Mức độ ra hoa, đậu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 130 - 131)

Bảng 3.27: Mức độ ra hoa, đậu quả của các dòng tại Đồng Phú và Xuân Lộc

TT Dòng Ký hiệu

Mức độ ra hoa (điểm)

Cường độ đậu quả (điểm)

Xuân lộc1 Đồng Phú2 Xuân lộc1 Đồng Phú2

A Keo lai, Keo lá tràm tam bội (3x)

1 X01 MA 3 - 0 - 2 X11 MA 3 3 0 0 3 X41 Aa 1 3 0 1 4 X42 Aa 1 3 0 0 5 X101 AM 3 - 0 - 6 X102 AM 3 3 0 0 7 X201 AM 3 3 1 1 8 X202 AM - 3 - 0 9 X204 AM 3 3 0 0 10 X205 AM 3 3 0 0 11 X1100 MA* 3 - 0 - 12 X1200 MA* 3 - 0 - 13 X1201 MA* 3 - 0 -

B Keo lai, Keo lá tràm nhị bội (2x)

1 BV73 - 3 - 3 3

2 BV33 - - 3 - 3

3 Clt18 - - 3 - 3

Fpr (α = 0,05)

AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x; MA = Keo tai tượng 4x × hạt phấn tự do; Aa = Từ Keo lá tràm 2x tự thụ phấn; 1Đánh giá ở 2,5 tuổi; 23,5 năm tuổi.

Mức độ ra và đậu quả của các dòng keo tam bội và nhị bội được đánh giá đồng thời ở 2 độ tuổi khác nhau (cây 2,5 tuổi ở Xuân Lộc và cây 3,5 tuổi ở

Đồng Phú). Một số kết quả chính thu được như sau:

Qua quan sát ở 2 hiện trường Xuân Lộc và Đồng Phú cho thấy, hầu hết các dòng keo lai (cả tam bội và nhị bội) đều xuất hiện mầm hoa lần đầu tiên “bói” sau 1 tuổi, tuy nhiên số lượng hoa nở ít. Sau 2 tuổi, tất cả các dòng keo lai tam bội và nhị bội được quan sát đều cho hoa nhiều, hoa xuất hiện hầu như toàn bộ tán cây (3 điểm). Hai dòng Keo lá tràm tam bội X41 và X42 xuất hiện hoa muộn hơn so với các dòng keo lai ở địa điểm Xuân Lộc, sau tuổi 2 mới bắt đầu xuất hiện đợt hoa đầu tiên với số lượng không nhiều (1 điểm). Ở Đồng Phú, cả 2 dòng X41 và X42 đều cho nhiều hoa (3 điểm) ở 3,5 tuổi (Bảng 3.27).

Trong số những dòng được quan sát, chỉ có 1 dòng keo lai tam bội X201 ở cả 2 địa điểm và dòng Keo lá tràm tam bội X41 ở Đồng Phú là cho quả nhưng với mức độ rất thấp (1 điểm). Trong khi, cả 2 dòng keo lai nhị bội (BV33 và BV73) và dòng Keo lá tràm Ctl18 nhị bội đều cho quả rất nhiều (3 điểm). Đối với dòng keo lai tam bội X01, một nghiên cứu trước đây của Nghiêm Quỳnh Chi và cộng sự (2018) [43] đã chỉ ra là có đậu quả trong 2 mùa theo dõi liên tiếp tại Bàu Bàng (Bình Dương). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, dòng X01 mặc dù vẫn cho nhiều hoa nhưng không thấy đậu quả ở cả 2 địa điểm theo dõi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)