a) Tại Yên Thế
Tỷ lệ sống trung bình của khảo nghiệm sau 3 tuổi là tương đối thấp, chỉ đạt 70,8%, do một số dòng có tỷ lệ sống rất thấp. Hai dòng Keo lá tràm tam bội (X31 và X41) có tỷ lệ sống rất thấp (15%), dòng keo lai tam bội X11 và dòng keo lai nhị bội BV10 cũng có tỷ lệ sống tương đối thấp (lần lượt 75,0% và 72,5%) (Bảng 3.1). Các dòng keo lai tam bội còn lại đều có tỷ lệ sống cao (82,5 – 92,5%). Sự khác biệt giữa các dòng về tỷ lệ sống là có ý nghĩa thống kê (Fpr < 0,001). Trở lại với 2 dòng keo lai nhị bội BV10 và BV16, các nghiên cứu trước đây đều cho thấy, 2 dòng này có khả năng thích ứng tốt ở hầu hết các
vùng sinh thái trong cả nước (Lê Đình Khả, 1999; Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2011a) [11], [29]. Tuy nhiên, trong khảo nghiệm này, tỷ lệ sống của 2 dòng là tương đối thấp, lần lượt là 72,5% và 80,0%. Kiểm tra lại bảng số liệu cho thấy, 3 trong 4 lặp của dòng BV10 đạt tỷ lệ sống từ 90 – 100%, trong khi lặp còn lại (lặp số 2) chỉ đạt tỷ lệ sống 10%. Tượng tự, 3 trong 4 lặp của dòng BV16 đạt tỷ lệ sống 100%, trong khi lặp còn lại (lặp số 1) chỉ đạt 20%. Vì vậy, tỷ lệ sống thấp của 2 dòng BV10 và BV16 không mang tính quy luật, có thể bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh mà không phải do yếu tố di truyền (nguồn gen) xét về bản chất.
Bảng 3.1: Sinh trưởng của các dòng sau 3 tuổi trong khảo nghiệm ô 10 cây tại Yên Thế (5/2016 – 5/2019) TT Dòng Bội thể Ký hiệu TLS (%) D1.3 Hvn NS (m3/ha/năm) X ̅ (m) CV% X̅ (m) CV% 1 X201 3x AM 87,5a 11,1a 12,7 12,7a 10,1 29,9a 2 X102 3x AM 92,5a 10,4ab 9,5 11,9ab 7,9 26,1a 3 X101 3x AM 97,5a 10,0ab 10,8 11,5ab 5,2 24,5a 4 BV16 2x - 80,0a 10,4ab 9,2 12,1ab 4,6 23,4a 5 X1100 3x MA* 82,5a 9,5ab 14,7 11,4ab 9,4 19,9ab 6 X11 3x MA 75,0a 10,0ab 8,0 11,4ab 11,4 19,1ab 7 BV10 2x - 72,5a 10,1ab 9,3 11,5ab 8,5 17,5abc 8 X204 3x AM 90,0a 4,9d 9,8 5,6d 10,3 2,8c 9 X41 3x Aa 15,0b 9,3b 4,0 10,7bc 4,7 2,7c 10 X31 3x Aa 15,0b 7,6c 15,2 9,8c 9,5 1,0c TBKN 70,8 9,3 10,3 10,9 8,2 16,69 Fpr (α = 0,05) < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001 3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x; MA = Keo tai tượng 4x × hạt phấn tự do; MA* = Keo lai 2x × keo lai 4x; Aa = Từ Keo lá tràm 2x tự thụ phấn.
Về sinh trưởng, dòng keo tam bội X201 dẫn đầu ở cả 3 chỉ tiêu nghiên cứu. Sinh trưởng D1.3, Hvn và năng suất lần lượt là 11,1 cm, 12,7 m và 29,9 m3/ha/năm, cùng nhóm với dòng keo lai nhị bội BV16 làm đối chứng (10,4 cm,
12,1 m và 24,5 m3/ha/năm) nhưng vượt trội so với dòng keo lai nhị bội đối chứng còn lại BV10 (10,1 cm, 11,5 m và 17,5 m3/ha/năm). Hai dòng keo lai tam bội khác (X101 và X102) cũng cho thấy triển vọng tốt ở khảo nghiệm này, sinh trưởng D1.3, Hvn và năng suất là tương đương với dòng keo lai nhị bội BV16 làm đối chứng nhưng cao hơn có ý nghĩa so với dòng keo lai nhị bội đối chứng khác (BV10) về năng suất. Dòng X204, mặc dù cùng tổ hợp lai với dòng X201 (Keo lá tràm nhị bội Aa6 × Keo tai tượng tứ bội Am36) nhưng có sinh trưởng rất chậm, D1.3 và Hvn chỉ bằng gần ½ và năng suất chỉ bằng gần 1/10 so với dòng X201. Hai dòng Keo lá tràm tam bội X31 và X41 có năng suất chỉ đạt < 3 m3/ha/năm do có tỷ lệ sống rất thấp đã được báo cáo ở trên. Sự khác biệt sinh trưởng, năng suất giữa các dòng là có ý nghĩa thống kê (Fpr < 0,001).
Hình 3.1: Hình thái lá của 3 dòng X101, X102 và X201 sau 12 tháng tuổi tại Yên Thế
(5/2016 – 5/2017 vừa trải qua mùa đông)
Một hiện tượng khác thường về hình thái của 2 dòng keo lai tam bội X101 và X102 đã được quan sát thấy trong thời gian mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Trong thời gian này, cả 2 dòng đều thấy xuất hiện hiện tượng “lá nhỏ”, bề rộng của phiến lá nhỏ lại, lá dày, phiến lá bị biến dạng (Hình
3.1). Các dòng khác thì không thấy xuất hiện hiện tượng này. Dòng X204 mặc dù không có hiện tượng “lá nhỏ” nhưng lại có hình thái thân khác thường (cành mọc dày, thân chính kém phát triển, xuất hiện bệnh mục vỏ từ tuổi 2), đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sinh trưởng rất chậm của dòng này so với dòng X201 có cùng tổ hợp lai.
b) Tại Cam Lộ
Tỷ lệ sống bình quân của toàn khảo nghiệm là 90%. Hầu hết các dòng (cả tam bội và nhị bội) đều có tỷ lệ sống cao (> 80%), ngoại trừ dòng X1201 (77,5%). Sự sai khác về tỷ lệ sống giữa các dòng là không có ý nghĩa về thống kê (Fpr = 0,246) (Bảng 3.2).
Về sinh trưởng và năng suất, các dòng đã có sự phân hoá rõ rệt về tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu sau 3 tuổi (Fpr < 0,001). Tương tự như ở Yên Thế, dòng keo lai tam bội X201 vẫn ở vị trí dẫn đầu, sinh trưởng D1.3, Hvn và năng suất lần lượt là 11,2 cm, 11,0 m và 29,4 m3/ha/năm, cùng nhóm với dòng keo lai nhị bội đối chứng (AH7) nhưng vượt trội so với dòng đối chứng còn lại (BV16) về năng suất. Ba dòng keo lai tam bội khác: X205, X1100, X102 cũng cho thấy triển vọng tốt, sinh trưởng và năng suất cùng nhóm với 2 dòng keo lai nhị bội làm đối chứng AH7 và BV16 (Bảng 3.2). Các dòng keo lai tam bội còn lại đều có sinh trưởng chậm, cá biệt có một số dòng sinh trưởng rất chậm như: X1201 và X204. Dòng X204 cùng tổ hợp lai với dòng X201 và X205 (Keo lá tràm nhị bội Aa6 × Keo tai tượng tứ bội Am36) và X1201 được tạo ra từ tổ hợp lai (Keo lai nhị bội BV16 × keo lai tứ bội 10L590) cùng dòng cây bố với dòng X1100 (Keo lai nhị bội BV33 × keo lai tứ bội 10L590). Như vậy, sinh trưởng (D1.3 và Hvn) có sự phân ly rất lớn giữa các dòng trong cùng tổ hợp lai. Điều này phản ánh đúng bản chất đối với cây rừng (thường ở dạng dị hợp tử), bên cạnh việc thể hiện ưu thế lai của cả tổ hợp lai còn có ưu thế lai cá thể (Turbin và cộng sự 1982 – dẫn theo Lê Đình Khả, 1999) [11].
Bảng 3.2: Sinh trưởng của các dòng sau 3 tuổi trong khảo nghiệm ô 10 cây tại Cam Lộ (12/2016 – 12/2019) TT Dòng Bội thể Ký hiệu TLS (%) D1.3 (cm) Hvn (m) NS (m3/ha/năm) X̅ CV% X̅ CV% 1 X201 3x AM 95,0 11,2a 14,7 11,0ab 10,1 29,4a 2 AH7 2x - 92,5 10,7a 11,2 11,6a 7,7 27,2a 3 X205 3x AM 92,5 11,0a 9,5 10,4abc 10,1 26,2ab 4 X1100 3x MA* 97,5 10,5ab 7,1 10,4abc 8,2 24,6ab 5 X102 3x AM 100,0 10,3ab 8,8 10,6abc 4,1 24,5ab 6 X101 3x AM 90,0 9,9ab 7,4 10,2abc 10,2 19,4bc 7 BV16 2x - 80,0 10,3ab 11,5 10,3abc 21,6 19,4bc 8 X01 3x MA 92,5 9,0bc 9,8 9,7bcde 14,8 16,1cd 9 X11 3x MA 90,0 9,0bc 12,3 9,9abcd 13,5 16,0cd 10 Ctl18 2x - 87,5 7,9cd 8,1 9,1cdef 7,0 10,8de 11 X41 3x Aa 90,0 7,3d 9,6 8,1ef 6,0 8,4e 12 X42 3x Aa 85,0 6,8d 9,7 7,8fg 9,1 7,0e 13 X1201 3x MA* 77,5 6,2d 10,7 8,4def 7,7 5,4e 14 X204 3x AM 90,0 6,4d 11,4 6,1g 10,0 5,0e TBKN 90,0 9,0 10,1 9,5 12,1 17,1 Fpr (α = 0,05) 0,246 < 0,001 < 0,001 0,001
3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x; MA = Keo tai tượng 4x × hạt phấn tự do; MA* = Keo lai 2x × keo lai 4x; Aa = Từ Keo lá tràm 2x tự thụ phấn.
Cả 3 dòng Keo lá tràm (tam bội X41 và X42 và nhị bội Ctl18) đều có sinh trưởng tương đối chậm, D1.3 chỉ đạt từ 6,8 – 7,9 cm sau 3 tuổi (Bảng 3.2). Sự khác biệt về sinh trưởng và năng suất giữa 2 dòng X41 và X42 với dòng Ctl18 là không có ý nghĩa thống kê. Hai dòng Keo lá tràm tam bội X41 và X42 đều được sàng lọc từ quần thể tự thụ phấn (Nghiêm Quỳnh Chi và cộng sự, 2020) [2]. Nghiên cứu của Harwood và cộng sự (2004) [69] đã chỉ ra đối với Keo tai tượng, nguồn giống được thu từ quần thụ tự thụ phấn có sinh trưởng kém hơn 15% về Hvn và 16% về D1.3 so với giống được thu từ quần thụ có tỷ lệ thụ phấn chéo cao.
Về hình thái, tương tự ở địa điểm Yên Thế, hai dòng keo lai tam bội X101 và X102 cũng xuất hiện hiện tượng “lá nhỏ” trong thời gian mùa đông.
c) Tại Xuân Lộc
So với 2 địa điểm nghiên cứu trên, tỷ lệ sống và sinh trưởng của các dòng ở đây có sự phân hoá mạnh hơn. Tỷ lệ sống trung bình của khảo nghiệm là tương đối thấp, chỉ đạt 71%. Tuy nhiên, hầu hết các dòng có sinh trưởng nhanh đều có tỷ lệ sống cao (> 80%). Sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các dòng là có ý nghĩa thống kê (Fpr < 0,001) (Bảng 3.3).
Về sinh trưởng, 2 dòng keo lai tam bội (X101 và X201) dẫn đầu ở cả 3 chỉ tiêu nghiên cứu. X101 có sinh trưởng D1.3 và Hvn lần lượt là 12,3 cm và 13,7 m, năng suất 39,0 m3/ha/năm. Các chỉ tiêu tương ứng của dòng X201 là 12,8 cm, 13,1 m và 38,6 m3/ha/năm. Cả 3 chỉ tiêu của X101 và X201 đều cùng nhóm với dòng keo lai nhị bội đối chứng BV73 (D1.3 = 11,9 cm và Hvn = 11,8 m về và 30,0 m3/ha/năm về năng suất) nhưng vượt trội so với dòng keo lai nhị bội đối chứng còn lại (AH7). Hai dòng keo lai tam bội khác X102 và X1100 cũng cho thấy được tiềm năng sinh trưởng khá trong khảo nghiệm này, năng suất lần lượt là 28,9 m3/ha/năm và 24,3 m3/ha/năm (Bảng 3.3). Các dòng keo lai tam bội còn lại đều có sinh trưởng tương đối chậm so với 2 dòng đối chứng, năng suất < 17 m3/ha/năm. Trong đó, 3 dòng keo lai tam bội (X1200, X1201 và X204) có sinh trưởng rất kém, D1.3 chỉ bằng phần nửa so với các dòng sinh trưởng nhanh. Sự khác biệt về các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các dòng là có ý nghĩa thống kê (Fpr < 0,001). Các dòng Keo lá tràm tam bội trong khảo nghiệm này đều có sinh trưởng tương đối chậm. Cũng giống như 2 dòng X41 và X42, dòng X21 cũng được thu từ quần thể tự thụ phấn (Nghiêm Quỳnh Chi và cộng sự, 2020) [2]. Hệ số biến động của cả D1.3 và Hvn giữa cây cá thể trong cùng một dòng là tương đối lớn, hầu hết các dòng đều > 17% đối với D1.3 và > 15% đối với Hvn.
Bảng 3.3: Sinh trưởng của các dòng sau 3 tuổi trong khảo nghiệm ô 10 cây tại Xuân Lộc (7/2016 – 7/2019) TT Dòng Bội thể Ký hiệu TLS (%) D1.3 (cm) Hvn (m) NS (m3/ha/năm) X̅ CV% X̅ CV% 1 X101 3x AM 87,5ab 12,3a 17,2 13,7a 12,6 39,0a 2 X201 3x AM 82,5ab 12,8a 17,8 13,1ab 17,7 38,6a 3 BV73 2x - 82,5ab 11,9ab 17,9 11,8abc 30,2 30,0ab 4 X102 3x AM 92,5a 11,2ab 20,5 11,7abcd 14,9 28,9ab
5 X1100 3x MA* 85,0ab 10,9abc 19,0 11,2abcd 17,2 24,3abc
6 AH7 2x - 85,0ab 9,4bcd 29,8 11,4abcd 23,6 21,0bcd
7 X11 3x MA 67,5abc 9,4bcd 25,6 12,0ab 14,4 16,4bcde
8 X01 3x MA 62,5abc 9,3bcd 18,1 11,3abcd 13,5 13,0bcde
9 X41 3x Aa 73,5abc 8,3cde 17,8 10,4bcde 17,3 10,4cde
10 AA1 2x - 70,0abc 8,2cde 21,3 8,8def 22,1 9,6cde
11 X42 3x Aa 82,5ab 6,7def 28,5 8,1ef 32,6 7,7cde 12 X1201 3x MA* 72,5abc 6,0ef 17,0 8,9cdef 22,4 5,5de 13 X204 3x AM 70,0abc 6,2ef 25,2 6,7f 17,2 4,2de 14 X21 3x Aa 32,5c 5,2f 30,3 7,6ef 32,7 2,7e 15 X1200 3x MA* 35,0c 5,7ef 10,0 7,8ef 15,6 0,9e TBKN 71,0 8,9 21,1 10,3 20,3 16,8 Fpr (α = 0,05) < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001 3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x; MA = Keo tai tượng 4x × hạt phấn tự do; MA* = Keo lai 2x × keo lai 4x; Aa = Từ Keo lá tràm 2x tự thụ phấn.
Về hình thái, hai dòng X101 và X102 ở địa điểm này không thấy xuất hiện hiện tượng “lá nhỏ” giống như ở Yên Thế và Cam Lộ. Hai dòng X1200 và X1201 thuộc cùng tổ hợp lai (Keo lai nhị bội BV16 × keo lai tứ bội 10L590) có đặc điểm hình thái rất giống nhau (cành nhỏ, cành ngắn, rủ xuống và đều có hoa màu vàng giống Keo lá tràm).
Hình 3.2: Dòng X11, X201, X101 và BV73 ở tuổi 3 trong khảo nghiệm ô 10 cây tại Xuân Lộc