Trần Ngọc Thêm (chủ biên) (2013), sđd, Tr 217.

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 31 - 32)

lành. Chính vì thế cũng như ngôi đình ở các vùng khác, đình ở Nam Bộ cũng tạo được điểm nhấn qua việc trồng cây xanh trong khuôn viên của đình. Qua thực tế cho thấy, nếu như ở đình làng Bắc Bộ, các cây đa, cây gạo, cây si có tán rộng thường được trồng để nhằm làm cho kiến trúc hòa lẫn với thiên nhiên, thì ở Nam Bộ cây dương, cây sao, cây dầu với thân cao vút, dáng đẹp và tán gọn được sử dụng để tạo nên điểm nổi bật cho cảnh quan ngôi đình, cuốn hút sự chú ý của khách từ xa32.

Bố cục kiến trúc đình làng Nam Bộ rất đa dạng, thậm chí là có kiểu thức và quy mộ thật vô chừng vì đa phần đình cổ bị chiến tranh mưa gió phá hoại, rồi khi tái lập lại do điều kiện kinh tế hoặc làm sơ sài vì thôn làng không có tài lực đầy đủ; hoặc ngược lại, có tiền nhiều thì thích xây dựng hiện đại chạy theo thời thượng nên kiểu thức phá phách tân cổ Tàu Tây tạo nên những ngôi đình huê dạng, lòe loẹt. Đó là điều chẳng mấy may mắn cho kiến trúc đình làng tại đây. “Về tổng thể kiến trúc, thường chía làm ba phần chạy theo trục “thần đạo”: Võ ca – Võ qui – Chính điện. Đôi khi có thêm nhà trù (bếp), nhà Hội đồng,… (…) Về chi tiết kiến trúc, đình thường có mặt bằng hình vuông, mái “bánh ít” được chống đỡ bởi hệ cột “tứ trụ” ở giữa (cột cái), các cột con bao quanh. Hệ kèo được “gác” lên nhau bằng liên kết mộng, nối vào nhau bằng các thanh “trích” và các cột được kê khỏi mặt đất bằng tán đá…tất cả tạo thành hệ khung sườn “kể chuyền – đâm trích – cột kê” đặc trưng của kiến trúc cổ Nam Bộ”33. Cá biệt, có vài ngôi đình, chánh điện trở đòn dông dọc như nhà thờ Thiên Chúa giáo. Cũng có nơi dân đông, thay vì làm kiểu tứ trụ thì làm theo kiểu ba gian hai chái.

Ngôi đình ở Nam Bộ thường là một quần thể kiến trúc gỗ, gồm nhiều ngôi nhà vuông sát liền nhau theo kiểu sắp đọi và thường được xây dựng ở vị trí cao ráo. “Nhà vuông là một loại hình kiến trúc tôn giáo đặc trưng cho Nam Bộ. Loại nhà này có nóc rất ngắn so với chiều dài diềm mái và có bốn mái trải rộng ra bốn phía. Có ý kiến cho rằng những ngôi nhà vuông này là chịu ảnh hưởng của stupa (tháp) Phật giáo. Cũng có ý kiến cho rằng, người Việt khi vào khai phá đất Nam Bộ, đã dựng lên

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w