Nghiên cứu cải thiện giống theo tính trạng tính chất gỗ cho một số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 25 - 27)

loài keo

Là nguồn nguyên liệu quan trọng của ngành chế biến gỗ ở nhiều nước trong khu vực nhiệt đới, gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm và keo lai đã được nhiều nước quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính chất gỗ của 3 loài này đã được công bố nhưng ở đây chỉ tóm tắt kết quả của một số công trình nghiên cứu mang tính đại diện cho loài:

Nghiên cứu về khối lượng riêng và độ bền chịu nén dọc thớ của gỗ Keo tai tượng, Makino và cộng sự (2012) [93] đã chỉ ra: (i) khối lượng riêng của gỗ và độ bền nén dọc thớ gỗ ở tuổi 5 lần lượt là 0,42 g/cm3 và 32,0 MPa; và ở tuổi 7 là 0,45 g/m3 và 32,8 MPa. Khối lượng riêng của gỗ có tương quan thuận với đồ bền nén dọc thớ (r = 0,790 ở tuổi 5 và r = 0,583 ở tuổi 7). Rindarto và cộng sự (2021) [110] đã nghiên cứu về tính chất gỗ của Keo tai tượng của 3 thế hệ ở Java (Indonesia) và đã báo cáo: các tính chất vật lý và cơ lý gỗ của Keo tai tượng là không có sự khác biệt đáng kể giữa 3 thê hệ. Khối lượng riêng của gỗ Keo tai tượng có tương quan chặt với tất cả các tính chất cơ lý gỗ được nghiên cứu.

Nugroho và cộng sự (2012) [100] đã nghiên cứu tính chất gỗ của 5 xuất xứ Keo tai tượng 23 tuổi tại Yoyakarta (Indonesia). Kết quả, chiều dài của sợi gỗ ở các vị trí gần với lõi, gần vỏ và vị trí giữa gỗ non và gỗ thành thục là có sự khác biệt rõ rệt giữa các xuất xứ. Ngược lại, các tính gỗ khác như: diện tích vách sợi gỗ, độ dày thành sợi gỗ, đường kính sợi gỗ, đường kính lỗ mạch, mật độ mạch và khối lượng riêng của gỗ là không có sự khác biệt rõ ràng giữa các xuất xứ. Khối lượng riêng có tương quan chặt với diện tích vách của sợi gỗ. Tác giả đã nhận định xuất xứ Sidei và Diantree là 2 xuất xứ tốt nhất trong các xuất xứ được nghiên cứu có thể đưa vào chương trình chọn tạo giống cho Keo tai tượng ở Indonesia để cải thiện chất lượng gỗ do có sợi gỗ dài và tỷ lệ gỗ giác ít.

Về gỗ Keo lá tràm, nghiên cứu của Shukor và cộng sự (1997) [119] đã chỉ ra, khối lượng riêng của gỗ Keo lá tràm tại Malaysia là có sự khác biệt đáng kể giữa các xuất xứ. Song, không có sai khác rõ ràng về độ co rút theo phương tiếp tuyến cũng như theo phương xuyên tâm giữa các xuất xứ được nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã nhận định rằng, các xuất xứ Keo lá tràm từ Wenlock River (Queensland), East Alligtor, Howard Springs (Northern Territory) là những xuất xứ cho sinh trưởng và tính chất gỗ tốt cho trồng rừng công nghiệp. Nghiên cứu về khả năng chống chịu hiện tượng mục tự nhiên của gỗ Keo lá tràm (9 – 12 tuổi) đã được thực hiện ở Bangladesh, thông qua tỷ lệ phần trăm trọng lượng gỗ mất đi theo thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gỗ giác có tỷ lệ phần trăm trọng lượng mất đi cao hơn rõ rệt so với với gỗ lõi (22,2% so với 4,4% sau 12 tuần). Qua đó, tác giả đã kết luận rằng, gỗ lõi là có độ bền tự nhiên tốt hơn gỗ giác (Ashaduzzaman và cộng sự, 2011) [36].

Shukla và cộng sự (2007) [117] đã báo cáo về tính chất vật lý và cơ lý gỗ của Keo lá tràm ở 3 độ tuổi (8, 12 và 13 tuổi) tại Karnataka (Ấn Độ) như sau: (1) khối lượng riêng của gỗ lần lượt là 0,57 g/cm3, 0,60 g/cm3 và 0,62 g/cm3; (2) tổng độ co rút gỗ theo chiều dọc thớ lần lượt là 0,53%, 0,61% và 0,61%, theo phương xuyên tâm lần lượt là: 2,66%, 2,66% và 2,64%, theo phương tiếp tuyến là: 5,34%, 5,06% và 5,43%, và theo thể tích là: 7,84%, 7,35% và 8,22%; (3) độ bền uốn tĩnh lần lượt là: 73,9 MPa, 87,8 MPa và 91,6 MPa; mô-đun đàn hồi là: 8,9 GPa, 10,8 GPa và 10,9 GPa.

Đánh giá ảnh hưởng của tuổi cây đến tỷ lệ gỗ lõi của Keo lá tràm tại Indonesia, Hendrati và Nurrohmah (2018) [71] đã báo cáo, tỷ lệ gỗ lõi có sự khác biệt lớn giữa các gia đình bắt đầu từ thời điểm 30 tháng tuổi và sự khác biệt ngày càng tăng theo độ tuổi. Tonouéwa và cộng sự (2020) [127] đã nghiên cứu về tính chất vật lý, cơ lý gỗ của Keo lá tràm ở 3 cấp độ tuổi (rừng non 6 – 9 tuổi, trung niên 9 – 11 tuổi và già 15 – 29 tuổi) trên 3 lập địa khác nhau ở Benin (West Africa). Kết quả, tuổi là nhân tố chính ảnh hưởng đến tính chất cơ

lý gỗ của Keo lá tràm. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra kết luận: Keo lá tràm 15 tuổi có thể đáp ứng được cho mục đích sử dụng gỗ. Khối lượng riêng của gỗ có tương quan nghịch với độ co rút (tức khối lượng riêng càng cao thì độ co càng nhỏ).

Yong và cộng sự (2013) [134] đã công bố kết quả nghiên cứu một số tính chất gỗ keo lai cho mục đích làm giấy. Theo đó, hàm lượng α-cellulose của keo lai là thấp hơn Keo tai tượng (40,7% so với 45%) và tương đương Keo lá tràm (40,5%). Tuy nhiên, hàm lượng các hợp chất tự nhiên của gỗ keo lai thấp hơn so với hai loài trên. Chiều dài sợi của keo lai là 1,19 mm, vượt so với Keo tai tượng và Keo lá tràm lần lượt là 17,7 và 26,4%. Rokeya và cộng sự (2010) [112] đã chỉ ra khối lượng riêng của gỗ ở độ ẩm 12% của keo lai 9 – 12 tuổi tại Bangladesh là 0,56 g/cm3. Sharma và cộng sự (2018) [116] nghiên cứu về tính chất gỗ của 3 dòng keo lai (HD3, K47, H4) 8 tuổi tại Karnataka (Ấn Độ). Kết quả, tỷ lệ gỗ lõi từ 57,6 – 62,2%, khối lượng riêng gỗ cơ bản 0,396 – 0,445 g/cm3, tổng độ co rút theo thể tích từ 7,8 – 8,6%; độ bền uốn tĩnh từ 46,9 – 58,4 MPa (khác biệt ý nghĩa giữa các dòng), mô-đun đàn hồi từ 6,6 – 8,6 (GPa) (khác biệt có ý nghĩa giữa các dòng).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)