Nhận định chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 47 - 49)

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan, có thể ra rút ra một số nhận định như sau:

Nghiên cứu cải thiện giống theo các tính trạng sinh trưởng, tính chất gỗ cho Keo tai tượng, Keo lá tràm và keo lai đã được thực hiện một cách bài bản,

có hệ thống ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nhiều giống keo cho năng suất cao đã được chọn tạo để đưa vào sản xuất. Các nghiên cứu đã chỉ rõ vai trò quan trọng của công tác chọn tạo giống trong việc cải thiện sinh trưởng, năng suất và chất lượng gỗ cho một số loài keo.

Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của 2 loài Keo tai tượng và Keo lá tràm đã được quan tâm nghiên cứu chuyên sâu ở một số nước trong khu vực phục vụ cho chọn tạo giống. Các nghiên cứu đã cung cấp các cơ sở khoa học phục vụ cho công tác lai tạo giống keo lai ở các nước.

Nghiên cứu phát triển giống cây tam bội trong lâm nghiệp trên thế giới cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoại trừ nhóm loài dương, việc nghiên cứu phát triển giống tam bội đã được thực hiện tương đối bài bản, có hệ thống và đã được ứng dụng rộng rãi vào thực tế ở một số nước, đặc biệt là ở Trung Quốc, song vùng gây trồng của loài này là tương đối hẹp. Trong khi, các loài cây trồng rừng kinh tế chủ lực ở nhiều nước nhiệt đới như nhóm loài bạch đàn, keo lại chưa được quan tâm đúng mức để chọn tạo giống tam bội cho trồng rừng.

Ở Việt Nam, nghiên cứu chọn tạo giống tam bội cho cây lâm nghiệp cũng đã được quan tâm trong 2 thập kỷ trở lại đây cho nhóm loài keo, Xoan ta và đã thu được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của các giống tam bội đã được tạo ra vẫn còn rất hạn chế. Đây cũng là những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu để bổ sung cơ sở khoa học cho chọn giống cũng như sử dụng giống cây tam bội cho trồng rừng.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)