghiên cứu để thấy được tình hình thay đổi, biến động giữa các năm.

Mục tiêu 3: sử dụng phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng của Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long.

Mục tiêu 4: tổng hợp các kết quả phân tích từ các phân tích ở mục tiêu 1, 2 và 3 để thấy được những tồn tại và nguyên nhân của nó, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônchi nhánh thành phố Vĩnh Long.

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu để xem xét kết quả biến động của các chỉ tiêu lựa chọn nhằm phục vụ công tác phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng.

Y = Y1 - Y0

Trong đó:

Y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Y1: chỉ tiêu năm sau.

Y0: chỉ tiêu năm trước.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này

14

được sử dụng để xem xét so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các năm.

Y = Y1 : Y0

Trong đó:

Y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Y1: chỉ tiêu năm sau.

Y0: chỉ tiêu năm trước.

%Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tảđược sử dụng để mô tả dữ liệu bao gồm nhiều công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu. Đề tài lựa chọn biểu diễn dữ liệu bằng các biểu đồ hình, bằng các bảng số liệu nhằm mục đích tóm tắt dữ liệu, mô tả và so sánh dữ liệu.

Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng.

Phương pháp xác định giá trị bình quân của một chỉ tiêu: được sử dụng để xử lý số liệu mang tính thời điểm. Được áp dụng để tính toán trong chỉ tiêu dư nợ bình quân-một trong các thành phần để xác định được chỉ số vòng quay vốn tín dụng, nhằm phục vụ công tác đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng

Y = (Y1 + Y0)/2

Trong đó:

Y: Giá trị bình quân của chỉ tiêu kinh tế.

Y0: Giá trị thời điểm của chỉ tiêu kinh tế đầu kỳ xác định. Y1: Giá trị thời điểm của chỉ tiêu kinh tế cuối kỳ xác định.

2.4 KHUNG PHÂN TÍCH

Đề tài phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long thực hiện để đánh giá kết quả cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

15

Hình 2.1: Sơ đồ phân tích

Khảo cứu cơ sở lý thuyết bao gồm lý thuyết thuần và các nghiên cứu trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng các loại dữ liệu thứ cấp là những báo cáo tài chính của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long trong các năm 2012,2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014.

Sử dụng những phương pháp: thống kê, phân tích và so sánh số liệu, dữ liệu thu thập được.

Ý tưởng hình thành đề tài: Phân tích kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tai ngân hàng NN&PTNT chi nhánh TP

Vĩnh Long

Khảo cứu lý thuyết

Thu thập dữ liệu

Xử lý, phân tích số liệu

Kết quả

- Lý thuyết thuần

- Các nghiên cứu trước về cho vay, chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay.

Sử dụng các dữ liệu thứ cấp: - Báo cáo tài chính giai đoạn

2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. - Các bài viết về lĩnh vực ngân hàng, chính sách vĩ mô của Nhà nước. - Tổng hợp, thống kê theo từng nhóm dữ liệu.

- Phân tích dữ liệu theo những mục tiêu đã đề ra. Tổng kết kết quả nghiên cứu, đưa ra kiến nghị

16

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG

3.1 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG NN&PTNN CHI NHÁNH TP VĨNH LONG 3.1.1 Lịch sử hình thành

- Chi nhánh NHNN&PTNT TP Vĩnh Long chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Vĩnh Long.

- Trụ sở đặt tại số 14, đường Hùng Vương, Phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

- Thành lập theo quyết định số 14/QĐNH-TCCB ngày 01/05/1995 với tên gọi ban đầu là: NHNN&PTNT chi nhánh Long Châu.

- Từ tháng 10/2002 được đổi tên thành: NHNN&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long theo quyết định 170/QĐHĐQT ngày 13/08/2002 của Chủ Tịch Hội đồng Quản Trị.

- Ngày 30/04/2009 khi Thị xã Vĩnh Long được nâng lên thành phố Vĩnh Long trực thuộc tỉnh Vĩnh Long thì NHNN&PTNT chi nhánh Thị xã Vĩnh Long cũng đổi thành NHNN & PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long.

- Chi nhánh NHNN&PTNT TP Vĩnh Long có: + Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.

+ Con dấu riêng, có mã hiệu Ngân hàng trong hệ thống thanh toán. + Bảng cân đối kế toán theo qui định pháp luật Việt Nam.

+ Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước do Chi nhánh NHNN&PTNT TP Vĩnh Long quản lý.

+ Tổ chức hoạt động theo quy chế của NHNN&PTNT Việt Nam với nhiệm vụ huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ dân cư, cho vay vốn các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hộ sản xuất, thương nghiệp, dịch vụ, thu, chi tiền mặt và các nhiệm vụ khác do Giám đốc NHNN&PTNT tỉnh Vĩnh Long giao.

3.1.2 Những lĩnh vực hoạt động chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long

- Mở tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước tiền gửi khách hàng được bảo hiểm đầy đủ theo quy định của nhà nước.

17

- Mua - bán ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Sport), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward), và quyền chọn tiền tệ ( Currency Option). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thanh toán thẻ trong nước và quốc tế.

- Chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn và các hình thức thanh toán bằng L/C.

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

- Thanh toán quốc tế.

- Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu. - Cho vay sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

- Cho vay ngắn hạn, trung - dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay theo hình thức thấu chi, theo hạn mức tín dụng và cho vay đồng tài trợ.

- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay các dự án đầu tư phát triển sản xuất theo chỉ định của chính phủ với lãi suất thấp.

- Tư vấn đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán.

- Các dịch vụ đa dạng về địa ốc, Home Banking, Telephone Bangking và

các dịch vụ khác.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Ngân hàng

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

- Tổng số nhân viên của Ngân hàng là 55 người. - Về trình độ chuyên môn có:

+ Thạc sĩ: 01 người + Đại học: 30 người + Cao đẳng: 12 người + Trung học: 02 người

+ Sơ học, nghiệp vụ khác hoặc chưa qua đào tạo: 10 người - Ban Giám đốc có 03 người.

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ - Hành chánh có 19 người. Phụ trách phòng gồm 01 trưởng phòng phụ trách chung và 01 phó phòng. Phụ trách phòng có nhiệm vụ duyệt các khoản thanh toán chuyển tiền đi của khách hàng, kiểm tra

18

kiểm soát chứng từ, duyệt các khoản thanh toán chi tiêu nội bộ khóa sổ quyết toán hằng ngày với Ngân hàng cấp trên. Phòng Kế toán - Ngân quỹ - Hành chánh chiếm vị trí trung tâm, làm nhiệm vụ kế toán thanh toán và theo dõi hoạt động phát sinh hằng ngày, kiểm tra chặt chẽ sự hoạt động của nguồn vốn, thu chi tiền mặt, bảo quản an toàn kho quỹ. Thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính hàng quý năm, quyết toán tài chính, quyết toán lương với Ngân hàng cấp trên.

+ Nhân viên kế toán: thực hiện các thủ tục thanh toán, thu nhận tiền gửi, thu thập thông tin phát sinh hằng ngày, thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị, thực hiện các khoản trích nộp Ngân hàng cấp trên.

+ Nhân viên ngân quỹ: Thực hiện nghiệp vụ thu chi đối với các khoản giao dịch lớn, phát vay, chi trả tiền gửi.

+ Nhân viên hành chánh: quản lý văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài sản trong đơn vị, nắm bắt thông tin về biến động thị trường, lãi suất.

- Phòng nghiệp vụ kinh doanh: 09 người.

Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và các nhân viên, là phòng quan trọng chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng và cũng là phòng quyết định kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Trực tiếp chỉ đạo, quản lý toàn bộ hoạt động của nghiệp vụ tín dụng, sản phẩm dịch vụ của hội sở và 02 phòng giao dịch. Thường xuyên kiểm tra công tác tín dụng, kịp thời phát hiện sai sót trong việc sử dụng vốn của khách hàng. Mỗi cán bộ tín dụng được phân công phụ trách khu vực trong thành phố, có thể 1 hoặc 2 phường xã, mỗi nhân viên phải đảm trách quản lý được cơ cấu tiền vay mà Ngân hàng đã quy định với từng loại khách hàng thông qua Ban Giám Đốc. Trong từng địa bàn quản lý, mỗi nhân viên sẽ thực hiện nghiệp vụ giải quyết cho vay đối với các thành phần kinh tế, thực hiện thẩm định các dự án kinh doanh và nghiên cứu các đơn xin vay để thông qua đó làm có sở cho Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ của mình nhằm tích lũy vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện nghiệp vụ giải ngân, thu nợ, thu lãi trong phạm vi định mức tồn quỹ cho phép đối với mỗi cán bộ tín dụng. Mỗi nhân viên tín dụng phụ trách địa bàn phối hợp cho vay với việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dịch vụ khác cho khách hàng trên địa bàn của mình.

- Mỗi kiểm tra viên chịu sự chỉ đạo của phòng kiểm tra kiểm soát của Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long và Ban Giám Đốc Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT thành phố Vĩnh Long, kiểm tra kiểm soát chứng từ kế toán, hồ sơ vay vốn, các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, lập báo

19

cáo hàng tháng, quý gửi Ngân hàng cấp trên theo quy định, tham gia vào việc xem xét giải quyết khiếu nại khiếu tố của công dân liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Chi nhánh có 02 phòng giao dịch trực thuộc: Phòng Giao Dịch Số 1 và Phòng Giao Dịch Mỹ Thuận.

( : Chỉ đạo về mặt nghiệp vụ )

Hình 3.1: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng

Nguồn Phòng tín dụng NHNN&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long năm 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3.2 Chức năng của Ngân hàng

Chi nhánh NHNN&PTNT TP Vĩnh Long hoạt động với chức năng một Ngân hàng Thương mại như sau:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của các thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực và dân cư trên địa bàn hoạt động.

- Phát hành các loại kỳ phiếu theo thời gian và lãi suất theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam.

- Cấp tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế bằng đồng Việt Nam.

- Nhận chuyển tiền nhanh đi các nơi trên toàn quốc.

- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền nhanh qua mạng internet.

3.1.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế Toán - Ngân Quỹ - Hành Chánh Kiểm tra viên Phòng Nghiệp vụ Kinh Doanh Phòng Giao Dịch Mỹ Thuận Phòng Giao Dịch Số 1

20

- Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu, chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương pháp phục vụ đời sống mang tính khả thi, khả năng tài chính của đối tượng xin vay vốn và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay.

- Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu xét thấy khách hàng không đủ điều kiện vay, các dự án, phương án vay không hiệu quả, không phù hợp với quy định pháp luật.

- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ vay của khách hàng, chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng gian lận, cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.

- Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

- Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu giữa Ngân hàng và khách hàng không có thỏa thuận gì khác ngoài hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình đối với Ngân hàng.

3.1.4 Quy trình cho vay đối doanh nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long và Phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Vĩnh Long

Bước 1: Tiếp xúc và tìm hiểu khách hàng. Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn.Giấy chứng nhận về tư cách pháp nhân hay thể nhân, đối với loại hình doanh nghiệp hồ sơ này bao gồm:

+ Hồ sơ pháp lý: Tùy theo loại hình doanh nghiệp, nếu thiết lập quan hệ tín dụng lần đầu phải gửi đến ngân hàng NN&PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long các giấy tờ sau:

 Quyết định thành lập doanh nghiệp

 Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân)  Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp  Biên bản góp vố, danh sách thành viên sáng lập

 Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) + Hồ sơ kinh tế:

 Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ

21 + Hồ sơ vay vốn:

 Giấy đề nghị vay vốn

 Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. + Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định

Bước 2: Điều tra thu nhập tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. Sau khi nhận được hồ sơ do khách hàng gửi, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn. Đây là thủ tục quan trọng nhất của quy trình bao gồm các nội dung sau:

+ Tìm hiểu trực tiếp

+ Điều tra thực tế tại địa hoạt động của doanh nghiệp

+ Nắm bắt những thông tin tổng hợp liên quan đến khoản vay, thông tin

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 27)