Về sản lƣợng xuất khẩu

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 38 - 40)

Từ năm 1989 bắt đầu xuất khẩu gạo đến nay, Việt Nam đƣợc biết là nƣớc chuyên xuất khẩu gạo đứng hàng nhất nhì thế giới với sản lƣợng có xu hƣớng tăng không ngừng qua các năm. Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, sản lƣợng gạo xuất khẩu của ta theo thống kê không đơn thuần chỉ là tăng mà có sự biến động mạnh mẽ. Nếu năm 2011 và 2012 sản lƣợng gạo không ngừng tăng cao giúp Việt Nam giữ vững ngôi vị á quân xuất khẩu của mình thì năm 2013 lại là một năm đầy chông gai đối với xuất khẩu gạo khi sản lƣợng xuất khẩu giảm gần 1.500 ngàn tấn, lùi một bậc trong xếp hạng các quốc gia xuất khẩu gạo của thế giới. Tình hình đó kéo dài cho đến 6 tháng đầu năm nay vẫn chƣa có bƣớc khởi sắc khi mà sản lƣợng gạo xuất khẩu tiếp tục sụt giảm so với cùng kỳ năm trƣớc.

3.261 3.583 6.610 8.016 7.110 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2011 2012 6th2013 2013 6th2014 Ng àn T ấn Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011-6th2014

Hình 4.1. Sản lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2011 – 6/2014

Mặc dù từ năm 2010, Philippines – thị trƣờng nhập khẩu gạo chủ yếu của nƣớc ta đã tuyên bố đủ gạo, không cần nhập khẩu đến giữa năm 2011; Ấn Độ đƣa tin chuẩn bị xuất khẩu gạo trở lại; Campuchia thì lại tăng đầu tƣ cho ngành lúa gạo, chuẩn bị tự xuất khẩu gạo tạo nên nhiều áp lực cho ngành xuất khẩu gạo của nƣớc ta nhƣng so với năm 2010, sản lƣợng gạo xuất khẩu năm 2011 tăng thêm 224 ngàn tấn tƣơng đƣơng 3,25% lên đến 7.110 ngàn tấn. Và

không ngừng ở đó, năm 2012 có thể nói là đỉnh cao của xuất khẩu gạo Việt Nam khi sản lƣợng tăng đạt đến con số kỷ lục 8.016 ngàn tấn, tức tăng thêm 906 ngàn tấn tƣơng đƣơng 12,74% so với năm trƣớc. Đó là những con số ấn tƣợng đạt đƣợc một phần nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật và phần còn lại quan trọng hơn cả là công tác điều hành, chính sách của Nhà nƣớc. Từ khoa học kỹ thuật tiến bộ nghiên cứu ra đƣợc nhiều loại giống lúa mới có nâng suất, chất lƣợng cao hơn đáp ứng cho cả nhu cầu trong nƣớc lẫn xuất khẩu; các phƣơng thức chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cũng đƣợc cải thiện ngày một tốt hơn đảm bảo phát huy tối đa những đặc điểm ƣu việt của các loại giống mới. Về phía nhà nƣớc, với quyết định thu mua tạm trữ lúa, gạo kịp thời để bình ổn giá kết hợp với công tác điều chỉnh xuất khẩu hợp lý theo tình hình biến động của thị trƣờng đã phần nào tạo điều kiện góp phần đẩy mạnh số lƣợng gạo xuất khẩu phát triển vƣợt bậc. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan trên còn phải kể đến nguyên nhân khách quan từ phía thị trƣờng xuất khẩu. Trong khi năm 2011 sản lƣợng xuất khẩu gạo tăng chủ yếu là do sự tăng trƣởng nhập khẩu đột ngột lên đến 1.195 ngàn tấn của Indonesia thì đến năm 2012 Trung Quốc mới là thị trƣờng xuất khẩu hàng đầu của nƣớc ta với số lƣợng nhập khẩu tăng vọt chiếm gần ¼ thế giới, cao hơn năm trƣớc những 1.613 ngàn tấn. Kết hợp với các thị trƣờng hàng đầu khác nhƣ Philippines, Malaysia, Bờ Biển Ngà, Gana,...cũng đồng loạt tăng hơn 100 ngàn tấn mỗi quốc gia nên cho dù sản lƣợng nhập khẩu của Indonesia đã giảm hơn 1.000 ngàn tấn năm 2012 vẫn không hề làm tổng sản lƣợng cả nƣớc giảm xuống. Trƣớc thành công vang vội của năm 2012 thì năm 2013 có thể xem là một năm đầy cam go đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam. Sản lƣợng xuất khẩu giảm mạnh từ 8.016 ngàn tấn xuống chỉ còn 6.610 ngàn tấn thấp hơn cả năm 2011, sụt mất 17,54% tƣơng đƣơng 1.406 ngàn tấn kéo nƣớc ta xuống vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng thế giới. Xét trực diện nguyên nhân của sự sụt giảm này đó là do sự giảm mạnh về nhu cầu từ các thị trƣờng truyền thống nhƣ Malaysia, Philippines và Indonesia. Trong đó Indonesia đƣợc ghi nhận là giảm mạnh nhất với 81,42% sản lƣợng, kế tiếp là Philippines với 67% và Malaysia 39,05%. Song song với nguồn cầu ngày một thu hẹp thì nguồn cung lại càng dƣ thừa, năm 2013 Thái Lan tồn kho khoảng 5 triệu tấn gạo dẫn đến việc họ quyết định hạ giá bán lỗ để xả hàng tồn. Mặc khác về phía các doanh nghiệp Việt Nam, để đảm bảo nông dân có thu lãi 30% vẫn tiếp tục thu mua tạm trữ lúa, gạo với giá cao. Chính từ giá thu mua này đã đẩy giá xuất khẩu của Việt Nam lên cao, càng không cạnh tranh lại với gạo Thái Lan, Ấn Độ trở nên lao đao, sụt giảm nghiêm trọng.

Chƣa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng thừa của thị trƣờng gạo thế giới nên sản lƣợng gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2014 vẫn tiếp tục giảm 322 ngàn tấn xuống còn 3.261 ngàn tấn so với cùng kỳ năm trƣớc. Tuy đã trúng thầu xuất khẩu sang thị trƣờng Malaysia 200 ngàn tấn gạo và ký 3 hợp đồng buôn bán gạo lớn với Philippines nhƣng nhìn chung xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm của nƣớc ta sụt giảm ở hầu khắp các thị trƣờng. Trong đó giảm mạnh ở Senegal 97,28% về lƣợng, Indonesia 92,01%, Angola 91,12%, Algeria 82,77% và Ba Lan 80,19%. Đối mặt với tình hình gạo thế giới bất lợi hiện nay, năng lực cạnh tranh đƣợc xem là yếu tố quyết định mà trong khi đó gạo cấp thấp của Việt Nam không thể cạnh tranh với gạo cấp thấp của Ấn Độ về giá, và gạo cấp cao của Việt Nam khó vƣợt qua gạo cấp cao của Thái Lan về chất lƣợng. Đó chính là lý giải cho vì sao gạo xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn trong suốt thời gian qua.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 38 - 40)