Nỗi niềm ưu tư quốc nạn

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ và từ đào tấn (Trang 41 - 53)

Xuất thân trong một gia đình nhà nho thanh bần, đức độ, lại được đào tạo theo tinh thần Nho giáo bởi một người thầy tài hoa, nghiêm cẩn, cho nên ngay từ khi còn là một cậu học trò chăm chỉ dùi mài kinh sử chờ ngày phong vân gặp hội và khi đã chính thức bước chân vào con đường hoạn lộ, như bao kẻ sĩ khác, Đào Tấn cũng khát khao được làm chim bằng tung cánh vút cao chín vạn dặm, làm chim

phượng gáy vừng đông, “nguyện giá trường phong phá hải đào”7. Tuy không gặp nhiều may mắn trong buổi bình minh của đường công danh nhưng sau khi được triều đình trưng tập ra Huế, nhờ ơn tri ngộ của Tự Đức, chàng trai Đào Tấn đã sớm được thỏa ước nguyện lập chí giúp đời. Biết được nỗi lo, nỗi buồn của một ông quan Hiệu thư nhỏ bé có danh mà không phận, Tự Đức đã bổ nhiệm Đào Tấn làm tri phủ Quảng Trạch khi ông mới 29 tuổi. Cái đặc ân ấy, Đào Tấn mãi không quên. Thế nhưng, khi đường hoạn lộ của nhà thơ bắt đầu rộng mở thì cũng là lúc tư tưởng của Đào Tấn có sự biến chuyển, tình cảm tôn sùng tuyệt đối dành cho đức vua và triều đình bấy lâu trong ông dần dần đổ vỡ. “Lúc còn là một hiệu thư, giam mình trong bốn bức tường, lại ngày ngày chỉ nghe sắc luật này chỉ dụ nọ cùng những lời xu phụ, ton hót nịnh bợ nhà vua, Đào Tấn không còn ý nghĩ gì khác hơn “ý vua là ý trời””8. Sự hạn hẹp về tư tưởng, tầm nhìn đó đã khiến ông có cái nhìn thiên kiến về triều đình, sai lệch về nhân dân khi viết các vở tuồng đầu tay. Trong khi Đãng khấu

ca ngợi việc tiểu trừ các cuộc nổi dậy của nhân dân, ngụ ý coi tất cả các cuộc chiến chống áp bức, bất công đó của số đông quần chúng là những cuộc làm loạn của đám giặc cỏ thì Tam Bảo Thái giám thủ bửu lại hết sức đề cao chính sách bang giao “dĩ hòa vi quý” cực kì lầm lạc của vua quan nhà Nguyễn trước những thủ đoạn xảo trá, quỷ quyệt của thực dân Pháp. Song, đến khi đã thực sự được nắm ấn trong tay, được tiếp xúc với đời sống thực tế trăm ngàn cái khổ của người dân, tận mắt nhìn thấy lũ giặc Tây đang ngày đêm gieo tai ương, chết chóc trên mảnh đất quê hương mình trong khi triều đình Huế ngày càng lún sâu vào con đường lụn bại, một mặt vẫn ngu muội dốc hết sức người sức của vào việc đàn áp nhân dân, mặt khác vẫn ngoan cố khước từ mọi đề nghị canh tân đất nước của các vị trung thần, Đào Tấn không khỏi bàng hoàng, đau đớn. Nhìn xóm làng điêu tàn, nhân dân loạn lạc, xã hội suy vi,

“sáu tỉnh Nam kì từ lâu sa vào móng mỏ của diều quạ, các hạt của miền Bắc [...] lại bị nanh vuốt của hùm beo” [66, 648], khắp nơi “tiếng khóc như ri, ruộng cày bỏ trắng” [66,648], ngay cả chốn cửa Phật thanh tịnh, bình yên cũng nhuốm màu tang

7 Trích từ bài “Đắc chỉ bổ Quảng Ninh tri phủ hậu bản bộ đường quan hồi tác” – Thơ Nguyễn Xuân Ôn

tóc: “Đau lòng thay cho quả chuông lớn nơi tòa Phật / Mà nay lửa kiếp đã thành tro”, tâm hồn nhà thơ nặng trĩu nỗi xót xa. Có những đêm thanh vắng, một mình cô đơn với chén rượu dưới trăng, nỗi ưu tư cho nạn nước trong ông trào dâng theo dòng lệ buồn tủi:

Đêm thanh tự rót ba chung rượu Lệ châu đầm đìa đong đầy đấu Trông khói lửa mạn Bắc

Bụi giặc đang mù trời Hoa mai hồng tựa máu

Chẳng bằng máu nóng trong lòng Ngồi mãi ở sông Hương

Ôm thẹn cùng vầng trăng

(Bài từ thứ 30 – Điệu Bồ tát man) Tận mắt chứng kiến cơ đồ nghìn năm mà biết bao thế hệ cha ông đã gắng công đổ sức đắp xây, đã hi sinh bao nhiêu máu xương để gìn giữ cho đến hôm nay đang dần dần nát tan dưới gót sắt của quân xâm lược mà bản thân chỉ có thể “ngồi mãi ở sông Hương”, lòng Đào Tấn như có lửa đốt. Ngoảnh mắt trông bốn phương tổ quốc, nơi nào ông cũng thấy “chín mặt trời rực lửa đao binh”, đâu đâu ông cũng nghe vang vọng “tiếng tù và như khóc như than” cho gấm vóc non sông:

Tái nhạn nam phi Giang vân bắc độ

Họa giốc bi lương như tố Cẩm tú giang sơn

(Bài từ thứ 11 – Điệu Ỷ la hương) (Nhạn ải về Nam

Mây sông qua Bắc

Tiếng tù và như khóc như than Gấm vóc non sông)

Cái hùng tâm trong lòng kẻ làm trai “lắm nỗi băn khoăn về sự mất còn của quê hương đất nước” giữa thời binh lửa “ngựa rợ Hồ tung bụi đất Yên” khiến thi nhân không thôi trăn trở. Ông muốn làm điều gì đó cho non sông, muốn vùng dậy vung kiếm chiến đấu với kẻ thù, quét sạch bọn giặc Tây và bè lũ bán nước cam phận vong nô kia nhưng lại không thể dứt áo ra đi, không thể làm người anh hùng vị nghĩa bởi ông vẫn còn “nặng tấc lòng vì nợ quân thân”9. Tuy trong kịch bản tuồng, Đào Tấn để cho Hoàng Phi Hổ bỏ vua Trụ ra đi khi chàng không thể thực hiện được lời dặn của Văn Trọng về việc gìn giữ kỉ cương đất nước nhưng trong thực tế cuộc đời của chính mình, dù đã về quê làm thân ẩn sĩ, ông vẫn không thể hoàn toàn vứt bỏ “cái chí trung quân” với chế độ cầm quyền đã quá tàn mục của nhà Nguyễn. Với Đào Tấn, cầm vũ khí lên đánh trả lũ ngoại bang, kháng cự lại Đồng Khánh với cái triều đình do Pháp lập nên cũng có nghĩa là quay lưng phủi tay, làm kẻ “qua cầu rút ván”, phụ bạc ơn tri ngộ sâu như bể, trọng như non bấy lâu của đấng tiên đế, nhưng không chiến đấu với quân cướp nước, không đứng cùng chiến tuyến với nhân dân thì ông không thể đối diện với lương tâm, khí tiết của chính mình. Tình cảnh trái ngang ấy khiến nhà thơ luôn phải chịu sự dằn vặt, hổ thẹn:

Tái đáo Hoan Thành kim kỷ xuân

Giang sơn phong nguyệt cửu tương thân Thông thông hựu hướng ngọc kinh khứ Tàm quý nhân hô đế cựu thần

(Đắc triệu hồi kinh) (Trở lại đất Nghệ An đã mấy xuân rồi

Núi sông trăng gió nơi đây từ lâu ta vốn quen thân Giờ lại vội vã về kinh

Xấu hổ thay người ta gọi mình là tôi cũ của vua)

Sự mâu thuẫn giữa một bên là nghĩa quân thần với vô số những khuôn thước chật hẹp của bổn phận bề tôi và một bên là tình non sông trìu mến, thân thương đã tạo nên một bi kịch lớn luôn giày vò trái tim Đào Tấn. Đau thương cứ mãi tích tụ,

uất hận cứ mãi dồn nén trong lòng ông để rồi biết bao lần giữa cơn mê thảng thốt, niềm bi phẫn ấy bột phát thành hành động:

Điểm trung tiêu thượng tại kiềm miên Văn kê ưng khỉ vũ

(Bài từ thứ 11 – Điệu Ỷ la hương) (Giữa đêm khuya đang giấc ngủ mê

Nghe tiếng gà vụt dậy vung kiếm)

Không thể phụ bạc triều đình nhưng cũng không thể gia nhập nghĩa quân, Đào Tấn chọn con đường quy y, xa chốn bụi trần, an phận làm vị sư già trên núi Linh Phong để giữ vẹn nhân cách và khí tiết của mình. Thế nhưng, cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, chính phủ Pháp đâu dễ dàng tha cho Mai Tăng được yên ổn. Để chiêu an sĩ phu trong nước, chúng ra lệnh cho Đồng Khánh xuống chiếu, chỉ mặt gọi tên những cựu thần cốt cán, bắt buộc họ trở lại với triều đình. Hành động này của kẻ thù một lần nữa lại đẩy Đào Tấn lâm vào cảnh bế tắc. Mọi con đường xung quanh ông đều tối đen: đi theo nghĩa quân Cần Vương ở Bình Định thì không thấy có tương lai; giữ vẹn khí tiết của bản thân bằng cách quy y nơi cửa thiền thì không yên với giặc; ra làm quan với triều đình mà thực chất là làm quan với lũ cướp nước thì có tội với nhân dân, có tội với non sông. Đi hay ở, hành hay tàng với nhà thơ đều vô cùng khó khăn. Cuối cùng, trong cơn bế tắc, “Đào Tấn chọn một lối thoát chẳng hay ho gì, nhưng với ước mong có thể làm gì đó cho đời” [52,223]: ra làm quan với nhà Nguyễn. Chế độ phong kiến ngụy triều có vua, có quan, có sách vở thánh hiền do quân Pháp lập nên để che mắt thế gian đã “đánh lừa” được Đào Tấn khi một mặt, chúng nắm quyền chi phối đất nước, mặt khác, chúng lại đưa lũ con cháu bù nhìn của Tự Đức lên ngôi, đưa đạo trung hiếu, đưa những luân lí khắt khe của Nho giáo vốn đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành lẽ sống, đạo làm người của bao thế hệ nhà nho Việt Nam trở lại vị trí độc tôn. Cái triều đình với những ông vua chèo, quan chèo cùng những khuôn thước bó hẹp của lẽ quân thần đã buộc chặt Đào công trong cái đạo trung quân đã lỗi thời. Con người rất đỗi trung thực ấy đã sai lầm khi “ngây thơ”, “thật thà” tin rằng còn vua, còn con cháu nhà Nguyễn tức là còn hi vọng, bởi

dẫu vua có sai đường, nước có lâm nguy nhưng nếu vua có những bề tôi hiền tài, những cận thần trung trinh, mẫn tiệp phò tá thì con thuyền tổ quốc ắt sẽ vượt qua mọi khổ ải, giang sơn rồi đây sẽ thái bình, thịnh trị. Thế nhưng, càng làm quan, ông càng thấy rõ cái tai ương khốc liệt của đất nước và nhân dân, thấy rõ những mưu mô, quỷ quyệt của giặc Pháp cũng như sự đê hèn, bất lực của cả một lũ vua quan bù nhìn. Cái chí trai “Cánh hộc hồng gặp gió liệng mây xanh, Xương Ưng Khuyển nghiền tro quăng biển bạc” mà Đào Tấn hằng ấp ủ lại khiến nỗi uất nghẹn bấy lâu trong ông trào dâng. Ông giận bản thân:

Hương quốc hưng vong cảm khái đa Bán sinh hành kính bản như đà [...]

Thư ảm đạm Kiếm bà sa

Trung niên hào phóng nại sầu hà

(Bài từ thứ 9 – Điệu Giá cô thiên)

(Lắm nỗi băn khoăn về sự mất còn của quê hương đất nước Nửa đường đời chậm bước như rùa

[...]

Sách buồn thảm Gươm hoen rỉ

Tuổi trai bay nhảy mà buồn vậy biết làm sao) Ông trách sự vô dụng của một kẻ làm trai:

Hận thư sinh đa phụ thời gian Hoàn tác thậm đoạn trường thi cú

(Bài từ thứ 11 – Điệu Ỷ la hương) (Giận kẻ thư sinh hờ hững với thời gian

Viết làm gì những lời thơ đau xót)

Nỗi lo nước, lo dân càng trĩu nặng, dằn vặt tâm trí Đào Tấn bao nhiêu thì sự oán giận bản thân “chậm bước như rùa” trong ông càng thêm chồng chất bấy

nhiêu. Với Đào Tấn, vấn đề vận mệnh con tàu dân tộc trong cơn bão tố của thời đại từ lâu đã trở thành mối âu lo thường trực trong lòng. Ra làm quan một cách miễn cưỡng với nhà Nguyễn nên lúc nào tâm tư Đào Tấn cũng đong đầy nỗi sầu thương cho nghịch cảnh của dân tộc, của nhân dân và của chính mình:

Thùy dương hà xứ hệ biên châu Hương Giang thủy

Y cựu hướng đông lưu Tịch mịch chuyển thiêm sầu

(Quá Kim Long dịch, điệu Tiểu trùng sơn) (Cành liễu rũ nào buộc con thuyền nhỏ

Nước sông Hương Vẫn chảy về dòng

Thanh vắng khắc thêm sầu)

Trước thực tế phũ phàng là triều đình và đa số quan lại đã đầu hàng giặc, phản bội dân tộc, tuy Đào Tấn chưa có được cái dũng khí kiên cường của Nguyễn Xuân Ôn:

Thử thân vinh nhục hà tu quải Địch khái đan tâm tử bất suy10

(Thân này nào quản vinh hay nhục

Lòng son thù giặc dầu chết cũng không phai) hay thái độ dứt khoát trước sự sống và cái chết của Nguyễn Quang Bích:

“[...] nếu mà thắng, mà sống thì là nghĩa sĩ của triều đình, nhưng chẳng may mà thua, mà chết, thì cũng là quỷ thiêng giết giặc. [...] thà chịu tội với nhất thời, quyết không chịu tội với vạn thế”11

nhưng dẫu phải chết ông cũng quyết không bán rẻ lương tâm và linh hồn để làm kẻ phản nước hại dân như bọn tay sai Nguyễn Thân, Tôn Thọ Tường, Hoàng Cao

10 Thuật hoài

11Thư trả lời quân Pháp của Hiệp thống Bắc kỳ quân vụ đại thần Thuần trung tướng Nguyễn Quang Bích

Khải. Mặc dù ông có sai lầm khi chọn con đường không mấy đúng đắn là quay lại làm quan với nhà Nguyễn nhưng trọn đời ông luôn nghĩ cho nước, cho dân. Lúc nào niềm khát khao một nền hòa bình, thịnh trị, vua dân hòa mục cũng nung nấu tâm can vị quan đầu triều Đào Tấn. Khúc nhạc Quân, Thiều trong trẻo – biểu tượng của nền thái bình và cũng là khát vọng trọn kiếp của Đào công – đã hơn một lần ám ảnh ông trong giấc mộng:

Cố hương tiên quá Trường An lộ Mộng đới Quân Thiều nhập trúc phi

(Đắc quy, thư thử liêu đương biệt giản) (Trở lại quê, trước phải qua nẻo Trường An

Trong giấc mơ mang nhạc Quân, Thiều theo vào cánh cửa trúc)

Quân Thiều hứa cửu lao thanh mộng Khước chuyển hồng nghê quá ngọc kinh

(Phụng chỉ cải Nghệ An giản lưu đồng thành) (Nhạc Quân, Thiều từ lâu rồi vẫn mỏi mệt trong giấc mơ trong trẻo

(Thì nay) lại quay ngựa đi qua chốn ngọc kinh)

Thế nhưng, ước vọng mong manh về một xã hội “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn” của Đào Tấn làm sao có thể trở thành sự thật được khi trong triều các ông vua nhà Nguyễn đã công khai làm tay sai cho kẻ thù, nhẫn tâm “vùi con đỏ xuống dưới hầm tai họa” còn ngoài kia bọn gian thần ngày đêm lộng quyền, đua nhau xu nịnh, bợ đỡ lũ xâm lăng. Giữa cái xã hội loạn lạc, giữa cái hoàng cung rộng lớn thừa sự bạc bẽo, ganh ghét nhưng lại thiếu cái ấm áp, thân ái của nhân tâm, thừa sự hèn hạ của từng cá nhân nhưng lại thiếu lòng tự tôn của cả một chế độ cầm quyền, Đào Tấn như “kẻ lạc loài”. Ông cô đơn, bế tắc trong sự bế tắc chung của cả một thời đại “cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa”. Yêu nước, lo lắng thật nhiều cho đất nước đang phải oằn mình gánh chịu thương đau, đã từng “đấm nát tay trước cánh cửa cuộc đời” nhưng Đào Tấn không tìm được lối đi có thể khai sáng cho giang sơn dâu bể. Trong đêm trường đen tối của dân tộc, ông loay hoay đi tìm “chút

của tin” mong manh còn sót lại về một xã hội “chúa sáng, tôi hiền”. Không tìm được chút “đức sáng”, dẫu chỉ là chút tàn hơi le lói nơi đấng “thánh quân” đang tại vị trên ngôi cao trong hiện tại, Đào Tấn tìm về với quá khứ xa xôi của dân tộc để xoa dịu lòng mình. Nhìn vết chém đá còn lưu lại ở hốc núi, nơi xưa kia là chỗ thử gươm của một vị tướng quân anh dũng, nhà thơ bồi hồi tự hỏi:

Nghịch tử cường thần đương nhất bối, Khả tằng trảm đắc kỉ đầu lai.

(Đề Trịnh Thị Ninh Quận Công thí kiếm thạch) (Bọn nghịch tử cường thần thuở ấy,

Ngài đã từng chém đầu được mấy kẻ)

Câu hỏi gửi đến bậc tiền nhân, gửi đến một thời hào hùng đã đi qua của dân tộc ấy cũng chính là khát khao sâu kín trong lòng Đào Tấn. Từ trong khối óc và trái tim nhiều yêu thương chân thành nhưng cũng lắm đớn đau, giằng xé của mình, nhà thơ ước mong có những người tài năng, đức độ như bậc hiền nhân thời xưa để có thể gánh vác giang sơn, có thể quét phăng đi lũ cường thần, nghịch tử, “xóa tan mọi cội nguồn đau khổ của giống nòi”.

Biết mình không thể làm gì để vãn hồi thế cuộc mà chỉ có thể âm thầm bạc đầu với nỗi lo nước cho nên đối với những anh hùng, nghĩa sĩ đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng quê hương, đánh đuổi kẻ thù, nhà thơ vô cùng mến mộ, tin yêu. Với những anh tài trẻ tuổi như Phan Bội Châu, Đào Tấn hết lòng ưu ái. Ông gửi gắm, đặt trọn niềm tin và khát vọng giải phóng quê hương mà bản thân đã dồn nén, chất chứa bấy lâu nơi Sào Nam. Trong khi giặc Pháp và lũ Việt gian bán nước luôn tìm cách truy bắt, săn đuổi chàng trai yêu nước họ Phan thì quan tổng

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ và từ đào tấn (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)