Kết quả nghiên cứu thu được trong các khảo nghiệm ô 49 cây ở cả 3 địa điểm nghiên cứu đều cho thấy sự tương đồng so với kết quả nghiên cứu thu được trong các khảo nghiệm ô 10 cây tương ứng theo địa điểm. Hầu hết các dòng có triển vọng trong khảo nghiệm ô 10 cây cũng đều cho thấy có triển vọng trong khảo nghiệm ô 49 cây, ngoại trừ 2 dòng keo lai tam bội X101 và X102 ở địa điểm Cam Lộ. Một sự khác biệt có thể thấy, hầu hết các dòng có sinh trưởng nhanh ở khảo nghiệm ô 49 cây đều có trữ lượng thấp hơn so với ở khảo nghiệm ô 10 cây.
Tỷ lệ sống trung bình sau 3 tuổi ở cả 3 địa điểm nghiên cứu đều cao (90,4% ở Yên Thế, 87,5% ở Cam Lộ và 83,1% ở Xuân Lộc). Tỷ lệ sống giữa các dòng là không có sự khác biệt về thống kê ở địa điểm Yên Thế, nhưng 2
X101 BV73
địa điểm còn lại khác biệt là rất có ý nghĩa (Fpr < 0,001). Ở Cam Lộ, tỷ lệ sống của dòng keo lai tam bội X102 chỉ đạt 77,9%, thấp hơn đáng kể so với các dòng còn lại. Ở Xuân Lộc, 2 dòng keo lai tam bội X101 và X205 có tỷ lệ sống lần lượt 72,4% và 69,7%, thấp hơn đáng kể so với các dòng còn lại (Bảng 3.4). Trở lại địa điểm Yên Thế, 2 dòng keo lai nhị bội đối chứng BV10 và BV16 trong khảo nghiệm ô 49 cây đều có tỷ lệ sống rất cao, lần lượt là 96,3% và 93,9%, cao hơn đáng kể so với ở khảo nghiệm ô 10 cây ở cùng địa điểm này. Trong khi, 2 khảo nghiệm được bố trí trên cùng lô rừng. Một lần nữa cho thấy, tỷ lệ sống thấp của 2 dòng này trong khảo nghiệm ô 10 cây ở trên là không phải do yếu tố di truyền.
Bảng 3.4: Sinh trưởng của các dòng sau 3 tuổi trong các khảo nghiệm ô 49 cây
TT Dòng Bội
thể Ký hiệu
Yên Thế Cam Lộ Xuân Lộc
TLS (%) D1.3 (cm) Hvn (m) TLS (%) D1.3 (cm) Hvn (m) TLS (%) D1.3 (cm) Hvn (m) 1 X101 3x AM 86,4 10,1b 11,6b 88,1ab 8,8d 9,4c 72,4bc 11,4a 12,3a 2 X102 3x AM 88,4 10,3ba 11,7b 77,9bc 9,5cd 9,8bc 90,1a 11,3a 12,6a 3 X201 3x AM 93,5 10,8a 12,6a 89,5ab 10,9a 11,1a 85,0ab 11,3a 12,7a 4 X204 3x AM 84,0 5,0c 5,7c - - - - - - 5 X205 3x AM - - - 81,3abc 10,3ab 11,0a 69,7c 10,5ab 12,1ab 6 X11 3x MA - - - 92,5a 9,1d 9,9bc - - - 7 X41 3x Aa - - - - - - 90,1a 6,5c 7,8c 8 BV10 2x - 96,3 10,0b 12,2ab 91,8a 9,9bc 10,4ab - - - 9 BV16 2x - 93,9 10,4ba 12,5a 91,5a 9,4cd 10,1bc - - - 10 BV73 2x - - - - - - - 88,4a 10,8ab 12,4a 11 TB12 2x - - - - - - - 82,0abc 9,9b 11,0b 12 CLT26 2x - - - - - - - 87,1ab 6,7c 7,8c TBKN 90,4 9,4 11,1 87,5 9,7 10,2 83,1 9,8 11,1 Fpr (α = 0,05) n.s *** *** *** *** *** *** *** ***
3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x; MA = Keo tai tượng 4x × hạt phấn tự do; MA* = Keo lai 2x × keo lai 4x; Aa = Từ Keo lá tràm 2x tự thụ phấn; n.s = khác biệt không có ý nghĩa về thống kê; *** = khác biệt với Fpr < 0,001.
Sinh trưởng D1.3 và Hvn giữa các dòng tại 3 địa điểm đều có sự khác biệt rất ý nghĩa về thống kê (Fpr < 0,001). Tương tự với khảo nghiệm ô 10 cây, dòng X201 một lần nữa cho thấy triển vọng tốt nhất ở cả 3 địa điểm (Bảng 3.4). Ở Yên Thế, D1.3 và Hvn của dòng X201 lần lượt là 10,8 cm và 12,6 m, cùng nhóm với dòng keo lai nhị bội đối chứng BV16 (10,4 cm và 12,5 m) và cao hơn có ý nghĩa so với dòng BV10 về D1.3 (10,0 cm). Hai dòng keo lai tam bội khác X101 và X102 cũng cho thấy tiềm năng sinh trưởng khá, D1.3 cùng nhóm với 2 dòng BV10, BV16 và Hvn tương đương với dòng BV10. Đây cũng chính là những dòng có sinh trưởng tốt trong khảo nghiệm ô 10 cây ở địa điểm nghiên cứu này. Tương tự với khảo nghiệm ô 10 cây, dòng keo lai tam bội X204 cũng có sinh trưởng rất kém, sinh trưởng D1.3 và Hvn chỉ đạt lần lượt là 5,0 cm và 5,7 m; Ở Cam Lộ, dòng X201 cũng có sinh trưởng nhanh nhất, D1.3 đạt 10,9 cm, cao hơn đáng kể so với 2 dòng keo lai nhị bội đối chứng BV10 và BV16 (lần lượt 9,9 cm và 9,4 cm). Sinh trưởng Hvn đạt 11,1 m, cùng nhóm với dòng BV10 (10,4 m) nhưng cao hơn có ý nghĩa so với dòng BV16 (10,1 m). Dòng keo lai tam bội X205 cũng cho thấy triển vọng tốt trong khảo nghiệm này, sinh trưởng D1.3 và Hvn lần lượt là 10,3 cm và 11,0 m, cùng nhóm với X201 và BV10 nhưng vượt trội so với dòng BV16. Khác với khảo nghiệm ô 10 cây ở cùng địa điểm, 2 dòng X101 và X102 ở khảo nghiệm ô 49 cây có sinh trưởng tương đối kém, cùng nhóm với dòng X11; Ở Xuân Lộc, dòng X201 cùng với 2 dòng X101 và X102 là 3 dòng keo lai tam bội có triển vọng nhất. Sinh trưởng D1.3 và Hvn lần lượt là 11,3 – 11,4 cm và 12,3 – 12,7 m, cùng nhóm với dòng keo lai nhị bội BV73 (10,8 cm và 12,4 m lần lượt cho D1.3 và Hvn) nhưng cao hơn rõ rệt so với dòng keo lai nhị bội còn lại TB12 (9,9 cm và 11,0 m lần lượt cho D1.3 và Hvn). Dòng X205 cũng cho thấy triển vọng sinh trưởng khá trong khảo nghiệm này, sinh trưởng D1.3 và Hvn lần lượt là 10,5 cm và 12,1 m, cùng nhóm các dòng X101, X102, X201 và BV73. Hai dòng Keo lá tràm X41 và Ctl26 đều có sinh trưởng tương đối chậm, D1.3 lần lượt là 6,5 cm và 6,7 cm, Hvn đều bằng 7,8 m.
Hình 3.3: Năng suất của các dòng sau 3 tuổi trong các khảo nghiệm ô 49 cây
Tương tự với D1.3 và Hvn, năng suất của các dòng trong cả 3 địa điểm nghiên cứu đều có sự khác biệt rất rõ rệt (Fpr < 0,001). Thứ tự giữa của các dòng về năng suất là khá tương đồng với thứ tự của D1.3 và Hvn (Hình 3.3). Ở Yên Thế, dòng X201 có năng suất cao nhất 30,6 m3/ha/năm, cùng nhóm với 2 dòng đối chứng BV10 và BV16 (lần lượt 26,0 m3/ha/năm và 27,8 m3/ha/năm). Hai dòng X101 và X102 có năng suất lần lượt 23,0 m3/ha/năm và 24,4 m3/ha/năm, cùng nhóm với 2 dòng đối chứng BV10 và BV16. Dòng X204 có năng suất rất thấp, chỉ đạt 2,6 m3/ha/năm; Ở Cam Lộ, dòng X201 cũng có năng suất cao nhất (26,1 m3/ha/năm), cao hơn rõ rệt so với 2 dòng keo lai nhị bội BV10 và BV16 (lần lượt là 20,4 m3/ha/năm và 17,9 m3/ha/năm) và các dòng keo lai tam bội còn lại. Dòng keo tam bội X205 có năng suất tương đương với 2 dòng đối chứng. Các dòng keo lai tam bội còn lại có năng suất cùng nhóm với dòng BV10; Ở Xuân Lộc, dòng X201 cùng với X102 là 2 dòng có năng suất cao nhất, lần lượt là 32,6 m3/ha/năm và 33,1 m3/ha/năm, khác biệt không
23 ,0 b 2 4 ,4 b 30 ,6 a 2 ,6 c 26 ,0 ab 2 7 ,8 ab 1 4 ,6 c 1 5 ,8 c 2 6 ,1 a 2 0 ,9 b 1 6 ,9 bc 20 ,4 b 1 7 ,9 bc 2 7 ,9 ab 33 ,1 a 3 2 ,6 a 2 2 ,3 b 2 9 ,7 a 2 1 ,6 b 7 ,3 c 7 ,5 c 0 5 10 15 20 25 30 35 40 X101 X102 X201 X204 BV10 BV16 X101 X102 X201 X205 X11 BV10 BV16 X101 X102 X201 X205 BV73 TB12 X41 C TL26
Yên Thế Cam Lộ Xuân Lộc
NS (m
3/ha/nă
m)
Dòng, địa điểm nghiên cứu
có ý nghĩa so với dòng keo lai nhị bội BV73 (29,7 m3/ha/năm) và dòng X101 (27,9 m3/ha/năm) nhưng cao hơn có ý nghĩa so với dòng keo lai nhị bội TB12 (21,6 m3/ha/năm). Dòng X205 có sinh trưởng D1.3 tương đương với dòng BV73 nhưng có trữ lượng thấp hơn đáng kể (22,3 m3/ha/năm) do có tỷ lệ sống là tương đối thấp (69,7%).
So sánh giữa 3 địa điểm nghiên cứu, 3 dòng keo lai tam bội (X101, X102, X201) và 2 dòng keo lai nhị bội (BV10 và BV16) được trồng ở cả 2 địa điểm Yên Thế và Cam Lộ. Sinh trưởng D1.3 và năng suất bình quân của 5 dòng này tại 2 địa điểm lần lượt là 10,3 cm và 9,7 cm; và 26,4 m3/ha/năm và 19,0 m3/ha/năm. Điều đó cho thấy, hiện trường Yên Thế có sinh trưởng và năng suất cao hơn so với Cam Lộ; Địa điểm Xuân Lộc có sinh trưởng và năng suất cao so với địa điểm Yên Thế khi so sánh giá trị trung bình của 3 dòng keo lai tam bội (X101, X102 và X201) chung cho 2 lập địa này. Sinh trưởng D1.3 bình quân của 3 dòng này ở Xuân Lộc là 11,3 cm so với 10,4 cm ở Yên Thế, năng suất tương ứng là 31,2 m3/ha/năm và 26,0 m3/ha/năm. Nghiên cứu của Triệu Thái Hưng và cộng sự (2016) [74] đối với keo lai và Lê Đình Khả và cộng sự (2012) [82] đối với rừng trồng keo lai và Keo tai tượng cũng đã chỉ ra, sinh trưởng và năng suất rừng trồng keo ở khu vực Đông Nam Bộ luôn cao hơn so với khu vực phía Bắc.
Ảnh hưởng của yếu tố lập địa, lượng mưa bình quân của 3 năm theo dõi (2017 – 2019) ở Cam Lộ là 2.346,3 mm/năm, cao hơn đáng kể so với ở khu vực Yên Thế, 1.463,0 mm/năm (Bảng 2.2). Như vậy, lượng mưa hàng năm ở đây không cho thấy có mối liên hệ đến sinh trưởng của các dòng. Ngược lại, tầng đất ở Cam Lộ là tương đối mỏng (trung bình 40 cm) so với ở Yên Thế (trung bình 70 cm) (Bảng 2.2). Đây có thể là nhân tố chính dẫn đến sự khác biệt về sinh trưởng và năng suất giữa 2 địa điểm Yên Thế và Cam Lộ. Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (2001) [18] đưa ra nhận định rằng, độ dày tầng đất là
một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây rừng do liên quan đến sự phát triển của hệ rễ.
Sự tương tác giữa điều kiện ngoại cảnh với các dòng đến sinh trưởng của cây là có ý nghĩa. Điều này được thể hiện ở chỗ, dòng X201 sinh trưởng nhanh ở cả 3 địa điểm nghiên cứu, trong khi X101 và X102 sinh trưởng nhanh hơn ở Xuân Lộc nhưng kém hơn ở 2 địa điểm còn lại.
Hình 3.4: Hình ảnh cây bị bệnh và không bị bệnh ở tuổi 2 trong khảo nghiệm ô 49 cây tại Xuân Lộc
(Dòng BV73 (a) bị bệnh và X205 (b) không bị bệnh phấn hồng. Cây bị bệnh lá vàng sau đó
rụng. Vòng đỏ ở hình (a) là vị trí bệnh phấn hồng xuất hiện. Hai dòng được ở cạnh nhau (X205 và BV73F) của lặp II - Sơ đồ ở Phụ lục 1)
Về hình thái lá, tương tự như trong các khảo nghiệm ô 10 cây, hiện tượng lá nhỏ của 2 dòng keo lai tam bội X101 và X102 trong giai đoạn mùa đông cũng được thấy trong khảo nghiệm ô 49 cây tại Yên Thế và Cam Lộ và cũng không thấy xuất hiện ở Xuân Lộc. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sinh trưởng, năng suất của 2 dòng này kém hơn so với dòng X201 ở 2
(b) (a)
địa điểm Yên Thế và Cam Lộ, cần có những nghiên cứu thêm.
Tình hình bệnh hại phát sinh, nội dung này chỉ được thực hiện ở địa điểm Xuân Lộc, nơi có tỷ lệ cây bị bệnh phấn hồng xuất hiện đáng kể trong giai đoạn rừng mới khép tán. Bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor gây ra (Phạm Quang Thu, 2010) [126]. Đây là loại bệnh phổ biến nhất ở rừng trồng keo lai ở phía Nam, thường phát triển nhanh trong mùa mưa khi độ ẩm không khí cao. Bệnh phát triển mạnh nhất là thời kỳ cây 2 – 3 năm tuổi, vị trí bị bệnh trên cây từ độ cao 1/2 thân lên đến ngọn và ở cành. Cây bị bệnh thường có triệu chứng: lá vàng, vỏ bị mục sau đó bong mảng ở vị trí bị bệnh, cây gần như ngừng sinh trưởng. Những cây bị bệnh thường dễ bị gẫy ở vị trí bị bệnh khi có gió mạnh. Kết quả đánh giá trong khảo nghiệm ô 49 cây ở tuổi 2 tại Xuân Lộc cho thấy, bệnh phấn hồng xuất hiện chủ yếu trên 2 dòng keo lai nhị bội, với tỷ lệ thấp ở dòng TB12 (4,5%) và tương đối cao ở dòng BV73 (26,9%). Qua quan sát, đến thời điểm 3 năm tuổi, hầu như không có phát sinh thêm cây bị bệnh và dòng keo lai tam bội cũng không thấy xuất hiện triệu chứng của bệnh phấn hồng. Ngoài bệnh phấn hồng, bệnh chết héo do nấm Ceratocytis gây ra cũng xuất hiện hiện rải rác ở hầu hết các dòng keo lai trong khảo nghiệm (cả tam bội và nhị bội) nhưng với tỷ lệ rất nhỏ, chỉ từ 0,4 – 5,8% (Số liệu được tổng hợp trong Phụ lục 2a – Bảng 1). Sơ đồ vị trí cây bị bệnh cho thấy, cây bị bệnh phấn hồng phân bố có tính quy luật rất rõ ràng, tất cả các ô thí nghiệm (6/6 ô) của dòng BV73 đều xuất hiện cây bị bệnh. Trong khi, cây có triệu chứng của bệnh chết héo phân bố không có tính quy luật, chỉ xuất hiện rải rác ở một số ô thí nghiệm (Phụ lục 2a – Hình 1).
Đánh giá bước đầu về khả năng chống chịu gió của keo tam bội, nội dung này cũng chỉ được thực hiện ở địa điểm Xuân Lộc, nơi phải hứng chịu một đợt gió lốc vào tháng 8/20218 (rừng 2 tuổi), ảnh hưởng đáng kể đến cây trong mô hình. Kết quả đánh giá trong khảo nghiệm ô 49 cây đã cho thấy, tỷ lệ trung bình cây bị đổ ngả nghiêm trọng trong khảo nghiệm chỉ xấp xỉ là 4,5% (xảy ra rải
rác với các dòng) và 19,9% cây bị uốn cong nghiêm trọng (tập trung ở một số dòng). Hai dòng keo lai nhị bội (BV73 và TB12) có tỷ lệ cây uốn cong tương đối cao (lần lượt 27,5% và 36,9%), tương đương với dòng keo lai tam bội X205 (29,9%) và cao hơn đáng kể so với các dòng keo lai tam bội còn lại X101, X102 và X201 (lần lượt 16,8%, 3,8% và 4,3%). Cả 2 dòng Keo lá tràm (tam bội X41 và nhị bội Ctl26) hầu như không thấy xuất hiện cây bị uốn cong (Số liệu được tổng hợp trong Phụ lục 2a – Bảng 2). Việc đánh giá chính xác nguyên nhân làm cho cây bị đổ ngả, uốn cong là rất khó, bởi có nhiều yếu tố chi phối cùng lúc (hệ rễ, độ cứng, độ dẻo thân cây, khối lượng tán lá, nền đất, cường độ và hướng gió). Tuy nhiên, sơ đồ vị trí phân bố cây bị đổ ngả và uốn cong (Phụ lục 2a – Hình 2) phần nào cho thấy được tính quy luật và yếu tố nội tại (di truyền) có thể có ảnh hưởng đến tỷ lệ cây bị uốn cong của các dòng. Điều này được thể hiện, cây bị đổ ngả chỉ phân bố rải rác trong một số ô thí nghiệm và xuất hiện ở hầu hết các dòng keo lai (cả tam bội và tứ bội). Trong khi, cây uốn cong phân bố chủ yếu ở 3 dòng TB12, BV73 và X205. Phần lớn (5/6 ô) của mỗi dòng này đều xuất hiện cây bị uốn cong. Sinh khối lá có thể là một trong những yếu tố có liên quan đến tỷ lệ cây bị uốn cong. Cả 3 dòng có tỷ lệ uống cong cao là BV73, TB12 và X205 đều có sinh khối lá cao. Tỷ lệ giữa khối lượng lá tươi (kg)/D1.3 (cm) của 6 dòng keo lai (X101, X102, X201, X205, BV73, TB12) đã được xác định dựa trên số liệu của 5 cây/dòng được cắt hạ để thu mẫu gỗ tại Xuân Lộc. Theo đó, tỷ lệ cao nhất (0,9) đều thuộc về 3 dòng BV73, TB12 và X205, trong khi tỷ lệ chỉ là 0,7 cho những dòng còn lại không có cây bị uốn cong (Số liệu được tổng hợp trong Phụ lục 2c). Cần có đánh giá thêm về mối liên hệ này làm cơ sở khoa hoa cho chọn tạo được các giống keo có sinh trưởng nhanh nhưng có tán lá nhẹ có khả năng chịu gió tốt. Điều này là rất có ý nghĩa đối với vùng thường xuyên phải hứng chịu gió bão, cường độ gió thường lớn như khu vực miền trung.
Hình 3.5: Hình ảnh cây bị uốn và không bị uốn cong trong khảo nghiệm ô 49 cây tại Xuân Lộc
(Ba dòng BV73, TB12 và X205 cây bị uốn cong mạnh, trong khi dòng X102 cây vẫn
đứng thẳng)