Các yếu tố môi trƣờng bên trong

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 89 - 93)

4.3.1.1. Nguồn vốn của các doanh nghiệp

Muốn kinh doanh thì nhân lực, tài lực, vật lực là những điều kiện cấp thiết hàng đầu mà đòi hỏi bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải có. Trong đó, tài lực có thể đƣợc xem là điều kiện tiên quyết bởi có vốn mới mua đƣợc máy móc, thiết bị, xây dựng đƣợc cơ sở hạ tầng, có vốn mới thuê đƣợc nhân viên, giữ chân đƣợc nhân tài. Đặc biệt là trong thời kỳ thực thi chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo nhằm đảm bảo lợi nhuận cho ngƣời nông dân và bình ổn giá hiện nay thì nguồn vốn lại càng là yếu tố quyết định đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo.

Theo nghị định 109/2010 của chính phủ, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là phải có ít nhất 1 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Có thể thấy các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Cần Thơ cũng khá trƣởng thành với một quy mô, nguồn vốn nhất định khi mà có tới 23/26 doanh nghiệp ở Cần Thơ đƣợc phép xuất khẩu gạo.

Tuy nhiên để kinh doanh hiệu quả nhất là hoạt động xuất khẩu thì ngoài nguồn vốn cố định, đòi hỏi các doanh nghiệp còn phải có nguồn vốn lƣu động dồi dào. Đó là điều mà khó một doanh nghiệp riêng lẻ nào đáp ứng đƣợc nếu không gắn kết với ngân hàng. Vì thế có thể dễ dàng giải thích đƣợc vì sao phần lớn nguồn vốn của doanh nghiệp là vốn vay. Riêng ở Cần Thơ, vấn đề vay vốn vẫn còn gặp chút khó khăn khi một số ít doanh nghiệp nhƣ Nông trƣờng Sông Hậu, Công ty Cổ phần Vật tƣ Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ và Công ty Cổ phần Mê Kông không tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay ƣu đãi của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do một phần Hiệp hội giao chỉ tiêu chậm, phần khác do các doanh nghiệp trên đang ở trong tình trạng nợ xấu nhiều nên các ngân hàng không tiếp tục phát vốn vay làm chậm trễ thậm chí đình trệ việc thu mua tạm trữ lúa gạo. Dẫn đến hậu quả là vào ngày 17/4/2014 vừa qua, ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thƣơng thành phố Cần Thơ đã phải lên tiếng cho biết khó hoàn thành chỉ tiêu thu mua tạm trữ 137.000 tấn gạo do Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam phân bổ trong vụ Đông xuân 2013-2014.

Tóm lại, trên mặt bằng chung của cả Đồng bằng sông Cửu Long thì nhìn chung các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Thành phố Cần Thơ có nguồn vốn tƣơng đối khá với chỉ tiêu lúa đƣợc phân bổ thu mua ngày một tăng, vụ Đông Xuân 2013-2014 tăng 7.000 tấn so với vụ Đông Xuân trƣớc và tăng 3 doanh nghiệp. Riêng với vấn đề vốn vay, hiện Sở Công Thƣơng đang phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nƣớc tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát và hƣớng dẫn cho các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc vốn vay ngân hàng sớm nhất đồng thời hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng cho các doanh nghiệp tăng cƣờng xuất khẩu, giải quyết lƣợng lúa gạo còn tồn kho để trả nợ ngân hàng.

4.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố ảnh hƣởng quan trọng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến thì chất lƣợng hạt gạo xuất khẩu làm ra mới càng cao, càng có giá. Sớm biết đƣợc vai trò quan trọng này, các doanh nghiệp đã không ngần ngại đầu tƣ về cơ sở vật chất của mình nhằm nâng cao chất lƣợng hạt gạo, cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nƣớc. Đồng thời để kích thích các doanh nghiệp mạnh tay đổi mới thiết bị với mục đích sản xuất nhanh chóng, hiệu quả hơn, Chính phủ đã thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Điển

hình là mức tiền vay tối đa để mua các loại máy móc, thiết bị nhƣ máy làm đất, gieo cấy, trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa bằng 100% giá trị hàng hóa, ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50%. Các tổ chức, cá nhân đầu tƣ các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa theo quy định đƣợc miễn tiền thuế đất, Nhà nƣớc hỗ trợ 20% kinh phí giải phóng mặt bằng, 30% kinh phí hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và đƣợc miễn thuế doanh nghiệp trong 3 năm đầu đi vào hoạt động và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo.

Trƣớc những điều kiện thuận lợi trên, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Thành phố Cần Thơ đã không ngừng cải tiến máy móc, thiết bị đồng thời tăng cƣờng xây dựng hệ thống nhà chứa, kho chứa gạo nhằm đảm bảo duy trì chất lƣợng sản phẩm tốt hơn. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng dây chuyền hiện đại vào quá trình sản xuất. Song cũng có không ít doanh nghiệp do nguồn vốn có hạn nên vẫn còn sử dụng các thiết bị công nghệ cũ, làm chất lƣợng hạt gạo giảm đồng thời giảm luôn sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới. Tính đến nay, Cần Thơ chỉ mới có hơn 20% cơ sở có công nghệ tiên tiến, còn lại gần 80% là công nghệ trung bình và lạc hậu theo tỉ lệ 5 : 3. Vì vậy các nhà khoa học cùng các nhà quản lý và các doanh nghiệp cho rằng tổn thất sau thu hoạch lúa của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng còn nhiều.

Từ đó các nhà quản lý và doanh nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long đã đề xuất đầu tƣ phát triển hệ thống silo bảo quản, tồn trữ lúa gạo. Các cụm silo hiện đại đƣợc trang bị hệ thống lấy mẫu để kiểm định chất lƣợng đầu vào, thiết bị làm sạch sấy kho lúa, hệ thống nạp vào và tháo lúa ra bằng cơ giới, theo dõi tự động nhiệt độ của lúa trong quá trình bảo quản. Và công trình này đã hoàn thành vào cuối năm 2013, giúp chất lƣợng lúa gạo đƣợc bảo quản trong thời gian khá dài và thuận lợi trong vấn đề chủ động nguồn hàng, chờ giá cao kéo dài thời gian tiêu thụ, đảm bảo an ninh lƣơng thực. Chất lƣợng hạt gạo làm ra không chỉ phụ thuộc vào khâu bảo quản lúa mà còn ngay trong khâu sản xuất của nông dân. Chính vì thế, để giảm bớt tổn thất và đảm bảo chất lƣợng sau thu hoạch, bên cạnh hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố Cần Thơ còn đầu tƣ máy gặt đập liên hợp, máy cắt, máy sấy cho ngƣời nông dân. Ngoài ra từ cuối năm 2013, Thành phố Cần Thơ đã triển khai thực hiện dự án xây dựng hệ thống kho chứa gạo đạt tiêu chuẩn quốc gia với hơn 700 tỷ đồng. Với sức chứa của hệ thống kho chứa này, Cần Thơ có khả năng dự trữ hết lúa gạo của mỗi vụ trong 6 tháng, làm tăng năng lực bảo quản và xay xát lúa gạo, giảm tổn thất thu hoạch 2,1%. Hệ thống này còn tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nhà chế biến, xuất khẩu, chủ động điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo.

Tóm lại, cho đến nay xét thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Cần Thơ đã khá hoàn thiện và hiện đại hơn so với các tỉnh lân cận. Đặc biệt là thiết bị khâu chế biến, dự trữ đã sớm vƣợt hơn hẳn sản lƣợng lúa gạo hàng hóa cần tiêu thụ của Thành phố.

4.3.1.3. Hoạt động marketing của các doanh nghiệp

Nếu trƣớc kia các doanh nghiệp chỉ lo làm sao xuất đƣợc sản phẩm của mình sang nƣớc ngoài thì từ khi bƣớc chân vào sân chơi lớn, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thƣơng hiệu sản phẩm, uy tín doanh nghiệp mới thật sự là nỗi lo của các nhà kinh doanh. Bởi khách hàng bao giờ cũng muốn sử dụng các mặt hàng có thƣơng hiệu, có uy tín trên thị trƣờng nhƣ một sự đảm bảo về niềm tin. Nhất là trong thời kỳ buôn bán cạnh tranh ngày nay, thƣơng hiệu dƣờng nhƣ là ngƣời tiếp thị hiệu quả nhất để níu chân khách hàng. Thấy đƣợc tầm quan trọng đó hoạt động marketing, quảng bá, tuyên truyền đã dần dần đƣợc các doanh nghiệp quan tâm, đặt nặng hơn thông qua nhiều hình thức quảng cáo khác nhau.

Riêng ở Cần Thơ ngay từ đầu năm nay, các đơn vị chuyên kinh doanh gạo xuất khẩu đã đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị, tìm kiếm thêm thị trƣờng mới tại châu Á, châu Phi nhờ đó ký thêm đƣợc nhiều hợp đồng với khách hàng tại Trung Quốc, Hồng Kông đặt mua 70.000 tấn. Trong đó, Công ty cổ phần Gentraco và Công ty Lƣơng thực sông Hậu là hai đơn vị làm tốt nhất công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm và đƣợc khách hàng tại châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dƣơng đặt mua với số lƣợng gần 500.000 tấn trong cả năm 2014. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn lại cũng rất cố gắng thúc đẩy hoạt động marketing của mình bằng cách giảm dần xuất khẩu ủy thác. Hiện nay tổng cộng đã có 8 doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn Thành phố Cần Thơ giao dịch, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, với ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài nhằm gây dựng uy tín cũng nhƣ thƣơng hiệu gạo riêng cho mình.

Qua suốt một quá trình phấn đấu thì đến nay Cần Thơ đã đƣợc biết đến và khẳng định với các thƣơng hiệu nhƣ Miss Can Tho và White Stork (thƣơng hiệu gạo của Công ty cổ phần thƣơng nghiệp tổng hợp và chế biến lƣơng thực Thốt Nốt – Gentraco), Sohafarm (thƣơng hiệu gạo của nông trƣờng sông Hậu). Đây là những thƣơng hiệu vinh danh gạo xuất khẩu Cần Thơ nhƣng nếu so với gạo Basmati của Ấn Độ hay gạo Khaodakmali, gạo Hƣơng Nhài – Jasmine của Thái Lan đƣợc bày bán nhan nhản ở khắp các siêu thị lớn nhỏ thì công tác marketing của chúng ta cần phải cố gắng thêm nữa.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 89 - 93)