Huỳnh Quốc Thắng (2003), Lễ hội dân gian ở Nam Bộ, Nxb Văn hóa thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội, Tr 65.

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 27 - 28)

65.

25 Trần Ngọc Khánh, “Đình làng Nam Bộ và các giải pháp tồn sinh trong quá trình đô thị hóa Sài Gòn – Thành phô Hồ Chí Minh”, nguồn: vanhoahoc.vn. Thành phô Hồ Chí Minh”, nguồn: vanhoahoc.vn.

Nam Bộ thờ tự, chúng tôi sẽ dành một phần sau để nói đến vấn đề này, qua đó làm rõ thêm về chức năng tín ngưỡng của ngôi đình

.2.2. Chức năng hành chính

Mặc dù trong làng xã Nam Bộ “chức năng thờ cúng đã hoàn toàn lấn át chức năng thế tục”26, nhưng trong một số giai đoạn nhất định, đình làng ở đây vẫn trở thành nơi giải quyết các công việc của cộng đồng làng xã. Do đặc thù tính cố kết cộng đồng trong làng xã Nam Bộ không cao nên việc quản lý và điều hành các công việc trong làng xã không được tập trung mạnh mẽ như ở miền Bắc. Tuy nhiên vẫn có những tổ chức nhất định nhằm tiến hành các công việc mang tính hành chính trong làng xã, và được diễn ra tại các ngôi đình.

Trong giai đoạn đầu, do phải tập trung vào việc khai hoang nên bộ máy chính quyền địa phương tại Nam Bộ còn khá đơn giản và còn nặng về tính tự trị, tự quản trong từng ấp, thôn, xã. Rất có khả năng khi đó đình làng đã trở thành một trung tâm giải quyết các công việc thường nhật trong làng xã như xét xử các vụ tranh chấp, phạt vạ, khao vọng, từ thu tô thuế đến việc bắt lính, bỏ các xuất phu đinh,… “Mãi đến đời Minh Mạng (1820 – 1840) triều đình mới tổ chức qui định biên chế chính quyền xã thôn cho thích hợp với điều kiện kinh tế văn hóa xã hội bấy giờ. Bản Minh Điều Hương Ước ban hành năm Tự Đức thứ năm (1852) là qui định hành chánh tóm tắt, mang tính tổng hợp có giá trị áp dụng cho toàn khu vực Nam Bộ”27. Và theo Minh Điều Hương Ước, hương chức hội tề trong các xã, thôn, ấp được chia thành bốn loại: lý lịch xuất thân, văn học xuất thân, phú hào xuất thân và công lao xuất thân.

Trong một xã, thôn hay ấp, người dân có thể tùy tiện linh động cử các chức danh hương chức hội tề: Trưởng mục (còn gọi là Cả trưởng, Hương trưởng), Hương chủ, Hương sư, Hương chánh, Hương quản, Hương thân, Hương hào, Thôn Trưởng (có Phó thôn, Lý trưởng giúp việc), Biện đình, Biện lại, Cai lân, Cai tuần, Cai binh, Tham trưởng, Cai đình, Tri sự, Tri khách, Hương đình, Chánh bái, Hương lễ,

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w