có tục tốt. Cũng trong ngày ấy xét sổ sách làng coi trong một năm ấy thâu nạp thuế khóa, tiêu dịch, lúa tiền thiếu thế nào, ruộng nương được mất thế nào trình bày tính toán công khai; rồi cử người chức sự làm việc làng và cũng bàn giao chức vụ trong ngày ấy”43. Như vậy lễ Kỳ yên tuy được gọi là lễ cúng thần, tức là dâng lễ vật để tỏ lòng thành kính đối với thần Thành Hoàng nhưng thực sự cũng có nguồn gốc là lễ nghi nông nghiệp. Xuân kỳ, còn gọi là xuân tự có ý nghĩa là lần dâng lễ vật đầu năm. Còn việc dâng lễ vật vào mùa hạ gọi là hạ dược thu kỳ, còn gọi là thu thường hay thu báo tức là dâng lễ cúng thần bằng những sản phẩm đã thu hoạch được, cúng vào mùa đông gọi là đông chưng, tức là dâng cúng những lễ vật đã thu hoạch được trong trọn năm.
Ngoài các ngay lễ nói trên, ở đình làng Nam Bộ còn tổ chức các lễ cúng tiên sư, tạp tế và giỗ hậu, giỗ các anh hùng lịch sử. Lễ cúng tiên sự theo cổ tục thường được tổ chức ở võ, một thứ nhà công cộng ở các ấp trong làng. Ở đây luôn có khánh thờ Tiên sư, tức là các bậc thầy ngày trước của hương chức, thầy của nghề hành chính. Lễ cúng Tiên sư ngày giờ không nhất luật, song thường thấy tổ chức vào mùa xuân hay mùa thu. Về sau, đầu thế kỷ XX, các võ bị mất dần nên nhiều làng thiết lập bàn thờ tiên sư ở nha việc hay đưa vào thờ ở nhà hậu trong đình. Hàng năm, Hương chức vẫn giữ cổ lệ cúng bái, song lễ này là lễ nhỏ, đôi khi chỉ là lễ riêng của Hương chức trong làng ấp mà thôi. Đến này một số làng vẫn còn võ và duy trì cúng tiên sư ở nhà võ này.
Ở đình Nam Bộ còn có một loạt các đối tượng thờ cúng khác. Trừ các nữ thần có lệ vía riêng còn đa phần thì khi cúng đình có bày biện lễ kiếng riêng mà không cử hành lễ. Lễ vía Bà Ngũ Hành Nương Nương, Chúa Xứ, và các nữ thần khác thường là phối tự: chúa Tiên, Chúa Ngọc, Cửu Thiên Huyền Nữ, Thiên Hậu,…mỗi đình có lệ riêng song thường phổ biến vào mùa xuân và mùa thu. Việc cúng miếu do các phụ nữ trong đình làng phụ trách.
Một số đình có thờ tự người hiến đất để xây đình, hay hiến ruộng đất để cho đình lấy huê lợi lo việc cúng tế. Những người này thường có lễ giỗ hằng năm gọi là giỗ hậu. Cũng có trường hợp họ mua hậu ở đình vì không có con cái thừa tự,
43 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Quyển IV, bản dịch của Lý Việt Dũng, nguồn: vanhoahoc.com, Tr.4 Tr.4
trường hợp này tương tự với việc giỗ kỵ các anh hùng, các nhân vật lịch sử được thờ trong đình, tức đối tượng này hàng nằm đều cúng tế theo hình thức giỗ kỵ. .5.2. Nghi thức cúng tế
Trong các dịp lễ hội, đình làng ở Nam Bộ thường tổ chức các nghi thức cúng tế khác nhau, nhằm thể hiện lòng tôn kính đối với các vị thần linh. Đối với các đình Nam Bộ “Đại lễ Kỳ yên thì tế các dịp khác thì cúng. Cúng lớn do ban tế tự đảm trách, cúng nhỏ do ông từ lo liệu”44.
Đối với việc cúng các ngày lễ trong năm, ông từ cúng vào các ngay sóc thường, tức là trừ ba ngày rằm lớn. Lễ vật chỉ là hoa, trái cây, trà bánh thậm chí một nải chuối là đủ. Giờ cúng vào lúc 6h giờ tối, nghi thức cúng đơn giản: đặt nải chuối lên dĩa chò ở bàn thờ thần rồi đốt 3 nén hương, lạy 4 lạy, vái ba vái. Ở các ban thờ khác chỉ cắm một nén nhang và vái ba vái. Ban tế tự đảm trách việc cúng các lễ khác. Lễ vật tùy theo từng nơi, song thịnh soạn hơn ở lệ sóc vọng thường, khai lễ đúng ngọ bằng một hồi chinh cổ. Ông chánh hội mặc lễ phục áo dài khăn đống làm lễ ở bàn thờ thần: dâng ba nén hương và lạy bốn lạy, bái ba bái, rồi lần lượt đến các bàn thờ khác: dâng một nén hương, bái ba bái. Ông ra không dâng hương các bàn thờ bên ngoài đình. Kế đó, các vị khác, rồi đến các người làm công quả đến lễ bái theo nghi thức như trước. Trong khi mọi người lễ thần, ông từ đứng bên bàn thờ thỉnh chuông. Lễ xong, ông đốt vàng mã, lửa cháy hết ông lại hóa: đổ một chung rượu vào nồi đốt vàng mã. Nếu đình có thờ Tiên sư ở nhà túc thì lễ này các chức việc ở thôn ấp đều đến dự. Còn các làng còn nhà võ thì lễ này cúng ở đó và tất nhiên là có mời các hội hương, hội quí tế và các chức việc các ấp khác đến dự. Do vậy, việc cúng Tiên sư ở nhà võ trong một làng thường không trùng ngày nhau mà có sự luân phiên để tiện việc bố trí thời gian cho giới thức thôn hương có thời gian đến dự.
Đại lễ Kỳ yên là lễ hội lớn nhất trong năm của các đình tại Nam Bộ. “Lễ Kỳ yên này có ba lễ chính: Túc yết, Đoàn cả và lễ Tiên hiền – Hậu hiền”45. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về các lễ này cũng những nghi thức kèm theo đó.
44 Viện nghiên cứu văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam – Phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh (2002), sđd, Tr. 88.45 Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường (1998), sđd, Tr. 163. 45 Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường (1998), sđd, Tr. 163.
Lễ Túc yết gọi tắt là lễ Yết, là lễ hương chức tụ họp lại để ra mắt thần: trình cáo với thần việc tổ chức lễ tại đình. Theo lệ xưa, chiều hôm ấy kẻ lớn người nhỏ đến nhóm tại đình suốt đêm trong lễ này. Nhiều đình có lệ cứ đến lúc nước sông lớn đầy đủ là cử hành lễ này. Điều này phù hợp với điều kiện của xứ có nhiều sông rạch, giao thông đường thủy là chủ yếu nên lúc nước sông lớn đầy thì người đến dự lễ đông đủ hơn. Ngày nay, do điều kiện sinh hoạt thay đổi nên nhiều đình chọn giờ cử hành lễ Túc yết vào buổi sáng. Khi sắp đến giờ hành lễ, các thành viên của ban tế tự mặc áo thụng xanh, khăn đóng, mang giày đứng ra sắp hàng hai bên võ ca cùng với ban nhạc lễ, các lễ sinh và đào thài trong tư thế sẵn sàng làm lễ. Xong đâu đấy, lễ sinh bắt đầu xướng các nghi thức tuần tự: củ soát lễ vật, tuần hương, tuần rượu thứ nhất, đọc văn tế, tuần rượu thứ hai, tuần rượu thứ ba, hiến quả phẩm (dâng trái cây), hiển bỉnh (dâng bánh), tuần trà, ẩm phước và hóa văn tế.
Lễ Đoàn cả (còn được ghi là Đại Đoàn) là lễ chính để tế thần. Nếu ở lễ Túc yết có mục đích nghênh thần thì ở lễ Đoàn cả lại nhằm tạ thần. Lễ này được tổ chức vào ngày thứ hai trong đại lễ Kỳ yên. Sắp đến giờ lễ, các thành viên thuộc ban tế lễ tự mặc áo thụng, đội khăn xếp, mang giày đứng sắp hàng ở hai bên võ ca. Xong đâu đấy ba hồi chiêng trống nổi lên và lễ sinh bắt đầu xướng các nghi thức tuần tự giống như các nghi lễ Túc yết. Chỉ khác một câu ở nghi ẩm phước: “Tạ thần cúc cung bái” thay vì “Nghinh thần cúc cung bái” ở lễ Túc yết.
Lễ Tiền hiền – Hậu hiền, đây là nghi lễ tế các vị tiền nhân đã có công lập làng, lập đình. Có đình tiến hành lễ này ngay sau khi lễ Đoàn cả chấm dứt, nhưng cũng có đình để sang ngày thứ ba mới tiến hành làm lễ tế Tiền hiền Hậu hiền. Trong lễ này, ban lễ tế cúng thực hiện một loạt các lễ nghi nhằm tạ ơn những vị đã đóng góp nhiều công lao cho làng xã mình.
Ngoài các nghi lễ trên, trong lễ Kỳ yên cũng tổ chức một số các nghi lễ khác như: tụng kinh cầu an, rước Tổ hát bội, thỉnh sắc và hồi sắc, lễ xây chầu, lễ đại bội, lễ tôn vương,…
Từ những ngày lễ hội và những nghi thức được tổ chức tại đình làng Nam Bộ, chúng ta có thể kết luận rằng: “Những yếu tố văn hóa truyền thống đậm màu sắc dân tộc vẫn đã góp phần tạo thêm sức sống và hương sắc của những người nông
dân trên vùng đất mới nơi đây. Dẫu rằng xu thế mỗi thời mỗi khác đi, nhưng “Nghe tiếng trống chầu cái đầu láng mướt” vẫn là tâm trạng có thật của nhiều người dân Nam Bộ trong những ngày lễ hội Kỳ Yên từ trước tới nay”46. Và những ngày lễ hội đó, vẫn sẽ là một điểm nhất cho sinh hoạt của những ngôi đình tại vùng đất này trong thời đại ngày nay.
.6. Giá trị của đình trong không gian văn hóa làng xã Nam Bộ
Xét trong không gian văn hóa làng xã Việt Nam nói chung và văn hóa làng xã Nam Bộ nói riêng, đình Nam Bộ là một bộ phận quan của di sản văn hóa, cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, “với người Nam Bộ đình không khác “vật thiêng”, có quyền lực mạnh mẽ vô song, không cưỡng lại được. Cho nên với tư cách là một biểu tượng văn hóa, đình làng từng thực hiện nhu cầu tinh thần gần như độc tôn gắn với đời sống xã hội (một dạng thiết chế văn hóa đã chức năng ở làng xã). Với tư cách là một hình thái tín ngưỡng dân gian, đình làng còn là “của ăn” nuôi dưỡng đời sống tâm linh, là bức tranh nhiều màu sắc tập hợp các hình thái tín ngưỡng cổ truyền của cư dân nông nghiệp. Đình có vai trò “trung tâm” tổ chức các hoạt động văn hóa hết sức cuốn hút, là nơi chủ yếu thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của người Việt lưu lạc một thời”47. Ngoài những “giá trị” nổi bật về mặt văn hóa, tín ngưỡng mà chúng tôi vừa dẫn ra từ quan điểm của nhà nghiên cứu Trần Ngọc Khánh, đình làng ở Nam Bộ còn là có giá trị quý giá về mặt vật chất thể hiện qua những kiến trúc mang đặc trưng của tính cách vùng miền. Và ngày nay, đình còn là một thực thể đóng một vai trò to lớn trong đời sống thực tại, đình cùng các lễ hội đình có chức năng giáo dục, truyền tải lòng yêu nước, sự tôn trọng và bảo vệ những giá trị văn hóa từ ngàn xưa của dân tộc đến với những tầng lớp khác nhau trong xã hội mà đặc biệt là lớp trẻ hôm nay.
Trước hết về mặt tinh thần, đình làng Nam Bộ với chức năng văn hóa, tín ngưỡng của mình sẽ trở thành một nơi để người ta gửi gắm những niềm tin của mình vào các đấng linh thiêng được thờ tự trong đình. Từ xa xưa đình đã trở thành