Khái quát về tình hình sản xuất, thu mua chế biến và xuất khẩu lúa

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 45 - 55)

lúa gạo của Thành phố Cần Thơ

4.2.1.1. Tình hình sản xuất

Đƣợc biết đồng bằng sông Cửu Long nói chung hay Cần Thơ nói riêng là vựa lúa của miền Nam Việt Nam với diện tích và sản lƣợng hằng năm đồng chiếm khoảng trên dƣới 3% cả nƣớc. Tuy nhiên bởi phần lớn ngƣời nông dân có thói quen sản xuất theo kinh tế hộ gia đình nên tình hình sản xuất vẫn còn rất manh mún, nhỏ lẻ. Thấy đƣợc những khiếm khuyết trên, Thành phố Cần Thơ những năm gần đây đã và đang phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng tập trung, chuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn, khu vực nhằm tạo ra mô hình sản xuất hiệu quả phát triển ngành lúa gạo quốc gia đồng thời quan trọng hơn cả là cải thiện đời sống bà con nông dân.

Đánh giá sơ qua tình trạng sản xuất lúa của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-6th2014, ta thấy tuy không đạt mức tăng trƣởng mang tính đột phá gì nhƣng hoạt động sản xuất lúa của Thành phố đang dần dần phát triển theo chiều hƣớng tốt lên và rất ổn định với diện tích và sản lƣợng tăng nhẹ qua các năm. Riêng về năng suất thì bình quân trong 3 năm 2011-2013 đạt 5,87 tấn/ha, trong đó cao nhất là năm 2013 5,92 tấn/ha và thấp nhất là 5,78 tấn/ha vào năm 2012.

212 455 236,54 228,18 81,02 81,57 1.401 1.318 1.250 457,6 5,9 5,78 5,61 5,92 5,62 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2011 2012 6th/2013 2013 6th/2014 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Diện tích (Ngàn ha) Sản lượng (ngàn tấn) Năng suất (Tấn/ha)

Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Cần Thơ, 2011- 6th2014

Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện diện tích, sản lƣợng và năng suất lúa của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-6th2014

Năm 2011, đây là năm mà tình hình sản xuất không mấy thuận lợi khi rầy nâu, sâu bệnh nhiều, dịch bệnh diễn ra phức tạp, giá nhiều loại vật tƣ nông nghiệp tăng làm đội chi phí sản xuất. Đến thời điểm thu hoạch thì lại diễn ra đồng loạt dẫn đến tình trạng thiếu công nhân, chính vì thế làm tăng giá lao động, một lần nữa kéo cao giá thành. Nhƣng may thay song song với những bất lợi của tạo hóa thì trong năm này Cần Thơ đã lần đầu tiên thực hiện thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn. Ngƣời nông dân đƣợc cung cấp các loại giống mới có năng suất và chất lƣợng cao hơn cùng với các phƣơng pháp canh tác hiện đại hiệu quả hơn. Bên cạnh đó do sản xuất tập trung nên hao tổn trong thu hoạch cũng phần nào đƣợc giảm bớt, chẳng những duy trì mà còn nâng cao năng suất sản xuất đạt 5,9 tấn/ha cao hơn 0,11 tấn/ha so với năm 2010, với sản lƣợng đạt 1.250 ngàn tấn trên 212 ha diện tích gieo trồng.

Năm 2012, trong năm này Cần Thơ tiếp tục xây dựng vùng lúa chất lƣợng cao tại Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Thới Lai và Cờ Đỏ. Với sự chỉ đạo chặt chẽ về lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa, kĩ thuật canh tác, nông dân Cần Thơ đã có biện pháp phòng trừ, khắc phục rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nhờ thế nâng cao sản lƣợng và diện tích đồng thời đều vƣợt hơn năm cũ. Tăng 7,63% so với năm 2011, diện tích lúa của Thành phố Cần Thơ năm 2012 là 228,18 ngàn ha thu hoạch đƣợc 1.318 ngàn tấn lúa, cao hơn 1.250 ngàn tấn của năm 2011 là 5,44%. Mặc dù sản lƣợng và diện tích đều tăng nhƣng năng suất năm này đặc biệt thấp nhất trong 3 năm chỉ đạt 5,78 tấn/ha. Đó là do chịu ảnh hƣởng xấu từ

những trận lũ lụt vào các tháng cuối năm trong khi năng suất vụ đông xuân đạt khá cao hơn 7,5 tấn/ha.

Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm, do đó ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung thực hiện các giải pháp nhằm tăng năng suất, hiệu quả bằng cách đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đồng thời tổ chức sản xuất theo hƣớng quy mô lớn. Ở Cần Thơ thời gian này tiếp tục phát huy mô hình cánh đồng mẫu lớn. Hầu hết các cánh đồng đều đƣợc xây dựng theo hƣớng áp dụng VietGap, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng; hay 1 phải 5 giảm nhờ đó chi phí sản xuất đƣợc tiết kiệm trong khi năng suất lúa lại tăng cao đạt 5,92 tấn/ha, cao nhất trong 3 năm và cao hơn năm 2012 0,31 tấn/ha. Ngoài ra, Cục trồng trọt còn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, xây dựng kế hoạch, triển khai và theo dõi tình hình hình sản xuất lúa ở các vùng sinh thái và có giải pháp ứng phó với các điều kiện khó khăn, diễn biến thất thƣờng của thời tiết nên sản lƣợng lúa năm 2013 của Cần Thơ lại tiết tục tăng đạt mức 1.401 ngàn tấn, nhiều hơn 6,3% so với năm trƣớc.

So với 6 tháng năm 2013, tình hình sản xuất lúa gạo ở Cần Thơ nửa đầu năm 2014 vẫn đƣợc xem là tƣơng đƣơng khi sản lƣợng và diện tích đồng thời chỉ giảm một ít lần lƣợt là 455 ngàn tấn và 81,02 ngàn ha, trong khi năng suất chỉ lênh lệch 0,1 tấn/ha đạt 5,62 tấn/ha. Từ đầu năm nay nổi lên là chính sách khuyến khích hợp tác phát triển, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản của chính phủ. Là một bộ phận của quốc gia, Cần Thơ đƣơng nhiên cũng tham gia thực hiện. Tuy nhiên kết quả đạt đƣợc không khả quan khi có nhiều doanh nghiệp không mấy mặn mà với cách làm này, thay vì liên kết để thu mua lúa trực tiếp từ nông dân thì doanh nghiệp lại ƣu tiên duy trì kết nối với hệ thống thƣơng lái để giảm thiểu rủi ro. Mặt khác, nông dân vì thiếu hiểu biết, ham lời trƣớc mắt mà bị lợi dụng bởi các thành phần gây rối, sẵn sàng phá vỡ hợp đồng với doanh nghiệp. Vì thế có thể nói mô hình tổ chức sản xuất trên là xu thế tất yếu, là tƣơng lai của nền nông nghiệp nhƣng nó còn thiếu bền vững, chƣa thể hiện đƣợc sự hài hòa lợi ích giữa các bên và cần điều chỉnh, sửa chữa trong thời gian tới.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất lúa ở Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6th2014 phát triển rất thuận lợi với diện tích gieo trồng và sản lƣợng tăng lên đều đều qua mỗi năm. So với tình hình chung của cả nƣớc, sản xuất lúa ở Cần Thơ có phần hiệu quả hơn. Trong khi diện tích và sản lƣợng đều chiếm khoảng 3% cả nƣớc nhƣng tỷ trọng sản lƣợng luôn luôn cao hơn tỷ trọng về diện tích chứng tỏ với cùng một diện tích thì chắc chắn sản lƣợng lúa đạt đƣợc ở Cần Thơ sẽ cao hơn. Mà rõ nhất là năng suất lúa trung bình năm 2011 – 2013 của cả nƣớc

4.2.1.2. Tình hình thu mua, chế biến

Hoạt động thu mua chế biến và tiêu thụ gạo, xuất khẩu gạo của các các doanh nghiệp Thành phố Cần Thơ:

a) Hoạt động thu mua gạo xuất khẩu

Các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ thu mua lúa gạo xuất khẩu chủ yếu bằng hai hình thức. Hình thức thứ nhất là thu mua trực tiếp của nông dân và hình thức thứ hai là các doanh nghiệp mua lúa gạo xuất khẩu thông qua tƣ thƣơng.

Ở hình thức thu mua thứ nhất, các doanh nghiệp thƣờng thu mua lúa của nông dân thông qua các chi nhánh của mình đặt tại các vùng chuyên sản xuất lúa. Tuy nhiên lƣợng lúa thu mua trực tiếp từ các hộ nông dân của các doanh nghiệp thƣờng rất ít, chỉ chiếm khoảng 10%. Vì thế, các doanh nghiệp thƣờng bị động về nguồn nguyên liệu chế biến để xuất khẩu. Mặt khác, nông dân thì gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ vì phải bị tƣ thƣơng thƣờng xuyên ép giá.

Đối với hình thức thu mua thông qua tƣ thƣơng, hiện nay có khoảng 90% khối lƣợng lúa gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp là đƣợc thu mua gián tiếp từ nông dân qua tay họ. Vì một phần ngƣời nông dân chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ không đủ số lƣợng cho các doanh nghiệp thu mua. Mặc dù từ năm 2011, Cần Thơ đã triển khai thực hiện cánh đồng mẫu lớn đến nay cũng đã thành công chuyển sang cánh đồng lớn nhƣng tính ra diện tích vẫn còn quá bé đạt 8 ngàn ha vào năm 2013, đến 3/2014 tăng lên đƣợc 14 ngàn ha nhƣng nếu đem so với tổng diện tích hơn 200 ngàn ha của cả Thành phố thì thật chẳng đáng vào đâu. Phần khác các thƣơng lái đƣợc xem là khách quen, có mối quan hệ lâu dài với ngƣời nông dân nên đƣợc ƣu tiên giao dịch. Là ngƣời giữ vai trò chính trong xuyên suốt quá trình nên họ thƣờng có nhiều lợi thế trong việc thu mua lúa gạo xuất khẩu, nhất là khả năng ép giá làm giàu từ thiệt hại của ngƣời nông dân. Do đó, chính sách thu mua lúa theo giá sàn quy định của Nhà nƣớc nhằm đảm bảo cho nông dân đƣợc hƣởng mức lợi nhuận từ 25% đến 40% là khó mà thực

Thu mua Chế biến Tiêu thụ

Tiêu thụ trong nƣớc

hiện khi lợi ích của chính sách này không chuyển đến tay ngƣời nông dân mà phần lớn rơi vào túi của nhóm tƣ thƣơng.

b) Hoạt động chế biến xay xát gạo xuất khẩu

Nhìn chung nhu cầu sản xuất gạo của các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ đƣợc đáp ứng hoàn toàn 100%. Bởi Thành phố hiện có khoảng 276 cơ sở xay xát, tổng công suất 5.260 tấn/ ngày, trong đó cơ sở có công nghệ tiên tiến chiếm khoảng 23%, công nghệ trung bình chiếm 45%, công nghệ lạc hậu chiếm 32%. Tích lƣợng kho trữ lúa gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ khoảng 536.957 tấn/năm.

Lúa xuất khẩu đƣợc thu mua theo hình thức thứ nhất tức thu mua trực tiếp từ nông dân đƣợc đƣa về chế biến xay xát tại các cơ sở xay xát của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Với lợi thế nằm trong vùng nguyên liệu của Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Cần Thơ có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc chế biến xay xát gạo xuất khẩu. Do vậy hoạt động chế biến xay xát ở đây phát triển khá mạnh. Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo tầm cỡ ở Cần Thơ đã đầu tƣ lớn vào khâu chế biến gạo xuất khẩu. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Thƣơng nghiệp tổng hợp và chế biến lƣơng thực Thốt Nốt, Công ty lƣơng thực sông Hậu đã đầu tƣ dây chuyền chế biến gạo hiện đại với hệ thống xay xát, đánh bóng, đóng gói đạt tiêu chuẩn quốc tế. Gạo đƣợc chế biến tại các cơ sở này có chất lƣợng cao và có thể xuất khẩu vào thị trƣờng có yêu cầu khắc khe về chất lƣợng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ở địa phƣơng khác cũng đến Cần Thơ đầu tƣ xây dựng cơ sở chế biến xay xát gạo làm cho hệ thống chế biến xay xát gạo ở Cần Thơ ngày càng sôi động và hình thành các cơ sở xay xát với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu chế biến gạo xuất khẩu của Cần Thơ nói riêng và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, nhất là trong vụ thu hoạch lúa. Ở hình thức thu mua thứ hai, lúa đƣợc tƣ thƣơng mua và chuyển đến nhà máy xay xát tƣ nhân. Sau đó, gạo chế biến đƣợc chuyển đến doanh nghiệp xuất khẩu gạo và xuất cho khách nƣớc ngoài. Có thể thấy rằng, hình thức thu mua thứ nhất chế biến gạo, xuất khẩu gạo thƣờng đƣợc tiến hành tại các vùng chuyên canh lúa, các trang trại sản xuất lớn, các hợp tác xã; tại đây lúa đƣợc mua trực tiếp với khối lƣợng lớn. Tuy nhiên, ở hình thức này doanh nghiệp gặp phải khó khăn khi thu mua lúa là do vùng chuyên canh lúa tại Cần Thơ chƣa có nhiều. Mặt khác, do quan hệ truyền thống giữa nông dân và tƣ thƣơng nên nông dân thƣờng ƣu tiên và thích bán lúa cho tƣ thƣơng hơn. Do đó, doanh nghiệp tiếp cận nông dân để mua lúa không thuận lợi bằng tƣ thƣơng.

Nguồn: Khảo sát tác giả công ty Nông nghiệp sông Hậu, 2009

Hình 4.5. Quy trình chế biến lúa gạo phổ biến của các doanh nghiệp Thành phố Cần Thơ

Lúa nguyên liệu sau khi qua sàng tạp chất để tách các tạp chất nhƣ rác, dây, kim loại sẽ qua hệ thống bóc vỏ (vỏ lúa còn gọi là trấu), kế tiếp lúa sau khi bóc vỏ sẽ đƣợc đƣa qua thùng rê rồi đến sàng phân ly và sàng tách đá. Tiếp theo, qua công đoạn xát trắng để tách bớt lƣợng cám trƣớc khi vào hệ thống máy đánh bóng nƣớc kiểu phun sƣơng nhằm cải thiện độ bóng bề mặt gạo. Kế tiếp, gạo đƣợc đƣa vào hệ thống trống phân loại hạt theo chiều dài để phân ly thành từng loại nhƣ: gạo thành phẩm, tấm 1, tấm 2, tấm 3 và đƣa vào các silo chứa riêng biệt. Tại đây, tùy theo yêu cầu, gạo đƣợc đƣa qua máy tách màu điện tử để loại ra các tạp chất màu lẫn trong gạo nhƣ hạt đen , hạt đỏ, hạt vàng, hạt bạc bụng. Cuối cùng, gạo thành phẩm sẽ vào thiết bị cân và đóng gói tự động theo yêu cầu trọng lƣợng cho trƣớc để xuất kho.

Quy trình công nghệ nói trên là quy trình điển hình, tiên tiến. Đây là quy trình khép kín từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm, mức độ tự động hóa cao, dễ vận hành, thu đƣợc gạo thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lƣợng xuất khẩu và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh đƣợc với các sản phẩm hiện có trên thị trƣờng thế giới.

Hiện nay, một số doanh nghiệp chế biến gạo trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đã đầu tƣ trang bị các thiết bị chế biến lúa gạo tiên tiến của các hãng sản xuất có uy tín nhƣ Sinco, Satake. Thiết bị chế biến lúa gạo của các hãng này có độ tin cậy cao, sản phẩm qua chế biến đạt những yêu cầu cơ bản nhƣ độ xát trắng, tỷ lệ thóc, tỷ lệ tấm, độ ẩm, hạt màu, độ đồng đều, vệ sinh và hạn chế tối thiểu tạm chất trƣớc khi đóng gói. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lúa nguyên liệu Sàng tạp chất Bóc vỏ Thùng kê Máy đánh bóng Máy xát trắng Sàng tách đá Sàng phân ly Trống chọn hạt Thùng chứa thành phẩm Máy tách màu Cân, đóng gói

Cùng với hệ thống chế biến và xay xát, hệ thống kho chứ cũng đƣợc các doanh nghiệp đầu tƣ, xây dựng, đáp ứng nhu cầu lƣu kho, bảo quản và dự trữ gạo xuất khẩu. Thành phố Cần Thơ đang triển khai đề án xây dựng mới hệ thống kho chứa lƣơng thực đạt chuẩn quốc gia có sức chứa 241.250 tấn trên diện tích khoảng 120.600 m2 tại 9 xã thuộc các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh và quận Thốt Nốt là những địa phƣơng sản xuất lúa tập trung, thuận tiện về giao thông đƣờng thủy và đƣờng bộ cũng nhƣ các cơ sở hạ tầng khác. Trong đó, quận Thốt Nốt nằm ở vị trí trung tâm các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Thành phố Cần Thơ, là 4 địa phƣơng có sản lƣợng lúa gạo nhiều nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời Cần Thơ còn cải tạo hệ thống kho cũ tại 7 xã thuộc địa bàn 4 quận, huyện vừa nêu với diện tích 45.000 m2 , sức chứa 90.000 tấn, có tổng vốn đầu tƣ khoảng 700 tỷ đồng, huy động ngoài ngân sách. Sau khi hoàn thành, hệ thống kho mới hoạt động theo cơ chế cơ giới hóa và tự động hóa nhằm nâng cáo năng suất lao động và kiểm soát các thông số kỹ thuật trong quá trình bảo quản. Trong đó, mức độ cơ giới hóa đạt 80%, tự động hóa 20%.

Hệ thống kho chứa có 2 loại chính là silo và kho khung thép tiền chế với hệ thống nhà kho và các thiết bị vận chuyển xấy, xay xát lúa, đánh bóng gạo, đảm bảo thực hiện cả hai chức năng dự trữ lúa và gạo.

Mỗi silo tại các kho lớn có thể chứa ít nhất 500 tấn, chủ yếu dùng để chứa lúa. Những kho này đƣợc trang bị đồng bộ hệ thống sấy, băng tải tự động, đảo

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 45 - 55)