Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 93 - 107)

4.3.2.1. Môi trường trong nước

a) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ thành lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo

Nghị quyết 22/2003/QH-11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, ngày 02/01/2004 của Chính phủ.

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lƣu sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, phía Đông giáp Đồng Tháp, Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp tỉnh An Giang và phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. Diện tích tự nhiên của Thành phố là 1.389,6 km2, chiếm 3,49% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long. Nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ Chí Minh 170 km về hƣớng Đông Bắc theo quốc lộ 1A và cách các đô thị lớn vùng Đồng bằng sông Cửu Long với cự ly khoảng 60- 120 km. Thành phố Cần Thơ có vị trí rất thuận lợi về giao lƣu kinh tế văn hóa với các tỉnh trong vùng, có khả năng vƣơn xa đến Thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thành phố Cần Thơ là nơi giao điểm của nhiều tuyến giao thông thủy – bộ quan trọng, có cảng – tàu biển, có sân bay, có khu công nghiệp và khu chế xuất là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo. Đồng thời, đây cũng là điều kiện quan trọng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

 Khí hậu, thời tiết

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu chung của Đồng bằng sông Cửu Long với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa tƣơng phản rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió Tây Nam, và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với gió Đông Bắc.

 Chế độ thủy văn, nguồn nƣớc

Tổng chiều dài dòng chảy trên địa bàn Thành phố là 3.405 km, với mật độ trung bình 1,8 km/km2, dòng chảy chính là sông Hậu.

Mạng lƣới sông rạch ở Cần Thơ khá phát triển, thuận lợi cho giao thông thủy và hình thành các đô thị sinh thái, tài nguyên nƣớc ngần đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Tuy nhiên do địa bàn thành phố chịu ảnh hƣởng của dòng lũ từ sông Hậu tới tứ giác Long Xuyên và triều cƣờng nên vẫn gây khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cƣ

 Đất đai

Trên địa bàn Thành phố có 2 nhóm đất chính, bao gồm nhóm đất phù sa chiếm 84% diện tích tự nhiên và nhóm đất phèn chiếm 16% còn lại. Nhìn chung đất có mùn và đạm từ mức độ khá đến giàu. Hàm lƣợng lân, kali trong đất đạt trung bình. Điều kiện thổ nhƣỡng này là ƣu thế của Cần Thơ trong trồng và phát triển kinh tế vƣờn, các loại cây trồng cạn.

Tổng quan, Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long nên có nhiều nguồn cung gạo phục vụ cho xuất khẩu. Hệ thống sông ngòi dày đặc kết hợp đất đai phù sa màu mỡ là những ƣu thế vƣợt bậc trong sản xuất gạo. Thêm vào đó hệ thống giao thông thông thoáng cả đƣờng bộ lẫn đƣờng thủy tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển. Tuy nhiên, thời tiết thƣờng xuyên không ổn định, ngập lục xảy ra gây khó khăn trong việc sản xuất, thu mua và tồn trữ lúa gạo của các doanh nghiệp trong Thành phố.

b) Kinh tế

Giống nhƣ cây có lớn đƣợc không còn phụ thuộc vào ngƣời chăm sóc thì các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu có không gian phát triển hay không còn phụ thuộc vào kinh tế quốc gia. Trong đó, 3 yếu tố lạm phát, lãi suất và tỉ giá hối đối là có vai trò quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp nhất đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ở Thành phố Cần Thơ nói riêng.

 Lạm phát

Lạm pháp làm cho giá cả các hàng hóa và dịch vụ đƣợc sản xuất ra trong và ngoài nƣớc sẽ tăng cao, trong khi thu nhập không đổi buộc ngƣời dân phải giảm tiêu dùng. Các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Cần Thơ nói riêng sẽ rơi vào tình trạng khó khăn về vốn do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Và để đảm bảo lợi nhuận bắt buộc các công ty xuất khẩu phải ký đƣợc hợp đồng với giá cao hơn. Việc này đồng nghĩa với việc công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gây gắt của các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo khác.

Trong giai đoạn 2011 – 6th2014, lạm phát nƣớc ta đã dần dần bị đẩy lùi từ 2 con số xuống chỉ còn 1 con số. Trong đó, năm 2011 là năm có mức lạm phát cao nhất 18,3% tăng 6,55% so với năm 2010, góp phần làm giá lúa nguyên liệu đầu vào tăng lên trung bình 1.500 đồng/kg. Theo đó giá gạo xuất khẩu

cũng tăng lên song lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn ở mức thấp. Với những tác động tuy không phải quá lớn của lạm phát nhƣng đủ gây trở ngại và khó khăn cho nhiều công ty ở Cần Thơ khi lạm phát tăng còn kéo theo sự tăng lãi suất của ngân hàng. Đó mới chính là vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp. Bắt đầu từ năm 2012, Nhà nƣớc ta đã thành công khi kiềm hãm lạm phát xuống chỉ còn 6,81% năm 2012, 6,04% năm 2013 và mới đây là 1,38% 6 tháng đầu năm 2014. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hạ thấp chi phí sản xuất xuống đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới. Tuy nhiên tính đến năm 2013 thì tỉ lệ lạm pháp của Việt Nam vẫn còn cao hơn tốc độ tăng trƣởng GDP là 5,42%. Vì vậy, trong thời gian tới để phát triển một cách bền vững, Việt Nam không những cần phải kiểm soát đƣợc lạm phát mà còn phải tập trung nâng cao mức tăng trƣởng kinh tế của mình.

 Lãi suất

Ở nƣớc ta thị trƣờng tài chính còn chƣa phát triển, các kênh huy động vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế nên nguồn vốn từ các ngân hàng là nguồn vốn huy động nhanh và thuận tiện nhất đối với các doanh nghiệp. Nó đóng vai trò thiết yếu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến chi phí vốn thông qua lãi suất cho vay. Nếu lãi suất tăng thì cũng giống nhƣ lạm phát làm cho giá xuất khẩu bị đẩy lên nhằm đảm bảo lợi nhuận, rồi giảm sức cạnh tranh, khó bán đƣợc hàng dẫn đến thua lỗ và ngƣợc lại. Do đó, lãi suất luôn là vấn đề đƣợc các doanh nghiệp quan tâm đồng thời đƣợc Nhà nƣớc chú trọng để thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Năm 2011, lãi suất tăng mạnh lên 15 – 17%, so với năm 2010 cao hơn những 5% gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Thời gian đó, lạm phát tăng cao nâng giá nguyên liệu đầu vào cộng thêm lãi suất tăng cao làm phát sinh thêm nhiều chi phí vốn nhƣng may nhờ giá gạo cũng đặc biệt cao do tăng theo giá gạo Thái Lan nên đã kịp thời kéo doanh nghiệp ra khỏi nguy cơ lỗ vốn. Đến năm 2012, lãi suất cho vay đã giảm khoảng 2% so với cuối năm 2011, phổ biến ở mức 12-15% và đặc biệt lĩnh vực nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc hỗ trợ cho vay ở mức từ 10-13% một năm. Sang năm 2013, để hỗ trợ khách hàng lãi suất cho vay lại đƣợc điều chỉnh tiếp tục giảm thêm 3-4%/năm, riêng đối với các lĩnh vực ƣu tiên thì lãi suất từ 8-9%/năm kỳ hạn ngắn và 11-12%/năm trung dài hạn. Mới đây gánh nặng về lãi suất của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại một lần nữa giảm xuống theo Nghị quyết số 14/NQ-CP vào tháng 2/2014, lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp thực hiện thu mua tạm trữ vụ Đông Xuân 2014 tối đa là 7%/năm; mức lãi suất cho vay trong chƣơng trình thí điểm các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao

khoản vay ngắn hạn và tối đa là 10-10,5%/năm đối với khoản vay trung, dài hạn.

Có thể nói với mức lãi suất hấp dẫn hiện nay các doanh nghiệp đã đƣợc phần nào cắt giảm chi phí, tăng thêm lợi nhuận, bên cạnh đó tạo tiền đề để sẵn sàng tranh đấu với các đối thủ thế giới.

 Tỉ giá hối đoái

Trong buôn bán xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thông thƣờng không giao dịch bằng đồng tiền nƣớc mình mà chủ yếu dùng USD để làm đồng tiền trung gian, do đó tỉ giá hối đối có ảnh hƣởng rất mật thiết đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Ngoài ra tỉ giá hối đoái còn là công cụ điều tiết xuất nhập khẩu của nhà nƣớc. Khi đồng nội tệ rớt giá đồng nghĩa với tỉ giá tăng thì hàng hóa nƣớc ngoài sẽ trở nên tƣơng đối đắt hơn so với hàng hóa trong nƣớc, điều này làm hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu và ngƣợc lại. Trong giai đoạn 2011 – 6th2014, tình hình chỉ giá USD/VND liên tục biến đổi tuy không lớn nhƣng với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 triệu USD mỗi năm thì ảnh hƣởng của nó cũng không hề nhỏ đối với Thành phố Cần Thơ.

Năm 2011, nửa năm đầu tình hình biến động tỉ giá khá phức tạp với mức bình quân là 20.693 đồng/USD cho đến cuối năm thì tăng lên đạt 20.828 đồng/USD. Với mức tỉ giá tăng lên này phần nguyên liệu đầu vào tăng lên do lạm phát tăng đã hoàn toàn đƣợc bù lại, thậm chí một số doanh nghiệp có sản lƣợng xuất khẩu cao còn tăng đƣơc lợi nhuận. Sau đó tình hình tỉ giá tiếp tục duy trì ổn định ở mức 20.828 đồng/USD suốt năm 2012 cho đến những biến động xảy ra vào cuối tháng 5/2013. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ ngày 28/6/2013 mới đƣợc ngân hàng nhà nƣớc nâng lên 1% tƣơng đƣơng 21.036 VND/USD. Cho đến cuối tháng 6 năm nay tỷ giá lại tiếp tục tăng thêm 210 đồng/USD đạt 21.246 đồng/USD và đƣợc dự báo là chỉ biến động trong khoảng 1% so với năm 2013 cho đến hết năm 2014. Điều này khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể yên tâm đẩy mạnh hoạt động của mình mà không phải lo ngại sự chênh lệch đột ngột quá lớn của tỉ giá từ đây tới cuối năm.

c) Chính trị-pháp luật

Muốn phát triển đầu tiên phải yên ổn, đó là một chân lý từ xƣa đến nay mà nƣớc ta đã thực hiện rất tốt khi luôn duy trì đƣợc nền chính trị ổn định trƣớc mọi hoàn cảnh biến loạn. Với tình hình chính trị ổn định, Việt Nam luôn tạo đƣợc sự tin cậy trong mối quan hệ ngoại giao với các nƣớc trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia trên thế giới, quan hệ kinh tế - thƣơng mại - đầu tƣ với trên 224 quốc gia và vùng

lãnh thổ, là thành viên của Liên Hợp Quốc, ASEAN, ASEM, APEC, WTO và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác. Với tƣ cách thành viên, Việt Nam đã đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi từ các nƣớc thành viên khác về mặt thuế quan cũng nhƣ đƣợc đối xử bình đẳng hơn trong quan hệ quốc tế. Ngoài ra khi có kiện tụng xảy ra Việt Nam còn đƣợc bảo hộ bởi hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả của các tổ chức nhằm tránh bị chèn ép bởi các công ty tại thị trƣờng nhập khẩu. Đặc biệt trong các tổ chức mà Việt Nam tham gia, hiện Ấn Độ, Myanmar – những đối thủ nặng ký trong ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn chƣa có mặt trong tổ chức APEC - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng. Đây có thể xem là một ƣu thế cho Việt Nam trƣớc các đối thủ trên trong quá trình tiến hành xuất khẩu gạo sang các bạn hàng quan trọng nhƣ Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Singapore đều là các thành viên của APEC.

Về mặt pháp luật, trong suốt thời gian qua nhằm khuyến khích doanh nghiệp, ngƣời dân đầu tƣ pháp triển nông nghiệp đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung và gạo nói riêng, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách ƣu đãi thể hiện sự quan tâm, xem trọng với ngành nhƣ:

 Quyết định 65/2011/QĐ-TTg vào ngày 2/12/2011 chính sách tổ chức hộ gia đình, cá nhân đƣợc vay vốn và hỗ trợ lãi suất khi mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt nông dân sẽ đƣợc hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu và 50% lãi suất trong năm thứ ba.

 Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ Tƣớng Chính phủ vào ngày 9/01/2012, về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt với nội dung Ngân hàng nhà nƣớc hỗ trợ tối đa 50% tổng vốn đầu tƣ xây dựng để đạt yêu cầu kỹ thuật VietGAP; đào tạo cán bộ, dạy nghề lao động áp dụng VietGAP trong sản xuất. Các tổ chức cá nhân có dự án đầu tƣ sản xuất, sơ chế sản phẩm áp dụng VietGAP ngoài đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi nhƣ trên còn đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ và ƣu đãi khác theo các quy định hiện hành.

 Nghị quyết số 02/NQ – CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu, trong đó có nhiều giải pháp tiếp tục tăng cƣờng hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông thôn.

 Nghị định số 210/2013/NĐ – CP, các doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn sẽ đƣợc hƣởng những ƣu đãi về đất đai và đƣợc hỗ trợ đầu tƣ. Đối với nông dân sẽ đƣợc tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật về sản xuất và thông tin thị trƣờng; đƣợc hỗ trợ 100% kinh phí lƣu kho trong 3 tháng, tối đa 30% chi phí 1 lần mua giống cây trồng chất lƣợng tốt.

xuất gắn với tiêu thụ nông sản , xây dựng cánh đồng lớn với nội dung ƣu đải cho doanh nghiệp đƣợc miễn tiền sử dụng hoặc thuê đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa; ƣu tiên tham gia các hợp đồng xuất khẩu nông sản.

 Quyết định số 68/2013/QĐ – TTg vào ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo đó, ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ lãi suất vốn vay thƣơng mại đối với các khoản vay bằng VNĐ để mua máy móc, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Mức vay tối đa để mua các máy móc, thiết bị theo quy định tại Nghị quyết này bằng 100% giá trị hàng hóa. Các khoản vay sẽ đƣợc hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 2 năm đầu, 50% trong năm thứ 3. Quyết định này có hiệu lực thực thi kể từ ngày 1/1/2014.

d) Đối thủ cạnh tranh trong nước

Là nƣớc có nền nông nghiệp lúa nƣớc truyền thống, Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo từ Bắc cho đến Nam. Chính vì thế trƣớc khi bƣớc ra thị trƣờng thế giới các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Cần Thơ còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc nhà mà trƣớc hết là các tỉnh còn lại của Đồng bằng sông Cửu Long nhƣ Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Long An, Tiền Giang. Đây là những tỉnh cùng chung điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất và xuất khẩu lúa nhƣ Cần Thơ. Ngoài ra về phía Bắc còn có các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ hai về sản xuất lúa gạo lúa gạo chỉ sau Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên với tỉ lệ 80%

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 93 - 107)