Lựa chọn các giải pháp

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 113 - 115)

Dựa vào ma trận SWOT và các mục tiêu, định hƣớng phát triển của Thành phố Cần Thơ, các giải pháp đƣợc lựa chọn là:

Phát triển thị trƣờng mới. Trong bối cạnh cạnh tranh gây gắt ngày nay thì càng có thêm nhiều thị trƣờng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Cần Thơ càng phát triển bền vững hơn. Xét từng thị trƣờng ta thấy, Philippines, Malaysia, Indonesia tuy nhu cầu đƣợc dự báo tăng nhƣng để thâm nhập thêm thì không phải là chuyện dễ khi mà gạo Thái Lan đã trở lại với giá cạnh tranh và tình hình xuất khẩu sang các quốc gia này đang tăng rất thuận lợi. Chƣa kể đến, hiện Malaysia đang chuộng các loại gạo chất lƣợng cao mà gạo Cần Thơ thì không bằng Thái Lan. Về phía Philippines tuy vẫn trung thành với các loại gạo cấp thấp nhƣng giá nhập khẩu thấp, không mang lại lợi nhuận hấp dẫn nếu thâm nhập. Indonesia có nhu cầu thay đổi thất thƣờng nên không phải là một lựa chọn khôn ngoan để thâm nhập về lâu về dài. Singapore có khoảng 28% gạo là nhập khẩu từ nƣớc ta, trong đó hầu hết đều là gạo Cần Thơ xuất khẩu vì vậy để thâm nhập thành công thì hiển nhiên Cần Thơ phải chiếm đƣợc thị phần

của Ấn Độ hoặc Thái Lan mà việc này thì không có cơ sở trong tình trạng hiện nay. Còn lại Trung Quốc vừa có nhu cầu tăng vừa có điều kiện thuận lợi khi cùng là thành viên của APEC nhƣng đáng tiếc loại gạo ƣa nhập khẩu của quốc gia này với loại gạo chủ lực của Cần Thơ không tƣơng thích nên cũng khó mà thâm nhập thêm. Trong khi thâm nhập các thị trƣờng quen thuộc khó mà đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn thì phát triển thị trƣờng xuất khẩu mới lại rất đáng thử sức. Ngay cả Campuchia mới xuất khẩu độc lập không bao lâu cũng có thể sản xuất ra các loại gạo đƣợc Châu Âu rất ƣa chuộng thì Cần Thơ với kinh nghiệm dày dặn không lí nào không thể. Khuyết điểm lớn nhất của ta không phải là chất lƣợng gạo thấp hơn Campuchia mà là sự đồng đều, ổn định trong chất lƣợng gạo. Vì vậy ta chỉ cần duy trì sao cho gạo có chất lƣợng cao đồng nhất, giá có thể cao hơn Campuchia một chút nhƣng thấp hơn Thái Lan thì có thể đƣợc đón nhận. Bởi trong khi tại các quốc gia chuyên dùng gạo cấp thấp, khách hàng sẵn sàng chuyển sang sử dụng gạo cấp cao khi nó giảm giá không quá chênh lệch với gạo cấp thấp thì tại các quốc gia chuyên dùng gạo cấp cao, nếu 2 loại gạo có chất lƣợng tƣơng đƣơng mà giá cả khá chênh lệnh thì chắc chắn khách hàng cũng sẵn sàng thay đổi, huống hồ các nƣớc phƣơng Tây vốn có tính chấp nhận rủi ro và thích thử nghiệm những cái mới.

Nâng cao chất lƣợng gạo tiến tới nâng cao thƣơng hiệu. Muốn phát triển thị trƣờng mới thì việc đầu tiên Cần Thơ cần thực hiện là nâng cao chất lƣợng gạo đặc biệt là đảm bảo cho chất lƣợng gạo đồng đều và dƣ lƣợng hóa chất phù hợp bởi các thị trƣờng ngày nay nhất là phƣơng Tây rất xem trọng vấn đề an toàn. Mặt khác giải pháp này cũng theo đúng hƣớng phát triển tăng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao của Thành phố và hiện đang đƣợc Nhà nƣớc rất quan tâm khuyến khích với nhiều chính sách ƣu đãi. Ngoài nâng cao chất lƣợng thì nâng cao thƣơng hiệu cũng quan trọng không kém. Vì dù chất lƣợng có cao đến đâu mà thƣơng hiệu không đƣợc khách hàng biết đến, tin tƣởng thì đừng nói chi là mua về huống nữa là sử dụng. Đặc biệt đối với các thị trƣờng mới thì thƣơng hiệu chính là bảng hiệu sống thu hút và đảm bảo niềm tin cho ngƣời tiêu dùng.

Liên kết theo chiều ngang giữa nông dân và nông dân. Hiện hoạt động xuất khẩu gạo Cần Thơ đang đứng trƣớc 2 thử thách một là về chất lƣợng hai là về giá cả. Do sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún nên chất lƣợng gạo không đồng đều trong khi các thị trƣờng khó tính lại đòi hỏi ngày càng cao về chất lƣợng mà Thành phố thì đang có ý định phát triển thị trƣờng mới. Mặt khác cạnh tranh sắp tới sẽ chỉ có hơn chứ không giảm, gạo Thái sụt giá, gạo Ấn Độ giá vốn thấp, thêm vào đó sự phát triển của các đối thủ mới nhƣ Campuchia, Myanmar vì vậy để giữ vững thị phần thì bắt buộc Cần Thơ phải làm sao có

mức giá bán ra hợp lí. Giải quyết những lo âu trên liên kết theo chiều ngang là biện pháp tốt nhất. Bằng cách này việc sản xuất lúa gạo sẽ đƣợc tập trung hơn, giúp giảm chi phí nhờ quy mô làm tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời tham gia mô hình này ngƣời nông dân còn đƣợc cung cấp cùng một loại giống tốt, chất lƣợng cao, đƣợc hƣớng dẫn các phƣơng pháp canh tác hiện đại, hiệu quả nhất giúp nâng cao và đảm bảo sự đồng nhất trong chất lƣợng gạo.

Liên kết theo chiều dọc giữa doanh nghiệp và nông dân. Trong kinh doanh chỉ khi cung gặp cầu thì mới đem lại hiệu quả tối ƣu. Nhƣng ở Cần Thơ thời gian qua do các doanh nghiệp vẫn còn thu mua chủ yếu qua thƣơng lái, không có sự liên kết giữa ngƣời sản xuất và ngƣời xuất khẩu nên dẫn đến tình trạng thiếu thừa không đáng có. Các doanh nghiệp thì không chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu để ký hợp đồng xuất khẩu trong khi các đối thủ thì luôn chực chờ thay thế, còn ngƣời nông dân thì không nắm bắt đƣợc loại gạo nào cần thiết để trồng. Để giải quyết triệt để thực trạng đau đầu này thì cách duy nhất là ngƣời nông dân phải sản xuất dựa trên nhu cầu trong hợp đồng của các doanh nghiệp hay nói cách khác là phải có mối quan hệ chặt chẽ theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp và ngƣời nông dân.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)