Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trƣờng

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 71 - 89)

4.2.4.1. Về sản lượng xuất khẩu

Thành phố Cần Thơ có thị trƣờng xuất khẩu gạo rất rộng lớn trải khắp cả năm Châu: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Úc. Trong đó, Châu Á là thị trƣờng chiếm sản lƣợng nhập khẩu lớn nhất với nhiều quốc gia đứng hàng top nhập khẩu gạo của Cần Thơ nhƣ Trung Quốc, Philipines, Malaysia, Singapo, Indonesia. Xếp thứ hai là Châu Phi cùng các vị trí tiếp theo luân phiên thuộc về Châu Âu, Châu Mĩ và Châu Úc. Tùy từng năm mà các châu sẽ có những biến hóa về tỉ trọng trong cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu gạo

1,36% 2,84% 0,85% 24,39% 8,98% 62,94%

Châu Á Châu Âu Châu Phi Châu Mĩ Châu Úc

2,61%

2,45% 2,45% 23,98%

68,51%

Châu Á Châu Âu Châu Phi Châu Mĩ Châu Úc

2,74% 1,12%

0,3% 16,35% 79,49%

Châu Á Châu Âu Châu Phi Châu Mĩ Châu Úc 1.36 26,74% 4,74% 0,87% 66,29%

Châu Á Châu Âu Châu Phi Châu Mĩ Châu Úc

Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính - Sở Công Thương Cần Thơ, 2011-6th2014

Hình 4.11. Cơ cấu thị trƣờng theo sản lƣợng gạo xuất khẩu của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-6th2014

3,97% 4,98% 9,18%

27,43% 55,44%

Châu Á Châu Âu Châu Phi Châu Mi Châu Úc

Năm 2011 Năm 2012

Năm 2013

 Châu Phi

Là thị trƣờng nhập khẩu nhiều thứ 2 của gạo xuất khẩu Cần Thơ. Hằng năm lƣợng gạo mà Châu Phi nhập từ Thành phố đạt trên 200 ngàn tấn, chiếm khoảng 2,22% tổng sản lƣợng gạo nhập khẩu của nƣớc này. Trong đó, các nƣớc chiếm đa số lƣợng nhập khẩu là Bờ Biển Ngà, Angola và Ghana với đủ các loại gạo từ cấp cao, trung cho đến thấp. Nhìn chung, trong giai đoạn 2011- 6th2014, tỉ trọng về sản lƣợng gạo nhập khẩu của Châu Phi có giảm nhƣng không nhiều và đáng lo ngại. Năm 2011, chiếm 27,43% tổng sản lƣợng gạo xuất khẩu của Cần Thơ, đến năm 2012 thì giảm 3,04% xuống còn 24,39%. Năm gần đây nhất là 2013 thì chỉ còn 23,98%, tiếp tục giảm so với năm trƣớc đó 0,41%. Riêng nửa đầu năm 2014, tuy biến động có tƣơng đối lớn sụt mất 10,39% từ 26,74% của cùng kỳ năm trƣớc co lại chỉ còn 16,35% do bị Châu Á lấn át nhƣng vẫn chƣa thể vội vàng đƣa ra kết luận gì bởi tình hình chắc chắn còn thay đổi dài cho đến cuối năm. Ở châu lục này, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nói chung hay Cần Thơ nói riêng gặp nhiều thuận lợi mà cũng không ít khó khăn. Thuận lợi là nhu cầu sử dụng gạo của Châu Phi nhiều thuộc hàng bậc nhất thế giới với trên 9 triệu tấn gạo/năm và có xu hƣớng ngày càng tăng, trong khi đó giá gạo Việt Nam lại tƣơng đối rẻ so với thế giới cho nên không có lý do nào gạo Việt Nam không đƣợc các nƣớc Châu Phi ƣa chuộng. Nhƣng khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trƣờng này nhất là ở khâu thanh toán. Mặt khác các doanh nghiệp hai bên thƣờng thiếu thông tin về thị trƣờng, đối tác của nhau. Vì thế, để tránh rủi ro, gạo Việt Nam thƣờng đƣợc xuất sang Châu Phi thông qua qua các công ty trung gian quốc tế. Điều này đã dẫn đến tình trạng giá gạo xuất khẩu bị đội lên, khó lòng cạnh tranh với gạo giá rẻ Ấn Độ, nếu không khắc phục trong tƣơng lai sẽ có nguy cơ bị cƣớp mất thị phần. Thấy đƣợc những điểm bất lợi trên, hiện các doanh nghiệp Cần Thơ đã và đang cố gắng hơn nữa với mục đích xuất khẩu trực tiếp càng nhiều sang các quốc gia này và gây dựng nên thƣơng hiệu gạo Việt tại đây sau nhiều năm bỏ lỡ.

Về phía đối thủ cạnh tranh, ở Châu lục này, đối thủ đáng gờm nhất của ta là Ấn Độ. Nhƣng xét thời gian gần đây từ 6th2013-6th2014, ta thấy gạo xuất khẩu Ấn Độ chủ yếu chỉ tập trung ở Iran và Arab Saudi với tốc độ tăng trƣởng cao gần 60% về giá trị, trong khi đó tình hình xuất khẩu gạo sang Châu Phi lại giảm đáng kể đặc biệt là ở Bờ Biển Ngà và Nigeria, sụt lần lƣợt là 54% và 77% giá trị xuất khẩu so với giai đoạn 6th2012-6th2013.

 Châu Âu

So với Châu Á hay Châu Phi, sản lƣợng nhập khẩu gạo của Châu Âu từ Việt Nam nói chung hay Cần Thơ nói riêng không cao. Một mặt do thói quen

ăn uống kéo theo nhu cầu nhập khẩu gạo tại những quốc gia này thấp chỉ khoảng 1 triệu tấn/năm, mặt khác khoảng cách địa lí tƣơng đối xa cũng gây ra không ít khó khăn trong việc vận chuyển nhƣ tốn nhiều thời gian, chi phí và rủi ro cao hơn. Vì thế mà châu lục này chỉ chiếm 9,18% sản lƣợng gạo xuất khẩu của Cần Thơ vào năm 2011. Liên tiếp 2 năm sau thì đều giảm dần xuống chỉ còn 8,98% và 2,61%, trong đó năm 2013 là giảm nhiều nhất với 6,37%. Nguyên nhân là do từ những tháng cuối năm này, Thái Lan bắt đầu tung hàng tồn kho ra bán tháo, chất lƣợng cao mà giá cả thì lại thấp thu hút rất nhiều nƣớc Châu Âu vốn ƣa chuộng gạo cấp cao. Mãi cho đến nửa đầu năm nay, tình hình vẫn không hề chuyển biến khi mà tỉ trọng về sản lƣợng gạo nhập khẩu của Châu lục này tiếp tục thu hẹp đi những 4,44%, từ 4,74% ở 6 tháng đầu năm 2013 giờ chỉ còn 0,3%.

Trong khi đó là một ngƣời em trong đại gia đình Việt Nam – Lào – Campuchia, những năm gần đây Campuchia đã dần dần phát triển và có thêm một thân phận khác là đối thủ của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, đặc biệt là ở thị trƣờng Châu Âu. Nhờ đƣợc xếp vào nhóm các quốc gia kém phát triển, hằng năm hàng hóa Campuchia xuất sang Châu Âu đƣợc hƣởng thuế xuất 0%. Trong 2 năm trở lại đây, gạo Campuchia không ngừng xuất sang Châu Âu mà tiêu biểu là các nƣớc Ba lan, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha. So với 6 tháng đầu năm 2013, nửa đầu năm nay Campuchia đã tăng sản lƣợng gạo xuất khẩu sang Châu Âu lên 39.374 tấn đạt 141.376 tấn, chiếm 79,46% tổng sản lƣợng gạo xuất khẩu của nƣớc này. Ngoài Campuchia, bắt đầu từ 6/2013 Myanmar cũng đƣợc hƣởng chính sách ƣu tiên về thuế xuất nhƣ thế. Vì vậy có thể thấy con đƣờng xuất khẩu gạo sang các thị trƣờng Châu Âu của Việt Nam nói chung hay Cần Thơ nói riêng là vô cùng nhỏ hẹp và khó lòng cạnh tranh lại 2 nƣớc bạn.

 Châu Mĩ

Phân khúc thị trƣờng này là các thị trƣờng thuộc nhóm khó tính với nhiều quy định cũng nhƣ đòi hỏi khắc khe về chất lƣợng. Vì thế các loại gạo xuất sang những thị trƣờng Châu Mĩ chủ yếu cũng chỉ là gạo 5% tấm hay các loại gạo thơm cao cấp mà đích đến cuối cùng thƣờng là các quốc gia nhƣ Mĩ, Canada, Chile. Đây là những nƣớc nhập khẩu tiêu biểu ở Châu lục này của gạo xuất khẩu Cần Thơ với số lƣợng mua không nhiều và lẻ tẻ. Trong giai đoạn 2011-6th2014, tỉ trọng về sản lƣợng gạo nhập khẩu của Châu Mĩ cũng giống nhƣ Châu Phi giảm dần nhƣng không rõ rệt nhƣ Châu Âu. Năm 2011, do khủng hoảng kinh tế, ngƣời dân Châu Mỹ có xu hƣớng tiêu dùng gạo có chất lƣợng nhƣng đòi hỏi giá cả phải thấp và gạo Cần Thơ đáp ứng đúng nhu cầu của họ, nhờ vậy mà tỉ trọng sản lƣợng xuất khẩu sang Châu Mĩ thời điểm này

đặc biệt cao đạt 4,98%. Qua đến năm 2012, khi nguồn cung dồi dào, Ấn Độ lại giảm giá dẫn đến nhiều hợp đồng của ta không đƣợc ký tiếp thậm chí bị hủy thì tỉ trọng cũng giảm mất gần phân nửa với 2,14% xuống còn 2,84%. Tiếp tục giảm ở năm 2013 nhƣng năm này phần trăm giảm không nhiều nhƣ năm trƣớc nữa mà chỉ xê xích 0,39% đạt 2,45%. Và dƣờng nhƣ đã ổn định ở mức trên dƣới 2% nên tỉ trọng của Châu lục này ở nửa đầu năm nay lại lần nữa thay đổi nhỏ tăng 0,29% so với năm 2013 và 1,38% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,74%.

Gạo xuất khẩu sang các nƣớc ở châu lục này chủ yếu là để phục vụ cho những khách hàng gốc Á tại đây nên nhu cầu cũng không lớn, năm 2014 ƣớc chừng còn giảm nhẹ. Trong đó, Mĩ đƣợc dự tính là giảm 9% lƣợng gạo nhập khẩu tƣơng đƣơng 66 tấn đạt 667.000 tấn, trong khi Canada thì giữ nguyên 350.000 tấn, còn Chile thì tăng 25% tƣơng đƣơng 29 tấn đạt 145.000 ngàn tấn so với năm 2013. Một mặt nhu cầu thì thấp, mặt khác Châu lục này lại có sẵn Mỹ cũng là một nƣớc xuất khẩu gạo tầm cỡ, xếp thứ 4 trên thế giới, cung cấp hơn 50% gạo cho các quốc gia cùng khối hằng năm nên thị phần gạo Việt Nam ở khu vực này chỉ có thể chiếm thứ yếu. Năm 2012, Mĩ xuất sang Canada 228.396 tấn gạo đến năm 2013 đã tăng thêm 29.443 tấn đạt 257.839 tấn. Ngoài ra, đối thủ truyền kỳ của ta là gạo Thái Lan cũng ngày càng đƣợc ƣa chuộng ở những thị trƣờng này với sản lƣợng xuất sang Canada năm 2013 đạt 103.126 tấn, vƣợt 29.381 tấn so với năm 2012. Về chất lƣợng, thị trƣờng Châu Mĩ có đòi hỏi ngày càng cao đặc biệt là độ an toàn. Gạo Việt Nam hay Cần Thơ nói riêng gần đây mỗi lần xuất sang các quốc gia này đều phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt xem dƣ lƣợng hóa chất có phù hợp hay không. Mà Cần Thơ tuy chất lƣợng gạo đã đƣợc nâng cao nhƣng so với Mỹ, Thái Lan vẫn kém hơn và chƣa đồng đều cũng nhƣ ổn định nên xuất khẩu không sao phát triển. Thêm vào đó, cách thức làm ăn của doanh nghiệp ta còn chƣa chuyên nghiệp, chủ yếu vẫn thu mua từ các thƣơng lái nên không chủ động trong nguồn nguyên liệu dẫn đến tình trạng đôi khi không đảm bảo đƣợc chữ tín trong kinh doanh, vì thế mà không duy trì đƣợc quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác nhập khẩu.

 Châu Úc

Tƣơng tự Châu Mĩ, Châu Úc cũng là những thị trƣờng khó tính không kém, trong đó nổi bật một số nƣớc nhập khẩu quen thuộc với gạo xuất khẩu Cần Thơ nhƣ Úc, New Zealand, Fuji. Thông thƣờng các quốc gia này nhập một lần chỉ 200 tấn đổ lại và không thƣờng xuyên nên đƣơng nhiên tỉ trọng cũng chiếm ở mức thấp dƣới 4%. Tỉ trọng về sản lƣợng gạo nhập khẩu cao nhất của Châu Lục này là 3,97% vào năm 2011. Những năm tiếp theo thì biến

đổi liên tục, lúc tăng lúc giảm lần lƣợt là 0,85% năm 2012, 2,45% năm 2013 và 1,12% vào 6 tháng đầu năm nay. Nhìn chung, gạo của ta xuất khẩu sang những quốc gia này không ổn định, tùy theo nhu cầu và tình hình từng năm mà có lƣợng nhập khẩu khác nhau nhƣng cũng chênh lệch không quá lớn.

Trong năm 2014 này, Úc và New Zealand đƣợc dự báo là có nhu cầu nhập khẩu gạo không đổi lần lƣợt là 150.000 tấn và 45.000 tấn.

 Châu Á

Từ xa xƣa đã là những thị trƣờng mục tiêu và quan trọng bậc nhất của ngành gạo xuất khẩu Việt Nam cũng nhƣ Cần Thơ, Châu Á luôn luôn xếp vị trí thứ nhất trong tỉ trọng sản lƣợng gạo xuất khẩu của Thành phố. Trong giai đoạn 2011-6th2014, tỉ trọng của Châu lục này lại ngày càng tăng lên và bành trƣớng hơn với 55,44% năm 2011, 62,94% năm 2012 cho đến năm 2013 thì đã đạt 68,51%, tăng 13,07% trong 2 năm. Chẳng những vậy, đến những tháng đầu năm nay khi tình trạng xuất khẩu gạo đang trở nên dần dần bế tắc thì những thị trƣờng này lại càng quan trọng và đƣợc Thành phố ƣu tiên tuyên truyền, quảng bá rộng rãi dẫn đến kết quả tỉ trọng tăng mạnh chiếm 79,49%, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó, đi đầu là các quốc gia: Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia.

 Trung Quốc

Nổi lên từ năm 2012 cho đến nay, Trung Quốc đƣợc xem là nƣớc nhập khẩu nhiều gạo Việt Nam nhất. Nhƣng riêng ở Cần Thơ xét trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm nay, quốc gia rộng lớn này chỉ xếp ở hạng thứ hai về sản lƣợng nhập khẩu thua vị trí thứ nhất là Singapore. Trƣớc đây, lƣợng gạo nhập khẩu từ Cần Thơ của Trung Quốc không quá lớn khoảng chừng 21.943,74 tấn nhƣ năm 2011. Nhƣng ở năm tiếp theo tức năm 2012, quốc gia này đã bất ngờ có một cú đột phá khi tăng liền 118.138,81 tấn gạo nhập khẩu, đạt 140.082,55 tấn ngang nhiên vƣợt qua các thị trƣờng truyền thống, giành đƣợc vị trí quán quân thị trƣờng nhập khẩu của Cần Thơ lúc bấy giờ. Trung Quốc nhập khẩu từ Cần Thơ khá nhiều loại gạo đa dạng từ gạo cấp cao nhƣ 5% tấm đến gạo cấp trung và thấp nhƣ 10%, 15%, 25% tấm hay các loại tấm, nếp, gạo thơm đều có. Trong đó, phải kể đến nhu cầu về gạo nếp của quốc gia này tƣơng đối nhiều do đặc điểm truyền thống có nhiều loại bánh. Nhƣng Cần Thơ thì lại chuyên về các loại gạo cao cấp nhƣ 5% tấm hay gạo thơm nên kết quả là năm 2013 sản lƣợng gạo nhập khẩu của Trung Quốc từ Cần Thơ đã giảm xuống 33.091,54 tấn, còn lại 106.991,01 tấn, tụt khỏi vị trí thứ nhất. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2014, với mức sản lƣợng là 66.645,56 tấn Trung Quốc tiếp tục duy trì là nƣớc nhập khẩu gạo nhiều thứ hai của Cần Thơ, đặc biệt trong nửa năm này Trung

Quốc đã bắt đầu chú ý và nhập nhiều gạo thơm, gạo chất lƣợng cao hơn nhƣ gạo 5% tấm, gạo 5451.

Do nhu cầu nhập khẩu gạo lớn và đang có xu hƣớng tăng, ƣớc tính khoảng 3,3 triệu tấn năm 2014 nên ngoài Việt Nam Trung Quốc cũng nhập khẩu gạo từ nhiều nƣớc khác nhƣ Thái Lan, Campuchia, Myanmar. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua Việt Nam vẫn luôn là nhà cung cấp chính với sản lƣợng tăng qua các năm, riêng Cần Thơ thôi đã chiếm khoảng 4,77% lƣợng gạo nhập khẩu của nƣớc này năm 2013. Trong khi đó cùng năm Thái Lan chỉ xuất đƣợc sang Trung Quốc 299,77 ngàn tấn tƣơng đƣơng 13,35% tổng lƣợng gạo nhập khẩu của quốc gia này. So với những năm trƣớc đây mà điển hình là năm 2011 với hơn 500 ngàn tấn, lƣợng gạo nhập khẩu của Trung Quốc từ Thái Lan đã giảm một cách rõ rệt. Giống nhƣ Thái Lan, lƣợng gạo xuất khẩu của Campuchia sang Trung Quốc cũng đang sụt giảm trầm trọng từ 13,08 ngàn tấn 6 tháng đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm nay chỉ còn lại 7,33 ngàn tấn, giảm 43,96%.

 Philippines

Từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, lƣợng gạo nhập khẩu của Philippnes từ Cần Thơ liên tục tăng lần lƣợt là 69.249,52 tấn năm 2011, 74.708,02 tấn năm 2012 và 82.366,42 tấn vào năm 2013. Tuy không tăng nhiều và nhảy vọt nhƣ Trung Quốc nhƣng Philippines có lƣợng gạo nhập khẩu tăng theo kiểu dần dần và ổn định. Mặc dù quốc gia này đã hƣớng đến thực hiện giảm nhập khẩu, tăng cƣờng tự cung tự cấp nhƣng do điều kiện thời tiết bất lợi thƣờng xuyên có bão tàn phá nên sản lƣợng nhập khẩu vẫn tăng đều đều qua mỗi năm, năm 2012 tăng 5.458,5 tấn so với năm 2011, năm 2013 tăng 7658,4 tấn so với năm 2012. Trong số 3 thị trƣờng truyền thống thì Philippines có thể xem là thị trƣờng nhập khẩu ổn định nhất so với 2 nƣớc còn lại với chủ yếu là nhập khẩu các loại gạo cấp thấp nhƣ 25% tấm thông qua các hợp đồng tập trung. Tính đến 6 tháng đầu năm nay, hiện Philippines mới chỉ nhập khẩu 14.727,44 tấn gạo từ Cần Thơ, so với 24.061,96 tấn của cùng kỳ năm trƣớc thì đã sụt mất 9.334,52 tấn. Đó một phần là do chế độ doanh nghiệp tƣ nhân kinh doanh gạo của Philippines đã dần dần đƣợc nhà nƣớc ủng hộ với khả năng nhập khẩu khoảng 350.000 tấn/năm. Mà tƣ thƣơng thì quan trọng nhất là tìm kiếm những nguồn cung rẻ dẫn đến nhiều hợp đồng của ta bị từ chối hoặc bị hủy làm giảm lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng nhƣ Cần Thơ sang quốc gia này. Nhƣng theo dự báo thì tình hình sẽ chuyển biến có lợi hơn vào

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 71 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)