Hà Văn Tấn – Nguyễn Văn Kự (2014), sđd, Tr 33.

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 33 - 39)

hướng mặt ra ngoài. Trong miếu có một bàn thờ, trên để bài vị, lư hương, bình hoa, người ta treo trên vách những đồ mã: giày dép, quần áo, nón,…Trong các miếu này, tùy theo khu vực mà người ta có thể thờ cúng những vị thần sau: Bạch Hổ, Ngũ Hành Nương Nương, Cửu Thiên Huyền Nữ, Bạch Mã Thái Giám, Thổ Thần, Nhị vị Công tử, Ông Tà (thần Neakta của người Kher),…

Võ ca là một kiến trúc đặc biệt chỉ tồn tại ở các đình tại Nam Bộ. Đây là chỗ tập kết người và nghi trượng phục vụ cúng tế, đồng thời là nơi diễn tuồng hát vào dịp lễ hội ở đình. Theo Huỳnh Tịnh Của, võ là cái nhà, ca là hát, võ ca là nhà ca hát. Còn với người Nam Bộ, võ ca đơn giản là nhà để hát bội. Hát bội tham gia như một thành phần không thể thiếu vắng của lễ hội đình. Đây chính là vốn văn hóa mà người Việt khi đi vào khai phá vùng đất lạ này đã mang từ miền Trung theo cùng với những hành tranh khác. Xét về nội dung bên trong, võ ca được chia thành hai khu vực: phần ngoài cùng từ cổng vào là hậu trường mà dân gian gọi là buồng hát và phần trong với khoảng trống dành ở giữa làm nơi để ván tế, trên đó sắp xếp các lễ vật của dân làng.

Võ qui là ngôi nhà nằm giữa nối lền sát với võ ca và chánh điện tạo thành một khối kiến trúc chính trong khuôn viên của đình. Võ qui đôi khi còn được gọi là võ cua. Người ta giải thích sở dĩ có những tên gọi đó là do ngôi nhà này ngắn, lại khum khum như con cua hay mai rùa. Đồng thời còn dẫn chứng tại miền Trung trong một số ngôi nhà cũng có kiểu trần được làm cong lên và được gọi tên như thế. Tuy nhiên cách giải thích hợp lí nhất, võ quy là căn nhà quy tụ mọi người vào đó để lạy thần khi không được phép vào chánh điện nơi có bàn thờ thần. Ngoài ra võ quy cũng được sử dụng làm nơi thờ tự với tên gọi là Tiền điện.

Chánh điện, còn gọi là chánh tẩm, là kiến trúc quan trọng nhất trong ngôi đình vì đây là nơi ngự trị của thần linh – thần Thành Hoàng làng. Chung quanh chánh điện, ngoại trừ mặt trước nối với đơn nguyên khác, còn lại hầu như xây tường kín. Hai bên hông có hai cửa nhỏ. Cửa chính đi vào chánh điện lớn rộng, gần như được mở suốt hết các gian. Cửa này đóng quanh năm và chỉ mở trong các ngày lễ lớn sau khi đã làm lễ khai môn xin phép thần. Hằng ngày muốn đi vào bên trong phải đi qua cánh cửa hông hé mở. Toàn bộ khu thờ bên trong là cả một triều đình

tượng trưng. Ở giữa cuối cùng là bàn thờ thần Thành Hoàng có bài vị ở long ngai, hai bên sắp xếp rất nhiều bàn thờ khác theo trật tự ngôi vị: Tả ban, Hữu ban, Tiền hiền, Hậu hiền,…, khắp nơi chạm rồng, trổ phượng bay lượn, có sơn son thếp vàng. Giữa chánh điện có bốn cột chính thường trang trí hình rồng ẩn hiện trong mây nên gọi là long trụ, hình tượng này có thể được chạm trỗ trực tiếp hoặc được ốp vào cột.

Nhà túc tùy theo chức năng mà có những tên gọi khác nhau. Nhà túc hay nhà túc yết vì túc có nghĩa là chờ đợi; do việc tế tự trước kia trong lễ Kỳ yên thường diễn ra lúc nửa đêm nên dân làng tụ tập nhau tại đó để chờ dự lễ. Được gọi là nhà khách vì ở đó các khách lễ sau khi cúng tế thần quy tụ tại đó để dự tiệc hay để uống trà. Được gọi là nhà hậu sở vì chính nơi này ngày xưa làm chỗ để các hương chức làm việc và ngày nay làm nơi nhóm họp của Hội Quý tế thần linh. Ở một số ngôi đình, tại đây còn là nơi thờ Tiên sư cùng những hương chức quá vãn nên còn được gọi là nhà Tiền vãng, và nơi này cũng đôi khi được sử dụng cho ông từ cư ngụ để tiện cho việc chăm lo quản đình.

Ngoài ra ở các ngôi đình còn có thêm Nhà đông lang và tây lang là hai dãy nhà khách cất nối vào hai bên chánh điện. Nhà trù, xây ngay sau chánh điện, bên cạnh nhà túc, chính là nhà bếp, nơi chuẩn bị thức ăn để cúng thần cũng như đãi khách. Nhà cối, bên cạnh nhà trù, chính là kho chứa vật dụng của đình.

2 2 1 Sơ đồ bố trí mặt bằng ngôi đình 10 8 4 6 Chú thích 1. Bia Ông Hổ và bệ thờ Thần Nông 2. Miếu thờ các thần 3. Nhà Võ ca

4. Tiền điện (nhà chầu hay nhà Võ qui) 5. Chánh điện 6. Nhà Đông Lang 7. Nhà Tây Lang 8. Nhà Trù (nhà bếp) 9. Nhà Cối (nhà kho) 10. Nhà túc 7 3 5 9

.3.2. Bài trí

Đến bất cứ ngôi đình nào ở Nam Bộ, nếu được vào gian chánh điện, nơi trung tâm thờ tự, ta có cảm giác như bước vào một nhà tổ trong ngôi chùa miền Bắc, có rất nhiều bàn thờ, chỉ hơi khác là các bàn thờ thường không có tượng. Có thể nói, viết chữ Hán làm biểu tượng thần thờ là đặc điểm phổ biến ở các đình Nam Bộ.

Bàn thờ trong chánh điện chia làm ba hàng từ trong ra ngoài, chính giữa trong cùng là bàn thờ thần Thành Hoàng. Biểu tượng thiêng liêng tôn thờ phổ biến ở bàn thờ này là một chữ “Thần” rất to được chạm nổi trên nền hồi văn, đặt trong khám thờ, xung quanh chạm trỗ rồng phượng hoa lá, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Từ bàn thờ này tiến theo thứ tự ở hàng giữa ra đến cửa chính, phía trước khám thờ thần có đặt một các sạp thờ hau bàn thờ rộng rãi, dùng để bày biện lễ vật cúng và bao giờ cũng không thiếu một cái giá bằng gỗ dùng để đặt con heo hay con bò tế, gọi là cái tợ.

Từ bàn thờ thần Thành Hoàng tỏa ra hai bên, bên trái là hương án thờ bài vị chữ “Tả ban”, bên phải hương án thờ bài vị viết chữ “Hữu ban”, với ý nghĩa là những quân hiệu cấm vệ tả hữu, bảo vệ cho thần Thành Hoàng. Cả hai hương án này đều hướng ra mặt cửa chính như bàn thờ thần Thành Hoàng.

Tiếp tục dọc theo hai bên hai bên tường tiến về hướng cửa chính là những hương án nằm đối mặt nhau thờ các bậc tiền bối có công như: Tiền hiền Hậu hiền, cùng những thần thành dân gian khác như: Cửu Thiên Huyền Nữ, Ngũ Hành Nương Nương, Thanh Long, Bạch Hổ, Quan Thánh Đế Quân, Chúa Ngọc Nương Nương,…

Khu vực tiền điện, ngoài các hương án thờ phụng các thần thành phối tự chưa được thờ trong chánh điện, còn có ba “tiền án” của ba khám thờ thần, Tả ban và Hữu ban, gọi là bàn Hội đồng, bàn Đông hiền và bàn Tây hiến. Riêng bàn thờ Hội đồng gồm có hai phần theo thứ tự từ trong ra ngoài là bàn thờ Hội đồng nội rồi Hội đồng ngoại. Ở khu vực tiền điện, nhiều đình cũng bày thêm lỗ bộ, bát bửu, lọng,…để tạo thêm vẻ uy nghi cho ngôi đình.

Khu vực nhà hậu sở của đình thường có ba hay năm hương án thờ phụng: Tiên sư (chính giữa), Tiền hiền (bên trái), Hậu hiền (bên phải), Nam hội viên quá vãng (bên trái), Nữ hội viên quá vãng (bên phải). Thường thì hương án phụng thờ Tiền hiền và Hậu hiền đặt trong Chánh điện của ngôi đình được giải thích là các vị đã từng đóng góp xây dựng, trùng tu và phát triển ngôi đình qua nhiều thế hệ. Còn hương án thờ Tiền hiền, Hậu hiền được đặt ở đây, bên cạnh bàn thờ Tiên sư là những người đã có công sức phát triển làng mạc, lập chợ, cất cầu kể từ sau khi khai phá cho đến hiện tại.

Khu vực nhà bếp, ngoài bếp núc và các vật dụng có liên quan, thường có thêm hương án thờ phụng thần Bếp, gọi là Định Phúc Táo Quân hay Đông Trù Tư Mệnh, Thổ Địa và thần Tài,…với các tấm biển sơn son chữ vàng ghi tước hiệu các vị thần cùng những đồ thờ tự.

.4. Đối tượng thờ tự

Đình Nam Bộ, kể cả tập hợp các đàn, miếu trong khuôn viên của nó, có khi thờ đến ba mươi bốn mươi vị thần, ngoài đối tượng thờ chính là thần Thành Hoàng. Tính chất phối tự này cũng thể hiện trong danh mục các vị thần được cung thủ “đồng lai cộng hưởng” trong văn tế cúng đình vào dịp lễ Kỳ Yên. Xét một cách tổng quát, tập hợp các đối tượng thờ tự này hôii nhập vào đình do nhiều tác nhân lịch sử văn hóa khác nhau: các thần linh gốc Trung – Bắc do những lưu dân Thuận – Quảng mang vào đây thời khai hoang, các thần linh gốc Chăm đã hội nhập vào hệ thống thần linh Việt ở Trung Bộ, các thần linh của người Hoa, người Khmer được tích hợp vào đình qua quá trình giao lưu ở vùng đất mới và chiếm một phần nữa là các thần linh gốc Bắc, các anh hùng dân tộc, các danh nhân lịch sử, các nhân vật lịch sử địa phương được dân chúng tôn làm thần trong thời cận đại. Nói chung, đình Nam Bộ thờ cả một hệ thống thần linh đa dạng và phong phú, một điểm khác biệt so với đình ở miền Trung và miền Bắc.

Đầu tiên, vào chánh điện là hương án Hội đồng, đây là bàn thờ chung dành cho thần linh các loại mà theo tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Nam Bộ, “đó là tất cả những thế lực siêu hình thuộc “thế giới bên kia”, không phân biệt cụ thể và

được đối xử bình đẳng như nhau”35. Tiếp theo, tiến vào khu vực trung tâm chánh điện, khu vực được trang trí trang trọng nhất, nơi đây trên bàn thờ chính thờ thần Thành Hoàng, người ta bày những đồ tế khí thông thường và một cổ ngai sơn son thiếp vàng bên trong có đặt mũ thờ (hay bài vị) và ấn kiếm làm vật tượng trưng cho thần. Đặc biệt ngay phía bên trên bàn thờ này, trên vách hậu nhìn thẳng từ ngoài vào, có một chữ “Thần” viết khá to bằng chữ Hán, đó là biểu tượng chủ yếu của thần Thành Hoàng, nhân vật trung tâm được thờ trong đình. Khác với đền miếu thờ nhân vật lịch sử, hiếm thấy đình làng nào thờ hình tượng cụ thể. Dù sao chữ “Thần” biểu tượng thờ ở đây có lẽ cũng phù hợp với đặc điểm tính chất của thần Thành Hoàng, đối tượng tín ngưỡng mang tính khái niệm biểu trưng của một phiếm thần hơn là một thực thể lịch sử - xã hội. Theo Sơn Nam: “Ông thần ở đình làng gọi là thần Thành Hoàng, cai quản khu vực trong khung thành. Thoạt tiên là thần ngự trị nơi thị tứ, sau áp dụng nơi thôn xóm, vẫn có điếm canh bố trí bao quanh. Chức vụ Bổn Cảnh Thần Hoàng được nhà vua trao cho một vị quan khất mặt (thành). Bổn cảnh là khu vực này đây”36, vị thần Thành Hoàng trong tâm thức của người dân Nam Bộ là vị thần của cộng đồng dân cư đại phương tại chỗ, đồng hóa và gần gũi với anh linh những thế hệ đi trước, đó là những bậc Tiền hiền và Hậu hiền, cũng như bao hồn thiêng của anh hùng, liệt sĩ hóa thân cùng khí thiêng sông núi và cả các thần thánh liêng liêng đang ngự trị tại vùng đất mới hoặc mang từ vùng quê cũ vào đây. Hệ thống thần linh phức tạp xoay quanh thần Thành Hoàng gắn với những tín ngưỡng và nghi lễ riêng đã tô dậm thêm nét đặc trưng của các ngôi đình ở Nam Bộ.

Hai bên chung quanh bàn thờ thần Thành Hoàng trong ngôi đình ở Nam Bộ có một hệ thống các bàn thờ và đối tượng thờ tự sau: Gần gũi là Tả ban và Hữu ban, tức là các thần hầu cận thần Thành Hoàng, tiếp theo là Tiền hiền và Hậu hiền. Bên cạnh đó còn có thể có các vị thần linh khác như Thiên Yana, Bạch Mã Thái Giám, Lang Lại Nhị Đại Tướng Quân, Thổ Công, Táo Quân, Thổ Thần tức những vị

Một phần của tài liệu đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w