Henry và cộng sự (2010) [72] đã đưa ra nhận định rằng, hầu hết hậu thế của cây tam bội thường ở dạng lệch bội. Theo Griffiths và cộng sự (2000) [60], thể lệch bội là sự xuất hiện của một số lượng nhiễm sắc thể khác thường trong bộ nhiễm sắc thể của một tế bào. Nó không bao gồm sự khác biệt về một hay nhiều hơn một bộ nhiễm sắc thể đơn hoàn chỉnh trong bộ nhiễm sắc thể. Trong bất kỳ trường hợp nào bộ nhiễm sắc thể bao gồm một hay nhiều bộ nhiễm sắc thể đơn hoàn chỉnh thì được gọi là thể bội chỉnh. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, những cây có nhiễm sắc thể lệch bội thường yếu và chỉ có thể sống được trong thời gian ngắn (Husband và Sabara, 2004; Malallah và cộng sự, 2001; Richardson và cộng sự, 2015) [76], [94], [108]. Vì vậy, biết được bội thể của hậu thế của dòng keo tam bội có thể dự đoán được khả năng tồn tại, sinh trưởng và phát triển của chúng.
Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, hầu hết hậu thế của dòng keo tam bội X201 đều ở dạng lệch bội, trên 90% có mức độ bội thể nằm trong khoảng giữa tam bội và tứ bội (3x+ và 4x-) (Hình 3.28). Kết quả tương tự cũng đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu trước đây đối với keo lai và cây dương tam bội. Tuy nhiên, mức độ bội thể của hậu thế cây tam bội là khác nhau giữa các nghiên cứu. Nghiêm Quỳnh Chi và cộng sự (2018) [43] đã chỉ ra, 25/26 cây hậu thế
của dòng Keo lai tam bội X01 ở Bàu Bàng (Bình Dương) ở dạng lệch bội, mức độ bội thể nằm giữa nhị bội và tam bội (2x+ và 3x-). Tương tự, Johnsson (1942) [77] đã tiến hành đếm nhiễm sắc thể của 308 hậu thế của cây Dương (Populus tremula) tam bội được tạo ra từ các phép lai với cây nhị và giữa cây tam bội với nhau. Kết quả, trong số cây hậu thế của phép lai giữa 3x × 3x chỉ có 18% là cây bội chỉnh (tam bội), số còn lại là ở thể lệch bội (52,1% mức độ bội thể nằm giữa nhị bội và tam bội, 23,3% nằm giữa tam bội và tứ bội). Tương tự, hầu hết hậu thế của phép lai giữa 3x × 2x cũng ở thể lệch bội. Kết quả nghiên cứu về bội thể đã phần nào lý giải tại sao hậu thế của keo tam bội lại có sức sống kém, sinh trưởng chậm, còi cọc và chỉ có thể sống được trong thời gian ngắn.
Hình 3.28: Mức bội thể của các cây hậu thế của dòng keo lai tam bội X201 (TSQP = tần số quang phổ tương ứng vị trí số lượng nuclei cao nhất của mẫu; đối chứng
Hình 3.29: Biểu đồ tần số dòng chảy tế bào của đối chứng 2x, 3x, 4x (a) và cây hậu thế số 7 của dòng X201 (b)
(TSQP: tần số quang phổ tương ứng với số lượng nuclei cao nhất; 2x, 3x, 4x: tương
đương với cây nhị bội (BV10), tam bội (X201) và tứ bội (M22); C7: cây hậu thế số 7 của dòng X201; Pea: hạt đậu Hà Lan)
(b) (a) S ố lư ợng nuc lei S ố lư ợng nuc lei Tần số quang phổ
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ