Về thị trƣờng xuất khẩu

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 42 - 45)

Sau 25 năm xuất khẩu cho đến nay, gạo Việt Nam đã đƣợc tin dùng và có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Đặc biệt Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonexia và Singapo là những thị trƣờng nổi bật hàng đầu của gạo Việt Nam xuất khẩu.

22,51 28,79 39,22 4,40 12,76 13,05 5,45 21,09 7,64 10,68 3,68 8,00 0,19 27,92 10,66 2,91 5,42 3,3 5,27 3,5 41,21 40,09 49,85 32,32 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 6th/2014

Trung Quốc Philippines Malaysia

Indonesia Singapore Các nước khác

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011-6th2014

Hình 4.3. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trƣờng trong giai đoạn 2011 – 6/2014

Qua biểu đồ trên, trong suốt giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, ta thấy giảm dần đang là xu hƣớng chung của gạo Việt Nam xuất khẩu sang các thị trƣờng truyền thống nhƣ Philippines, Malaysia và đặc biệt là Indonesia. Trong 5 thị trƣờng chính thì chỉ có riêng Trung Quốc là tăng không ngừng, còn Singapore thì từ năm 2013 đang có sự chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực nhƣng chƣa thật sự đƣợc xem là quá lớn.

Là một nƣớc láng giềng lâu đời của Việt Nam nhƣng bắt đầu từ năm 2012 Trung Quốc mới bất ngờ trở thành thị trƣờng chính của gạo xuất khẩu nƣớc ta. Với kim ngạch xuất khẩu đạt 826,73 triệu USD tƣơng đƣơng 22,51% thị phần thế giới vào năm 2012, Trung Quốc đã chính thức giành đƣợc ngôi vị quán quân thị trƣờng gạo xuất khẩu của Việt Nam từ tay Indonexia năm trƣớc. So

với năm 2011, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc đã nhảy vọt tăng liền 666,04 triệu USD và 18,11% thị phần thế giới. Và sự tăng trƣởng này không dừng lại ở đó khi năm 2013 tiếp tục là một năm huy hoàng của gạo Việt Nam trên đất Trung với kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 22,63 triệu USD đạt 849,36 triệu USD. Tuy tăng trƣởng không nhiều nhƣng đặt biệt ở chỗ trong khi thời gian này gạo Việt Nam ở các thị trƣờng khác không ngừng thu hẹp thì thị trƣờng Trung Quốc lại có thể duy trì và phát triển. Tính đến 6 tháng đầu năm nay hiện Trung Quốc vẫn là thị trƣờng tiêu thụ gạo số 1 Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu chiếm 39,22% tổng kim ngạch thế giới tƣơng đƣơng 576,47 triệu USD nhiều hơn cả tổng của 4 thị trƣờng còn lại. Giải thích cho sự tăng tƣởng nhập khẩu khổng lồ này không gì khác chính là cung cầu gạo nƣớc này còn khá chênh lệch, sản xuất trong nƣớc không đủ dùng trong khi giá gạo xuất khẩu Việt Nam lại đặc biệt rẻ hơn các thị trƣờng khác. Bên cạnh đó đối với quốc gia có lãnh thổ lớn gấp gần 30 lần nƣớc ta này, thay vì điều từ nơi thừa sang nơi thiếu, nhập khẩu gạo với giá rẻ từ Việt Nam không chỉ giúp Trung Quốc đáp ứng đƣợc nhu cầu mà còn giải đƣợc bài toán kinh tế lớn về chi phí vận chuyển.

Philippines từ xƣa đến nay vẫn là luôn là thị trƣờng nổi bật nhập khẩu gạo Việt Nam nhất nhì nhƣng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 lại có xu hƣớng giảm, mãi cho đến 6 tháng đầu năm nay mới bắt đầu có khởi sắc. Năm 2011 và 2012 do nhu cầu nhập khẩu giảm và chính sách nhập khẩu mới với chƣơng trình cắt giảm tiến tới tự túc lƣơng thực của chính phủ nƣớc này, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines giảm lần lƣợt là 476,32 và 468,51 triệu USD chiếm khoảng 13% tổng kim ngạch. Tuy không thể nói là ít nhƣng so với trƣớc đây hoặc nƣớc dẫn đầu là Trung Quốc lại kém xa, chỉ bằng khoảng 55%. Sang năm 2013 – một năm đầy khó khăn với gạo xuất khẩu thì thị trƣờng Philipines lại tiếp tục giảm không phanh với kim ngạch xuất khẩu gạo của nƣớc ta giảm mất 307,84 triệu USD chỉ còn lại 160,67 triệu USD tƣơng đƣơng 34,29% kim ngạch năm trƣớc. Đến đầu năm nay, may nhờ 3 hợp đồng buôn bán gạo lớn mà ta đã ký với Philippines mà kim ngạch xuất khẩu gạo sang nƣớc này của ta đã đƣợc đẩy lên, có những biến chuyển tích cực đạt 309,98 triệu USD tƣơng đƣơng 21,09%, tăng gấp đôi kim ngạch và gần gấp 4 lần tỷ trọng của cả năm 2013 là 5,45%.

Nếu nói Trung Quốc là thị trƣờng tăng không ngừng thì Indonesia lại là nƣớc giảm không nghĩ nhập khẩu gạo Việt Nam trong suốt giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng năm 2014. Chỉ trong thời gian 2 năm mà kim ngạch xuất khẩu gạo sang quốc gia này của nƣớc ta đã giảm mất 2 con số từ 1.019,3 triệu USD chiếm 27,92% tổng kim ngạch xuống chỉ còn 85,72 triệu USD tƣơng

Indonesia không ổn định. Năm 2011 do nhằm đảm bảo nguồn cung trong dịp tháng lễ Hồi giáo Ramadhan và ứng phó với vấn đề lạm phát gia tăng, giá cả hàng hóa leo thang nên lƣợng nhập khẩu mới đƣợc đẩy mạnh kéo theo kim ngạch tăng cao vƣợt hơn 1.000 triệu USD. Nhƣng bắt đầu từ năm 2012 trở đi, nhu cầu nhập khẩu của nƣớc này đã giảm đi một cách đáng kể do lƣợng gạo dự trữ còn nhiều. Xấp xỉ lƣợng tăng lên của kim ngạch phía Trung Quốc, kim ngạch thị trƣờng gạo Indonesia giảm 627,6 triệu USD năm 2012, tiếp tục giảm thêm 305,98 triệu USD vào năm 2013 và đến 6 tháng đầu năm 2014 thì chỉ còn 2,85 triệu USD, khoảng 0,19% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam. Nằm trong top thị trƣờng truyền thống của xuất khẩu gạo Việt Nam, Malaysia và Singapore đƣợc xem là những thị trƣờng đầy tiềm năng và hứa hẹn. Trái với thị trƣờng Indonesia vụt tăng rồi vụt giảm, Malaysia và Singapore luôn duy trì độ ổn định, tăng giảm ở một mức độ vừa phải. Xét riêng Malaysia, ta thấy từ năm 2011 đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu gạo của nƣớc ta sang nƣớc này tăng thêm 100,03 triệu USD từ 292,09 lên 392,12 triệu USD, từ 8% lên 10,68%. Nhƣng do mục tiêu của Malaysia không phải là nhập khẩu gạo nên từ năm 2012 đến năm 2013 kim ngạch xuất khẩu lại giảm theo tình hình chung của gạo thế giới xuống chỉ còn 225,49 triệu USD tƣơng đƣơng 7,64%, sụt 166,63 triệu USD. Mặc dù giảm nhƣng Việt Nam vẫn là nƣớc cung cấp gạo hàng đầu cho Malaysia, hằng năm chiếm tỉ trọng cao trong 30% phần lúa gạo còn lại cần phải nhập khẩu của quốc gia này. Gần đây nhất trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gạo của nƣớc ta sang Malaysia đạt 54,16 triệu USD chiếm 3,68% tổng kim ngạch. Về phía Singapore, kim ngạch xuất khẩu gạo của nƣớc ta từ năm 2011 đến nay lần lƣợt là 197,91 triệu USD, 121,28 triệu USD; 155,38 triệu USD và 51,52 triệu USD, tƣơng đƣơng 5,42% , 3,3% , 5,27% và 3,5%. Có tăng có giảm tùy từng năm nhƣng chênh lệch không quá nhiều, khác biệt lớn nhất là từ năm 2011 chuyển sang năm 2012 giảm 76,63 triệu USD. Từ năm 2013, trái ngƣợc với đa số thị trƣờng quen thuộc khác giảm thì một số doanh nghiệp Singapore lại bày tỏ sự quan tâm lớn tới gạo Việt Nam, nâng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tăng trở lại. Vì may thay các chủng loại gạo Việt Nam đều đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng này, đặc biệt là gạo Jasmine. Mà Singapore ngoài là thị trƣờng tiêu dùng còn đƣợc biết đến là thị trƣờng trung chuyển, trung tâm thƣơng mại của ASEAN, trung chuyển gạo sang các đảo của Indonesia, Philippines và một số nƣớc thuộc châu Phi. Vì thế có thể nói Đảo quốc Sƣ tử này trong tƣơng lai hứa hẹn sẽ là một cây cầu nối đầy triển vọng cho gạo Việt Nam xuất khẩu.

Tóm lại, tình hình xuất khẩu gạo qua các thị trƣờng của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 6th2014 diễn ra phức tạp và gần đây không mấy khả quan với

sản lƣợng và giá giảm kéo theo kim ngạch chuyển biến xấu. Trong đó, các thị trƣờng truyền thống đã bảo hòa, không có khả năng phát triển thêm và nhu cầu thay đổi bất thƣờng phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết cũng nhƣ các dịp lễ. Còn Trung Quốc và Singapore đƣợc đánh giá là những thị trƣờng triển vọng với sản lƣợng đang có xu hƣớng tăng lên. Riêng ở Cần Thơ, tính đến thời điểm này Singapore đã vƣợt mặt Trung Quốc trở thành thị trƣờng xuất khẩu gạo số 1 của Thành phố về sản lƣợng. Hằng năm, sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Cần Thơ chiếm từ 11-12% cả nƣớc, năm mới đây 2013 tăng lên đƣợc 14% thì trong đó một mình Singapore đã chiếm gần 1/7 mà chính xác là khoảng 1,8%.

4.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA THÀNH PHỐ CẨN THƠ TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6/2014

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)