Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2001) Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr 16.

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 26 - 27)

các cộng đồng người Khmer, Chăm, Hoa,…, là những vị thần mà họ mới thờ tự khi tiến vào phía Nam này,…Tất cả đã tạo nên những nét riêng trong tín ngưỡng của cư dân Nam Bộ, mà ngôi đình là nơi thể hiện những nét riêng đó.

Ngôi đình ở Nam Bộ với chức năng tín ngưỡng mạnh mẽ đã trở thành “nơi tập trung của mọi thần trong vùng, một thiện tượng hình như không có hoặc mờ nhạt ở miền Bắc”23. Cụ thể ra, những cư dân trong làng xã Nam Bộ đã “vượt qua nhận thức “Thành Hoàng là thần bảo vệ thành lũy, hào lũy” nguyên gốc từ Trung Quốc, hoặc “vị thần đại diện cho vua để bảo vệ toàn dân trong làng” mang tính chính thống và phổ biến cả nước, thần Thần Hoàng trong tâm thức người Việt ở Nam Bộ chủ yếu là “Thành Hoàng Bổn Cảnh” với nghĩa đó là “vị thần của cộng đồng dân cư” địa phương tại chỗ (không nhất thiết là một ngôi làng khép kín như ở miền Bắc), nó đồng hóa và gần gũi với anh linh những thế hệ đi trước có công lao mở đất, lập làng, dựng ấp (Tiền hiền khai khẩn) và có công trạng mở trường, lập chợ, đắp đường (Hậu hiền khai cơ) cũng như bao gồm cá hồn thiêng của anh hùng, liệt sĩ hóa thân cùng khí thiêng sông núi và cả các thần thánh thiêng liêng đang ngự trị tại vùng đất mới hoặc được mang từ vùng quê cũ ở miền Bắc, miền Trung…”24. Sự đa dạng và đa nguyên trong hệ thống đối tượng thờ tự của các ngôi đình ở Nam Bộ đã thể hiện nhiều yếu tố tín ngưỡng khác nhau của người Việt. Trong đó có những yếu tố tín ngưỡng truyền thống đã có từ hàng ngàn năm, cùng những yếu tố mới được tiếp thu hoặc sáng tạo trong quá trình khẩn hoang lập làng xã. Những điều đó tạo nên cho ngôi đình ở làng xã Nam Bộ một chức năng tín ngưỡng riêng và có nhiều điểm khác biệt so với các ngôi đình ở miền Trung và miền Bắc. Với vấn đề này, tác giả Trần Ngọc Khánh cũng nhận xét: “Với tư cách là một hình thái tín ngưỡng dân gian, đình làng còn là “của ăn” nuôi dưỡng đời sống tâm linh, là bức tranh nhiều màu sắc tập hợp các hình thái tín ngưỡng cổ truyền của cư dân nông nghiệp”25. Để làm rõ được sự đa dạng trong hệ thống thần linh mà đình

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 26 - 27)