Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng và chất lượng thân cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 54 - 58)

a) Thiết kế khảo nghiệm dòng vô tính

Các khảo nghiệm giống được xây dựng trong khuôn khổ của đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống keo tam bội sinh trưởng nhanh phục vụ trồng rừng gỗ lớn” tại 3 vùng sinh (Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ). Do hạn chế về vật liệu giống, số lượng các dòng đưa vào khảo nghiệm có phần khác nhau giữa các địa điểm nghiên cứu. Mỗi địa điểm nghiên cứu bố trí đồng thời 2 khảo nghiệm dòng vô tính với dung lượng mẫu khác nhau (10 cây và 49 cây), sau đây được gọi là khảo nghiệm ô 10 cây và khảo nghiệm ô 49 cây.

Khảo nghiệm ô 10 cây được bố trí tất cả các dòng keo tam bội có được tại thời điểm xây dựng khảo nghiệm. Khảo nghiệm ô 49 cây có số dòng hạn chế hơn, hầu hết các dòng đều đã được xác định là có triển vọng thông qua các nghiên

cứu thăm dò trước đây. Các khảo nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 lần lặp cho khảo nghiệm ô 10 cây và 3 lần lặp cho khảo nghiệm ô 49 cây. Số lượng dòng (nghiệm thức) cụ thể trong mỗi khảo nghiệm theo địa điểm nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 2.4.

Bảng 2.4: Số nghiệm thức của mỗi khảo nghiệm tại 3 điểm nghiên cứu

Địa điểm Số lượng dòng keo tam bội Số lượng dòng đối chứng Tổng số nghiệm thức Số lần lặp lại Khảo nghiệm ô 10 cây

Yên Thế (Bắc Giang) 8 2 10 4

Cam Lộ (Quảng Trị) 11 3 14 4

Xuân Lộc (Đồng Nai) 12 3 15 4

Khảo nghiệm ô 49 cây

Yên Thế (Bắc Giang) 4 2 6 3

Cam Lộ (Quảng Trị) 5 2 7 3

Xuân Lộc (Đồng Nai) 6 2 8 3

Biện pháp kỹ thuật áp dụng trong các khảo nghiệm:

- Cây giống: Sử dụng cây hom theo tiêu chuẩn TCVN 11570-2:2016 [21] - Kích thước hố trồng: 40 × 40 × 40 cm.

- Phân bón: bón lót đồng loạt 200 g super lân 16,5% P2O5/cây. - Mật độ trồng 1.667 cây/ha (3 × 2 m).

- Chăm sóc: Sau khi trồng 7 ngày tiến hành trồng dặm lại những cây bị chết. Kiểm soát cỏ dại, xới đất vun gốc được thực hiện 2 lần/năm, trong 3 năm đầu.

b) Phương pháp đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng

Các chỉ tiêu sinh trưởng gồm: tỷ lệ sống, đường kính ở vị trí 1,3 m (D1.3) và chiều cao vút ngọn (Hvn), được đo cho toàn bộ số cây trong các khảo nghiệm. Tỷ lệ sống (TLS) được xác định bằng cách đếm số cây sống và được tính theo công thức TLS = số cây hiện tại/số cây trồng ban đầu x 100, đơn vị tính %; Đường kính ngang ngực (D1.3) được đo bằng thước đo vanh đã được quy đổi ra đường kính, với độ chính xác 0,1 cm; Chiều cao (Hvn) được đo bằng thước đo

cao điện tử với độ chính xác từ 0,1 - 0,5m.

c) Phương pháp đo tăng trưởng hàng tháng (Zd)

+ Chọn cây mẫu: Mỗi ô trong khảo nghiệm ô 49 cây, chọn 6 cây phân đều cho 3 cấp kính (nhỏ, trung bình, lớn)

+ Cách đo: Sử dụng vòng nhựa (không co giãn) có khả năng nới ra tự động để đeo cho cây ở vị trí 1,3 m (Hình 2.1). Tăng trưởng D1.3 được tính thông qua tăng trưởng chu vi. Tăng trưởng chu vi hàng tháng được xác định là khoảng cách từ điểm đánh dấu gần nhất đến nút “đóng mở”. Dụng cụ đo là thước mềm có khả năng uốn theo thân cây, có độ chính xác 1 mm (Hình 2.1a).

+ Thời điểm thu số liệu: Số liệu được thu vào ngày 30 hàng tháng, trong thời gian từ 3/2017 – 12/2019 (20 – 40 tháng tuổi).

d) Phương pháp xác định chỉ số diện tích lá (leaf area index – LAI)

Chỉ số diện tích lá (LAI) được xác địnhdựa theo phương pháp được phát minh bởi các chuyên gia của CSIRO (Úc) và đã được áp dụng trong dự án ACIAR FST/2006/087, giai đoạn 2008 – 2012 (Beadle và cộng sự, 2013) [39] và nghiên cứu của Vũ Đình Hưởng và cộng sự (2016) [75]. Các bước tiến hành như sau:

Hình 2.1: Vòng đo tăng trưởng

chu vi hàng tháng (b) (a)

+ Chụp ảnh tán lá: Ảnh được chụp cùng thời điểm khi đo tăng trưởng đường kính D1.3 hàng tháng. Trong mỗi ô của khảo nghiệm ô 49 cây, chụp 10 ảnh tán lá (song song với mặt đất) ở các vị trí cố định, sắp xếp trên 2 đường song song cách đường chéo của ô thí nghiệm 1,0 m về 2 phía (khoảng cách giữa 2 hàng ảnh là 2,0 m, khoảng cách giữa 2 vị trí chụp liên tiếp là 2,0 m) (Hình 2.2).

+ Phân tích ảnh: Phân tích ảnh kỹ thuật số bằng phần mềm Fiji với trình cắm chuyên dụng ImageAnalysisDSMblueFilter.ijm được tạo ra bởi các chuyên gia của CSIRO (Úc).

+ Tính chỉ số LAI dựa vào tỷ lệ ánh sáng xuyên qua tán lá có được từ phân tích các ảnh chụp ở trên.

e) Phương pháp đánh giá chất lượng thân cây

Các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng thân cây được đánh giá gồm: độ thẳng thân (Đtt), độ nhỏ cành (Đnc), chỉ số phát triển ngọn (Ptn), chỉ số sức khỏe (Sk).

- Đtt được đánh giá theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8761-1:2017 [28]. - Đnc, Ptn, Sk được đánh giá bằng hình thức chấm điểm dựa theo phương pháp của Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng (2003) [13], cụ thể như sau:

+ Đối với Đnc:

5 điểm: Dgc < 1/5 đường kính thân cây ở vị trí phân cành. 4 điểm: Dgc 1/5 - < 1/4 đường kính thân cây ở vị trí phân cành. 3 điểm: Dgc 1/4 - < 1/3 đường kính thân cây ở vị trí phân cành. 2 điểm: Dgc 1/3 - < 1/2 đường kính thân cây ở vị trí phân cành. 1 điểm: Dgc≤ 1/2 đường kính thân cây ở vị trí phân cành. + Đối với Ptn:

Điểm 1: Mất ngọn, cụt ngọn.

Điểm 2: Có nhiều ngọn, tán hình elip phát triển theo chiều rộng.

Điểm 3: Có ngọn chính phát triển, nhưng tán lệch hay tán dạng hình tròn Điểm 4: Có ngọn chính phát triển, tán hình tháp tù.

Điểm 5: Có một ngọn chính phát triển, tán dạng hình tháp nhọn cân đối. + Đối với sức khoẻ (Sk):

5 điểm: Cây phát triển tốt, ngọn chính phát triển mạnh, cây khoẻ mạnh, lá xanh thẫm và tán lá cân đối;

4 điểm: Cây phát triển khá, ngọn chính phát triển khá, lá xanh và tán lá có sức sống;

3 điểm: Cây phát triển trung bình, duy trì ngọn chính và tán lá phát triển bình thường;

2 điểm: Cây phát triển kém, ngọn chính thiếu sức sống, lá xanh nhạt và tán lá thưa;

1 điểm: Cây phát triển rất kém, mất ngọn chính, lá vàng úa và tán lá rất thưa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)