4.4.1. Điểm mạnh
Nhờ thực hiện thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn, mà những năm gần đây tình hình sản xuất gạo của Cần Thơ khá phát triển với diện tích, năng suất tăng còn chi phí thì đƣợc thu hẹp. Đáng chú ý là chất lƣợng gạo cũng đƣợc cải thiện nhiều với hàm lƣợng gạo cấp cao chiếm hơn 1/3 sản lƣợng gạo xuất khẩu.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Cần Thơ hiện nay đã thuộc hàng tiên tiến so với các tỉnh khác cùng khu vực với khả năng chế biến và dự trữ đã vƣợt mức sản lƣợng lúa gạo hàng hóa cần tiêu thụ hàng năm của Thành phố. Cần Thơ nay đã không phải lo âu tình trạng vội vã bán tháo gạo giá rẻ vì thiếu khả năng dự trữ.
Vấn đề nguồn vốn, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Cần Thơ có nguồn vốn cố định tƣơng đối đầy đủ. Về phần vốn lƣu động vay từ các ngân hàng do có sự hỗ trợ từ các chính sách lãi suất ƣu đãi của Chính phủ cũng nhƣ sự quan tâm, đốc thúc của các cơ quan chức năng Thành phố nên tạm thời áp lực không quá lớn và dễ dàng huy động khi cần thiết.
Qua nhiều năm tham gia xuất khẩu trên thị trƣờng thế giới, đến nay đa số các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Cần Thơ đã đủ lớn mạnh và có nguồn kinh nghiệm dồi dào để chủ động xuất khẩu trực tiếp. Năm 2013, xuất khẩu gạo theo hình thức này đã chiếm gần 90% lƣợng gạo xuất khẩu của Cần Thơ.
Một vài doanh nghiệp Cần Thơ đã xây dựng cho mình đƣợc những thƣơng hiệu riêng nhƣ: Miss Can Tho, White Stork, Sohafarm. Nhờ đó mà đƣợc sự tin dùng của khách hàng thế giới với sản lƣợng xuất khẩu tăng qua các năm trong khi tình hình cả nƣớc lại đang giảm.
4.4.2. Điểm yếu
Tuy đang cố gắng tập trung sản xuất nhƣng đến nay Cần Thơ vẫn chƣa thu hút đƣợc 100% hộ nông dân tham gia cánh đồng lớn nên tình hình sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún. Chất lƣợng gạo thì mặc dù đã nâng cao nhƣng không đồng đều, ổn định và chƣa bằng Thái Lan, Mỹ.
Phần lớn các doanh nghiệp vẫn còn thu mua lúa từ thƣơng lái nên không chủ động đƣợc trong nguồn nguyên liệu. Vì thế dù cơ sở vật chất kỹ thuật ở Cần Thơ tƣơng đối tiên tiến nhƣng lại chƣa đƣợc tận dụng triệt để.
Giá gạo các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hay Cần Thơ còn phụ thuộc nhiều vào giá của các đối thủ và nhu cầu của thị trƣờng thế giới.
Nói đến gạo Ấn Độ ngƣời ta nghĩ ngay đến Basmati hay gạo Thái Lan ngƣời ta nhớ ngay đến Khaodakmali thì nhắc đến gạo Việt Nam ngƣời tiêu dùng quốc tế vẫn chƣa sao định hình ngay một thƣơng hiệu nổi bậc đại diện toàn dân nào cả. Vì vậy có thể thấy thƣơng hiệu của ta tuy đã có nhƣng độ nổi tiếng so với những thƣơng hiệu đối thủ vẫn còn kém xa nên đƣơng nhiên niềm tin gây dựng đƣợc cho khách hàng cũng không bằng.
Chƣa có chiến lƣợc tiếp thị gạo hiệu quả đặc biệt ở các thị trƣờng cấp cao điển hình nhƣ Châu Âu đang giảm lƣợng nhập khẩu, còn Châu Mĩ và Úc thì chỉ xuất đƣợc một lƣợng rất ít.
4.4.3. Cơ hội
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất phù sa màu mỡ chiếm 84% diện tích, và mạng lƣới sông ngòi dày đặc, Việt Nam hay Cần Thơ đƣợc thiên nhiên tạo điều kiện để phát triển sản xuất lúa. Bên cạnh đó, là nơi giao điểm của nhiều
tuyến giao thông thủy – bộ quan trọng, có cảng – tàu biển, Cần Thơ lại càng thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu nhờ vào vị trí địa lý chiến lƣợc của mình.
Hai năm trở lại đây với lạm phát ngày càng đƣợc kiềm hãm, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của ta không phải lo nguyên liệu đầu vào tăng giá, đồng thời cũng không phải lo thua lỗ vì chênh lệch tỉ giá khi mà tỉ giá hối đoái hiện nay khá ổn định và ngân hàng nhà nƣớc ta cũng rất linh hoạt trong việc ứng phó các thay đổi.
Đáng chú ý trong năm nay là lãi suất cho vay lại đƣợc điều chỉnh giảm chỉ còn tối đa 7%/năm đối với các doanh nghiệp thực hiện thu mua tạm trữ vụ Đông Xuân 2014 theo Nghị quyết số 14/NQ-CP, qua đó Chính phủ đã phần nào giải ngân cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để họ thực hiện tốt chính sách thu mua, tạm trữ lúa gạo nhằm bình ổn giá. Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành và thực hiện nhiều chính sách khuyến nông khác với mục đích cổ vũ ngƣời nông dân đầu tƣ đổi mới thiết bị để nâng cao chất lƣợng hạt gạo.
Việt Nam với nền chính trị ổn định và mối quan hệ quốc tế hữu nghị, rộng rãi cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy xuất khẩu. Riêng về ngành gạo, hiện Việt Nam đang có mặt trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng (APEC) cùng với các thị trƣờng tiêu thụ gạo chủ lực nhƣ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapo, Hồng Kong bắt tay thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP). Trong khi đó các đối thủ nguy hiểm của ta nhƣ Ấn Độ, Campuchia, Myanmar lại chƣa tham gia. Đây có thể xem là một lợi thế trƣớc các đối thủ của gạo xuất khẩu Việt Nam tại những thị trƣờng nói trên.
Nhu cầu gạo thế giới cuối năm theo dự đoán sẽ chuyển biến theo hƣớng tốt lên. Trong đó cả 3 thị trƣờng truyển thống Philipines, Malaysia, Indonesia và thị trƣờng tiêu thụ hàng đầu là Trung Quốc của gạo xuất khẩu Việt Nam đều tăng lên đáng kể so với năm trƣớc. Đây là một tin tức đáng mong đợi cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhƣ Cần Thơ thoát khỏi tình trạng xuất khẩu u ám từ đầu năm nay. Bên cạnh đó, các thị trƣờng mới nhƣ Mexico hay thị trƣờng nhỏ nhƣ Nga cũng đang hé mở thêm cơ hội cho gạo Việt Nam xuất khẩu.
4.4.4. Thách thức
Tuy đƣợc thiên nhiên ƣu đãi có nhiều điều kiện sản xuất lúa gạo các loại nhƣng Cần Thơ vẫn còn phải chịu ảnh hƣởng bão và lũ lụt hàng năm. Mặc dù không quá nghiêm trọng nhƣng cũng phần nào gây tác hại đến hoạt động sản xuất của Thành phố.
Khó khăn chủ yếu đối với ngành gạo xuất khẩu hiện nay là cạnh tranh rất quyết liệt. Cung vẫn đang vƣợt cầu, chƣa kể lƣợng gạo tồn kho còn khá nhiều
của Ấn Độ và Thái Lan. Đặc biệt trong năm nay gạo Thái Lan đã trở lại với mức giá cạnh tranh báo hiệu cho một trận chiến cam go sắp tới trên thị trƣờng gạo xuất khẩu. Mặt khác, sức ép cạnh tranh lại càng tăng lên khi sự đe dọa của hai nƣớc Campuchia và Myanmar ngày càng lớn. Xuất khẩu gạo của hai nƣớc này đang tăng lên từng năm, trong đó có nhiều thị trƣờng mục tiêu trùng với nƣớc ta và có khả năng chia sẻ bớt thị phần của ta.
Các thị trƣờng khó tính nhƣ Châu Mĩ, Châu Úc ngày càng có yêu cầu khắt khe về chất lƣợng. Gạo Việt Nam hay Cần Thơ nói riêng gần đây mỗi lần xuất sang các quốc gia này đều phải đảm bảo dƣ lƣợng hóa chất sao cho phù hợp và trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt.
Hai thành viên của VFA – đầu tàu ngành gạo nƣớc ta là Vinafood 1 và Vinafood 2 chịu trách nhiệm đấu thầu các hợp đồng xuất khẩu lúa gạo tập trung của cả nƣớc có khâu xúc tiến thƣơng mại, dự đoán thị trƣờng, dự báo giá thầu rất kém. Vì thế khi tham gia đấu thầu họ có lúc hốt hoảng, sợ Thái Lan sẽ xả hàng, rồi sợ thua Ấn Độ, Pakistan nhƣng thực tế thì Ấn Độ bị khô hạn, Thái Lan thì chính phủ mới đang kiểm tra. Thành ra khi đƣa ra giá thầu hai tổng công ty này bị hố, thắng thầu nhƣng giá lại quá thấp làm các doanh nghiệp trong cả nƣớc phải chịu trận chung. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ là bị chứ không phải đƣợc giao chỉ tiêu cung ứng để thực hiện hợp đồng xuất khẩu lớn do VFA đàm phán.
Mặt khác, chính sách và điều hành của VFA hiện đang bị một số doanh nghiệp lên án là có vấn đề. Trƣờng hợp của Công ty Cổ phần đầu tƣ Vinh Phát sản xuất gạo hữu cơ xuất khẩu qua Mỹ với giá rất cao, hàng nghìn USD một tấn, lại bị VFA yêu cầu phải ủy thác, nhƣng khách hàng không chịu thế là hủy hợp đồng. Hay Công ty Trung An ở Cần Thơ đƣợc Malaysia đặt hàng 85.000 tấn gạo, VFA giao cho họ có 35.000 tấn còn 50.000 tấn thì giao cho các công ty khác. Nhƣng phần của các công ty khác thì bên Malaysia cắt hợp đồng vì lý do “chẳng biết mấy ông này là ai”.
4.4.5. Ma trận SWOT
Bảng 4.8. Ma trận SWOT của tình hình xuất khẩu gạo Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6th2014
SWOT
Cơ hội – O
1. Vị trí, điều kiện tự nhiên thuận lợi 2. Lạm phát kìm
hãm, tỉ giá ổn định
3. Chính phủ có nhiều chính sách ƣu đãi về lãi suất và kêu gọi đầu tƣ nông nghiệp 4. Cơ hội thị trƣờng
so với các đối thủ khi tham gia APEC 5. Mexixo có ý
muốn nhập khẩu gạo Việt, Nga ngừng nhập khẩu gạo Ấn Độ 6. Nhu cầu ở các thị trƣờng chủ lực đƣợc dự báo tăng Thách thức – T 1. Bị ảnh hƣởng bão và lũ lụt 2. Cạnh tranh khốc liệt: Thái Lan giảm giá trở lại, Campuchia, Myanmar phát triển.
3. Rào cản kỹ thuật và yêu cầu của các nƣớc Châu Mĩ, Úc ngày càng khắt khe 4. Các công ty nhà nƣớc dự đoán giá thầu kém, thắng thầu với giá quá thấp 5. Chính sách và điều hành của VFA còn khá độc quyền Điểm mạnh – S 1. Sản xuất phát triển: diện tích, năng suất tăng 2. Chất lƣợng gạo đƣợc nâng cao Giải pháp S – O S1 + O2,4,6 : Thâm nhập các thị trƣờng cũ Giải pháp S – T S2,5,6 + T2 : Phát triển thị trƣờng mới
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến 4. Nguồn vốn dễ dàng huy động 5. Doanh nghiệp lớn mạnh, giàu kinh nghiệm 6. Đã có thƣơng hiệu riêng: Miss Can Tho, White Stork, Sohafarm S2,5 + O4,5: Phát triển thị trƣờng mới S3,4 + T3 : Nâng cao chất lƣợng gạo Điểm yếu – W 1. Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún 2. Chất lƣợng gạo còn kém đối thủ và chƣa đồng đều, ổn định 3. Chƣa chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu 4. Giá cả còn phụ
thuộc nhiều vào đối thủ và tình hình thế giới 5. Thƣơng hiệu kém
nổi tiếng so với đối thủ
6. Chƣa có chiến lƣợc tiếp thị gạo hiệu quả đặc biệt ở các thị trƣờng cao cấp. Giải pháp W – O W2,4 + O3 : Nâng cao chất lƣợng gạo Giải pháp W – T W1,2 + T2,3 : Liên kết theo chiều ngang giữa nông dân và nông dân W3 + T2 : Liên kết theo chiều dọc giữa doanh nghiệp và nông dân W5,6 + T2 : Nâng cao thƣơng hiệu gạo
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO XUẤT KHẨU GẠO CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ