Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của Keo tai tượng và Keo lá tràm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 27 - 29)

Keo tai tượng và Keo lá tràm là 2 loài được sử dụng để lai tạo ra giống keo lai. Vì vậy, đặc điểm sinh sản của 2 loài này đã được nghiên cứu tương đối bài bản để phục vụ cho công tác lai giống. Sedgley và cộng sự (1992a) [114] đã nghiên cứu đặc điểm vật hậu của Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Sabah (Malaysia) và Bắc Queenland (Australia). Kết quả cho thấy, khả năng sinh sản của cả 2 loài này ở Malaysia đều cao hơn so với ở Australia, do có mức độ ra hoa cao hơn và thời gian ra hoa dài hơn. Thời điểm ra hoa cũng có sự khác biệt giữa 2 nước. Ở Australia, chỉ ra hoa một mùa, rộ nhất là từ tháng 3 và tháng 5 cho cả 2 loài, quả chín vào giữa tháng 10 và tháng 4. Tuy nhiên, thời điểm ra hoa của 2 loài rất hiếm khi trùng nhau. Trong khi, ở Malaysia mùa hoa chính

là từ tháng 12 đến tháng 3, quả chín từ tháng 4 đến tháng 8 cho Keo tai tượng. Keo lá tràm ra hoa muộn hơn, từ tháng 5 đến tháng 9, quả chín rộ giữa tháng 11 và tháng 1. Ngoài ra, cả 2 loài còn có thể ra hoa ở những thời điểm khác trong năm nhưng thường không đậu quả hoặc với tỷ lệ rất ít. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của Keo tai tượng và Keo lá tràm ở 2 nước Austrlia và Malaysia đã được Sedgley và cộng sự (1992b) [115] báo cáo như sau:

(i) Về đặc điểm vật hậu, thời kỳ ra hoa của 2 loài ở Atherton (Australia) là vào giữa tháng 2 và tháng 8, quả chín vào giữa tháng 9 – 4. Thời gian hoa nở thường kéo dài từ 4 – 8 ngày, xen giữa thời kỳ không nở hoa từ 3 – 18 ngày. Keo tai tượng cho quả hàng năm nhưng Keo lá tràm có ít quả trong thời gian theo dõi.

(ii) Đặc điểm sinh học của hoa là tương tự nhau giữa 2 loài, giữa các cây và giữa địa điểm nghiên cứu (Australia và Malaysia). Bộ phấn hoa bội (polyad) của cả 2 loài đều có 16 hạt phấn, đường kính trung bình 36,5 µm cho Keo tai tượng và 38,9 µm cho Keo lá tràm. Cấu trúc bên ngoài của bộ phấn hoa bội là tương tự nhau. Nhụy đơn có ống nhụy dài, với đầu nhụy lõm có đường kính 80,9 µm đối với Keo tai tượng và 68,7 µm đối với Keo lá tràm. Số hoa/bông và tỷ lệ hoa đực/bông là có sự khác biệt giữa 2 loài. Ngay trong cùng 1 loài, số liệu cũng có sự khác biệt lớn theo năm theo dõi. Số liệu theo dõi của Keo tai tượng trong 3 năm (1989 – 1991) giao động từ 158,9 – 212,9 hoa/bông và tỷ lệ hoa đực/bông giao động từ 23,4 – 57,4%. Giá trị tương ứng của Keo lá tràm là 56,0 – 92,2 hoa/bông và tỷ lệ hoa đực/bông là 2,9 – 5,9%. Hoa đực thường xuất hiện ở phần gốc của bông. Hầu hết hoa đực đều không có nhụy hoặc một số có nhưng nhỏ (thường không có đầu nhụy cũng như bầu nhụy).

Josue (1992) [79] báo cáo về đặc điểm sinh sản và hạt của 2 loài Keo tai tượng và Keo lá tràm trong vườn lai tại Gum Gum (Malaysia). Kết quả cho thấy, trong số 12 cây Keo tai tượng và 14 cây Keo lá tràm được quan sát ở tuổi 3 thì có 20% cây Keo tai tượng bắt đầu ra chồi hoa vào tháng 11, trong khi đó

Keo lá tràm chỉ có 7%. Đến tháng 12, tất cả Keo tai tượng cho chồi hoa, trong khi Keo lá tràm cũng chỉ có 50%. Hầu hết số cây Keo tai tượng được quan sát bắt đầu nở hoa vào tháng 1 (92%) và kết thúc vào tháng 2. Keo lá tràm có phần muộn hơn với chỉ có 57% ra hoa vào tháng 1. Đến tháng 3, hầu hết số cây Keo tai tượng đã cho quả nhưng một số cành vẫn còn trong giai đoạn ra hoa. Tất cả cây Keo lá tràm mới nở hoa rộ ở thời điểm này. Thời điểm nở hoa trùng nhau lớn nhất giữa 2 loài là vào tháng 3 và đây có thể là thời điểm xuất hiện giống lai giữa 2 loài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)