Theo chúng tôi nói đình có chức năng tín ngưỡng phù hợp hơn chức năng tôn giáo.

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 25 - 26)

thiêng”. Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...”22. Khi chúng ta hiểu khái niệm tín ngưỡng như trên và đưa nó vào một đối tượng cụ thể là ngôi đình, thì chúng ta có thể dễ dàng nhận định được chức năng tín ngưỡng của ngôi đình là gì. Đó chính là việc ngôi đình đáp ứng được nhu cầu thể hiện niềm tin vào “cái thiêng” của cộng đồng cư dân trong làng xã.

Ngày từ xa xưa, người Việt Nam đã thể hiện niềm tin của mình vào nhiều đối tượng “thiêng liêng” khác nhau, và đình làng đã trở thành một thiết chế cơ bản của làng xã để thỏa mãn niềm tin đó của dân làng. Đối với những cư dân trong làng xã Nam Bộ, như đã đề cập, đa phần họ có nguồn gốc từ các làng xã ở miền Trung tiến xuống phía Nam để khai khẩn đất hoang và thiết đặt làng xã tại một vùng đất mới. Hành trang văn hóa dân gian mà họ mang theo, trong đó có các tín ngưỡng dân gian, đã trở nên cần thiết đối với họ. Trong quá trình di cư vào Nam Bộ, họ phải trải qua muôn vàn những khó khăn, thử thách. Đầu tiên là một khoảng thời gian lênh đến trên biển cả, theo hướng gió mùa, để tiến vào miền đất hoang vu, hẻo lánh, nơi rừng hoang nước độc chất chứa biết bao nhiều là nguy hiểm đang rình rập. Dựa vào những câu ca dao của các lưu dân xưa chúng ta có thể thấy rất rõ được điều này:

- Đồng Nai xứ sở lạ lùng Dưới sông sấu lội, trên giồng cọp đua

- U Minh khốn khổ quá chừng Xuống sông sấu bắt, lên rừng cọp tha

- Chèo ghe sợ sấu cắn chân Xuống bưng sợ đĩa, lên rừng sợ ma

Chính những khó khăn, thử thách đó càng thôi thúc họ phải đặt niềm tin vào những đấng thiêng liêng, có khả năng nâng đỡ họ về mặt tinh thần. Ngoài các đối tượng “linh thiêng” mà những cư dân xưa đưa từ quê hương của họ vào, thì ngôi đình ở Nam Bộ còn là nơi để thờ tự nhiều vị thần khác. Đó có thể là các vị thần của

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 25 - 26)