Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường (1998), sđd, Tr 162.

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 42 - 44)

Đến ngày 30 tháng chạp, đình cũng tổ chức lễ Rước thần (cũng gọi là Rước Ông) để rước thần Thành Hoàng trở về đình, trước là dự hưởng lễ Nguyên đán và sau là để tiếp tục công việc coi sóc và bảo hộ cho dân làng trong năm mới.

Lễ Nguyên Đán tổ chức ở đình vào giờ giao thừa hay sáng mồng một Tết. Đến ngày mồng 7 làm lễ Khai hạ. “Xưa ngày này là lễ Hạ nêu và lễ Khai ấn (còn gọi Giở ấn: Hương chức làm việc trở lại), Hương chức làm lễ Khai hạ xong thì lấy cuốc bổ vài nhát tượng trưng cọi là động thổ cho dân theo đó mà khởi sự cày cấy trồng trọt. Lễ này ở các thôn làng gần miệt núi rừng gọi là lẽ Khai sơn/Mở cửa rừng. Lễ cúng ở nhà võ hoặc ở chỗ bình phong ông cọp trước sân đình. Đối tượng cúng là Thần Nông và Thần Hổ…”40. Lễ này bắt nguồn từ quan niệm cổ về sự sinh thành muôn loại và trờ đất: mồng một sinh ra giống gà, mồng hai sinh chó, mồng ba sinh heo, mồng bốn sinh dê, mồng năm sinh trâu, mồng sáu sinh ngựa, mồng bảy sinh người, mồng tám sinh ngũ cốc, mồng chính sinh trời, mồng mười sinh đất.

Lễ Tam nguyên (thường gọi là Tam ngươn) là lễ cúng vào ba ngày rằm lớn: tháng giêng, tháng bảy và tháng mười. Các lễ này vốn có nguồn gốc là lễ nghi nông nghiệp về sau được Phật giáo đồng hòa theo lệ sóc vọng hàng tháng. Xưa một tháng có hai tuần, ngày mồng một và ngày rằm (tức ngày sóc và ngày vọng) là hai ngày chủ nhật trong tháng, theo đó đây là ngày nghỉ ngơi, hội hè và lễ bái, cúng kiến. Ba ngày rằm lớn trong năm là Thượng nguyên (rằm tháng giêng) là ngày vía Thiên quan đại đế gọi là lễ thiên quan tứ phước để tạ ơn vị thần này đã làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt sau mùa gặt trước Tết Nguyên đán; Trung nguyên (rằm tháng bảy) là ngày vía Địa quan đại đế gọi là lễ Địa quan xá tội tức là vị thần coi về đất. Tháng bảy là thang trực phá, lại chịu ảnh hưởng lễ Vu lan xá tội vong nhân của Phật giáo nên lễ này lại biến thành lễ cúng vong hồn tổ tiên, cúng cô hồn theo nghĩa là tháng này cũng có thể phá được địa ngục; Hạ nguyên (rằm tháng mười) là vía Thủy quan đại đế gọi là lễ Thủy quan giải ách vồn là lễ cầu thần Thủy quan giải trừ tật bệnh. Lễ cúng Tam nguyên là một tập quán lâu đời, càng về sau càng có thêm ý nghĩa mới và cũng nhạt ý nghĩa cũ khi tập quán canh tác thay đổi41.

40 Viện nghiên cứu văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam – Phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh (2002), sđd, Tr. 86.41 Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường (1998), sđd, Tr. 163. 41 Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường (1998), sđd, Tr. 163.

Tứ thời tiết lạp là các lễ tiết trong năm bao gồm Nguyên đán, Hà thực (3-3 âm lịch), Thanh minh (tiết thanh minh trong khoảng tháng 3 âm lịch), Đoan ngọ (còn gọi là Đoan dương, ngày 5 tháng 5 âm lịch), Trung thu (rằm tháng tám), Trùng cửu (9-9 âm lịch), Trùng thập (10-10 âm lịch), Táo quân (23 tháng chạp), Trừ tịch (30 tháng chạp). Ở đình các lễ này đôi nơi có tổ chức theo lệ, nhưng không phải là lễ chính, lễ vật cúng đơn giản: thường là hoa trái, chè, xôi.

Các ngày lễ chính trong đình ở Nam Bộ là lễ Kỳ Yên, lễ Thượng điền và Hạ Điền. “Lễ Hạ điền là lễ tế thần vào đầu mùa mưa, còn lễ Thượng điền thì cử hành vào cuối mùa mưa (đây là hình thức biến dạng của lễ Xuân Tế và Thu Tế của đình, đền miền Bắc) là hai lễ chủ yếu trong năm của đa số ngôi đình tại Nam Bộ. Rồi cứ ba năm, người ta lại chọn một ngày Hạ điền hoặc Thượng điền để tiến hành làm Lễ Kỳ yên”

42. Nếu ngày Hạ điền được chọn thì gọi là lễ Hạ điền cầu bông (tức cầu mùa vụ bội thu), còn ngày Thượng điền được chọn thì gọi là Thượng điền chạp miếu (hay Thượng điền chạp miễu, tức tế lễ tạ ơn thần). Có một số ngôi đình trong năm tổ chức đủ cả ba ngày lễ Kỳ yên, Thượng điền và Hạ điền, lại có một số đình ở vùng phi nông nghiệp chỉ còn có một lễ Kỳ yên.

Lế Kỳ yên, tức cầu an, mỗi đình tổ chức vào một ngày khác nhau. Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức: “Cúng Kỳ Yên, mỗi làng có dựng một ngôi đình, ngày cúng tế phải chọn cho được ngày tốt, đến buổi chiều ngày ấy lớn nhỏ đều nhóm tại đình, họ ở lại suốt đêm ấy, gọi là túc yết. Sáng ngày mai học trò lễ mặc áo, mão, gióng trống khua chiêng làm lễ chánh tế, ngày sau nữa làm lễ dịch tế, gọi là đại đoàn, lễ xong lui về. Ngày giờ cúng tế tùy theo tục từng làng không đều nhau, hoặc lấy tháng giêng cầu phúc gọi là Tế xuân; hoặc lấy tháng 8, 9 báo ơn thần là Tế thu, hoặc lấy trong 3 tháng mùa đông là tế tròn năm thành công. Tế chưng, tế lạp chạp là đáp tạ ơn thần. Việc tế đều có chủ ý chung gọi là Kỳ yên. Ngoài tế phẩm ra có mổ trâu, bò, và ca hát hay không ấy là tùy lệ từng làng, việc ngồi có thứ tự đều nhượng cho vị hương quan ngồi trên, hoặc làng nào có học thức thì làm theo lễ Hương ẩm tửu, cùng giảng quốc luật và hương ước, ấy gọi là làng

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w