Hồ Tường (chủ biên) (2005), sđd, Tr 34 33 Phạm Anh Dũng (2013), sđd, Tr 22.

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 32 - 33)

các nhà vuông làm nơi sinh hoạt chung cho mỗi dòng họ, mỗi nhóm người cùng di cư vào vùng đất mới”34. Và đặc biệt, đình ở Nam Bộ có những ngôi nhà có chức năng riêng mà những ngôi đình ở miền Bắc và miền Trung không có. Nhà võ ca là một trong số đó. Xét về tổng thể, một ngôi đình ở Nam Bộ, lần lượt từ ngoài vào trong đại thể có các đơn nguyên kiến trúc sau:

Cổng đình có kiểu dạng không chừng. Cổng đẹp thì có trụ cột, trên có mái lợp ngói, hoặc trên có hai trụ đặt cặp lân bằng sành tráng men. Hình dáng của cổng đình đa phần bắt nguồn từ đất Bắc và phần nào chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, với ba cửa vào gồm cửa chính và tả, hữu xây liền nhau, cân xứng.

Bình phong nằm chính giữa phía trước sân đình. Bình phong đầy đủ thì giữa tấm bình phong xây gạch trát vữa hồ, chạy chỉ và hai bên là hai trụ (trụ trắp, trụ sen hay trên đầu trụ có gắn cặp lân sành). Bình phong ở Nam Bộ thường được gọi là “bình phong ông Hổ”, nhưng có thể đắp nổi (hoặc vẽ) ông chúa sơn lâm đứng bên gộp đá lởm chởm, có một cây cổ thụ gie cành phủ lá theo kiểu tranh phong cảnh sơn thủy, lại có lúc đó là con long mã trên lưng chở cái phù đồ và nhiều trường hợp lại vẽ đề tài long hổ hội (cọp dưới đất ngước lên và rồng bay ẩn trong mây nhìn xuống) để biểu thị âm dương hòa hợp. Cọp ở bình phong là cọp vàng (hoàng hổ) có ý nghĩa đó là ở giữa khuôn viên đình và hoàng hổ biểu thị cho vị chúa thể thuộc hành thổ đóng ở trung tâm theo quan niệm ngũ phương/ngũ hổ/ngũ đế tương ứng với ngũ sắc/ngũ hành. Bên cạnh đó cũng có nhiều đình đắp hình cá vượt vũ môn cho tấm bình phong ở phía trước đình.

Một điểm đáng chú ý ở đình Nam Bộ là bệ thờ Thần Nông hay còn gọi là là thần Xã Tắc. Bệ này được xây bằng gạch. Đây là một dạng thu gọn đàn xã tắc và đàn tiên nông ở kinh đô. Ở Nam Bộ, bệ thờ Thần Nông được gắn với mặt sau của bức tường bình phong. Ý nghĩa biểu tượng phối tự trên đây, vừa giữ nét truyền thống thờ Thần Nông vừa mang ý nghĩa mới, thờ thần Hổ.

Miếu thờ ở các đình Nam Bộ thường là một kiến trúc thờ tự nhỏ có mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh chừng một mét và cao hai mét, vách quây kín chung quanh, trên có lợp hai mái, rất hiếm khi miếu được xây cất lớn nằm hai bên chánh điện và

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w