Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ, Nxb Trẻ, TpHCM, Tr 48.

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 29 - 31)

nhiều nơi ít, nhưng tựu trung gồm các chức vụ sau: Trưởng ban: phụ trách chung; Phó ban: giúp việc cho trưởng ban; Thư ký: lo việc sổ sách; Thủ quỹ: giữ ngân quỹ đình; Kiểm soát: theo dõi các hoạt động của ban.

.2.3. Chức năng văn hóa

Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả làng. Đỉnh cao của các hoạt động văn hóa ở đình làng là lễ hội. Làng vào hội cũng được gọi là vào đám, là các hoạt động có quy mô và gây ấn tượng nhất trong năm đối với dân làng. Hầu hết các lễ hội được diễn ra ở đình làng, gắn bó với đời sống của dân làng. Lễ hội bao gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Lễ là các hoạt động có tính nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng, hội là những hoạt động mang tính giải trí, gắn liền với thế tục, nghệ thuật, thể dục, thể thao.

Đình ở Nam Bộ thiên nhiều về phần lễ hơn phần hội. Trong những ngày tổ chức lễ hội, người dân trong làng tập trung tại ngôi đình và cùng tham gia vào các nghi lễ cúng tế. Hầu hết các nghi thức cúng tế thường khá phức tạp đòi hỏi việc tổ chức và tiến hành một các quy củ. Tựu chung, hằng năm các ngôi đình ở đây thường tổ chức các lễ chính sau:

- Nguyên đán: mồng một tháng giêng

- Khai hạ: mồng bảy thang giêng

- Thượng nguyên: rằm tháng giêng

- Kỳ Yên: ngày không nhất loạt

- Trung nguyên: rằm tháng bảy

- Thượng điền: ngày không nhất loạt

- Hạ nguyên: rằm tháng mười

- Đưa thần: 25 tháng chạp

- Rước thần: 30 tháng chạp

- Lễ vía các thần phối tự trong đình và giỗ cá người được thờ hậu: không phổ biến và người tổ chức lễ cũng tùy trường hợp cụ thể.

Tuy thiên về phần lễ nhiều, nhưng trong các dịp lễ hội ở đình Nam Bộ vẫn diễn ra các hoạt động mang “tính hội” được tiến hành lồng ghép vào các hoạt động trong phần lễ. Chẳng hạn, vào mùa lễ hội đình làng trở thành một “nhà hát của làng, thời xưa cũng như thời nay, nói đên lễ cầu an ở đình là nói đến hát bội. Trước đinh, dành một mặt bằng để xây cái “võ ca”, võ tức là vũ, theo nghĩa miếu vũ, kiểu nhà không có vách” hay “là sân vận động, ngày Kỳ Yên (cầu an) tổ chức đánh võ,

kéo dây để biểu dương sức mạnh của thanh niên ngày càng dồi dào, khi vào vận hội mới”30.

Như vậy những ngôi đình trong làng xã Nam Bộ vẫn đảm bảo thực hiện được các chức năng cơ bản của mình là chức năng tín ngưỡng, hành chính và văn hóa. Tuy nhiên, có thể thấy được rằng, ở từng chức năng cụ thể, ngôi đình ở Nam Bộ vẫn bộc lộ được những nét riêng so với đình làng ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, các chức năng này của đình được thực hiện theo những mức độ khác nhau do tác động từ nhiều yếu tố. Cho đến ngày nay, đình vẫn giữ được chức năng tín ngưỡng và văn hóa của mình, còn chức năng hành chính xưa đã được tập trung vào chính quyền địa phương. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của xã hội, ở nhiều nơi, chức năng tín ngưỡng và văn hóa của ngôi đình đang bị lãng quên và dần mai một khi người dân ngày càng chạy theo lối sống hiện đại, tập trung vào việc thỏa mãn đời sống vật chất hơn là đời sống tinh thần như trước. .3. Kiến trúc và bài trí

.3.1. Kiến trúc

Cũng như hầu hết các ngôi đình ở miền Bắc và miền Trung, ngôi đình ở Nam Bộ cũng được xây dựng tại những địa điểm có không gian đẹp và thích hợp với chức năng của nó. Thế nhưng do sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mà việc xây dựng những ngôi đình ở Nam Bộ thường ít chịu ảnh hưởng của thuật phong thủy. Người dân trong vùng Nam Bộ hay dựng đình cạnh bờ kinh rạch, nên đình ở đây thường hướng theo dòng chảy của các con kênh rạch đó. Thêm nữa người Nam Bộ coi trọng việc tránh hướng gió mùa và tránh mưa tạt nắng hắt vào bên trong đình nên nếu không theo hướng của kênh rạch thì đình thường được xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam thay vì hướng Nam như truyền thống31.

Nói đến kiến trúc cổ không thể nào không nói đến yếu tố cây xanh. Cây xanh được người ở Nam Bộ xưa xem là trọng điểm trong tổ chức cảnh quan môi trường của ngôi đình làng. Nó vừa đóng vai trò trang trí cho ngôi đình, vừa đóng vai trò tạo cho không gian đình một vẻ u tịch, và dường như muốn nhấn mạnh một điểm cơ bản là: xác nhận mảnh đất dựng đình là mảnh đất tốt ứng với đất thiêng, đất

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 29 - 31)