Tình cảm thân tộc sâu nặng, thiêng liêng

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ và từ đào tấn (Trang 81 - 94)

Đối với mỗi con người, gia đình bao giờ cũng là điểm tựa vững chắc, là tổ ấm bình yên cho họ tìm về sau bao phong ba, chao đảo trong cuộc đời. Thấu hiểu và

20Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam – Đại học Sư phạm Tp. HCM

cảm nhận sâu sắc hơn ai hết “chân lý” ấy chính là những con người luôn phải sống xa quê hương, xa gia đình, nguồn cội như Đào Tấn. Với nhà thơ, tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, sâu nặng mà ông ấp ủ, nâng niu.

Xa nhà trong một khoảng thời gian dài đằng đẵng nên trong tâm tư của Đào Tấn, hình bóng của những người ruột thịt thân yêu lúc nào cũng hiện lên đầy nhớ nhung, khắc khoải. Những khi một mình nâng chén ở nơi kinh thành xa hoa, nhà cao cửa rộng, ông không khỏi chạnh lòng nhớ tới người vợ hiền tần tảo, vất vả chốn quê xa:

Cùng thời điển y cung ngã tửu Loạn thời khí gia bão ngã ấu Kim tư vinh lạc đạm dĩ tịnh Đối khanh bất giác ngã hình lậu

(Mai Tăng đề ư An Tịnh tổng chế đường chi khiếu ngạo đông hiên. Đương Thành Thái Quý Tỵ,

Hòa tiết) (Thuở nghèo khó đợ áo mua rượu cho ta

Lúc loạn lạc bỏ nhà, bế con thơ cho ta Nay vinh hiển vẫn lặng lẽ sống thanh bần So với nàng, ta bỗng trở thành kẻ hèn kém)

Trong câu thơ Đào Tấn, đằng sau chút nghĩa tình vợ chồng thiêng liêng, bền chặt với những cử chỉ quan tâm, những hành động chăm lo đầy yêu thương, ta còn thấy cả một lòng biết ơn chân thành, sâu sắc mà nhà thơ trân trọng trao gửi đến người vợ đầu tiên. Ngẫm lại chặng đời nghèo khổ, khốn khó đã qua, nhà thơ thấy mình thật bé nhỏ, “hèn kém” trước sự hi sinh thầm lặng nhưng cao cả của vợ. Từ khi nên duyên cùng chàng cử nhân nghèo Đào Tấn cho đến khi chồng đã làm quan đến chức Tổng đốc, Thượng thư, lúc nào người phụ nữ ấy cũng âm thầm sống vì chồng vì con. Thậm chí, ngay cả khi được đề nghị sắc phong Nhất phẩm mệnh phụ, được trở ra kinh đô hưởng phú quý, giàu sang, bà cũng lặng lẽ chối từ vì cho rằng thân phận của mình không xứng đáng để nhận lấy cái tước phong cao quý đó bên

cạnh chồng. Cả một đời hi sinh cho gia đình nhưng không lúc nào bà so đo, toan tính lẽ thiệt hơn. Đi trọn một kiếp người ngắn ngủi, vô thường, hạnh phúc của bà chỉ đơn giản là khi cơ hàn, khốn khó, chồng vẫn có chén rượu thơm, lúc loạn lạc, nhiễu nhương, con thơ vẫn say ngủ bình yên trong vòng tay mẹ. Tấm chân tình đó nơi bà, Đào Tấn ghi khắc mãi trong tim.

Trong thơ ca trung đại Việt Nam, thơ viết để ngợi ca công lao của vợ không nhiều, do đó có thể nói, với bài thơ tri ân người vợ tào khang này, cùng với những tác giả như Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Khuyến, Tú Xương... Đào Tấn đã tạc thêm một tượng đài bằng thơ thật đẹp về người phụ nữ Việt Nam hiền hậu, bao dung, thương chồng, thương con. Hình ảnh một người vợ lặn lội trèo suối vượt non, chẳng quản khó nhọc, hiểm nguy từ quê nhà xa xôi đến kêu oan cho chồng trong bức tâm thư của Bùi Hữu Nghĩa:

Đơn bẩm cúi lòn loài bạch quỷ, Sân quỳ vất vả phận hồng nhan. Bán mình đâu nệ phiền lòng sắt, Chuộc tội thà xin trọn nghĩa vàng.

(Tặng vợ)

một bà “Tam Nguyên” vất vả sớm hôm trong câu đối khóc vợ của Nguyễn Khuyến:

Nhà chỉn rất nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tả chân nam đá chân chiêu vì tớ đỡ đần trong mọi việc.

Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất va vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm.

một bà Tú lam lũ, giàu đức hi sinh trong bài thơ tế sống vợ của Tú Xương:

Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

(Thương vợ)

hay một bà quan thanh bần, hiền thảo, cả một đời thầm lặng chăm lo cho chồng cho con trong trang thơ Đào Tấn sẽ mãi mãi nồng thắm trong trái tim bao thế hệ người đọc hôm nay và mai sau.

Trong số ba người vợ của mình, Đào Tấn yêu mến nhất là bà Diêu Tiên. Người phụ nữ xứ Huế thông minh, đoan trang ấy không chỉ là một người vợ đầu ấp tay gối mà còn là người bạn tâm giao thấu hiểu và sẻ chia với nhà thơ mọi chuyện buồn vui trong cuộc đời ông. Trong bài thơ Thọ Diêu Tiên phu nhân ngũ thập sơ độ, ông đã dành những lời thơ “tình tứ”, chan chứa yêu thương để viết về bà:

Diệc xưng lương hữu diệc xưng khanh Bạch phát thanh sơn cánh hữu tình Thảo thất khuynh trường dữ quân thọ Bách niên bán dĩ độ phù sinh

(Vừa gọi là bạn hiền vừa gọi là nàng Đầu bạc non xanh càng thêm tình tứ

Nơi nhà cỏ, nghiêng chén cùng nàng chúc thọ

Nếu đời người là trăm năm thì đây là nửa kiếp phù sinh) Có thể trên đường đời rộng lớn, Đào công không tìm thấy niềm vui nhưng so với những nhà thơ cùng chịu chung số phận hẩm hiu của kẻ “sinh bất phùng thời”, ông vẫn là một người hạnh phúc bởi những lúc trong lòng ngập tràn nỗi lo quốc nạn, dân sinh, ông có hát bội, thơ ca để trao gửi, kí thác tâm tư; khi khốn khó, cơ hàn, ông có người vợ tào khang bao dung, luôn chăm lo, vun vén cho gia đình và khi tóc đã nhuộm màu thời gian, khi cuộc đời đã đong đầy những giọt lệ vui buồn, ông vẫn còn có người tri kỉ, tri âm bên cạnh để tâm sự, sẻ chia. Nếu với người vợ đầu, bà Phạm Thị Trận, Đào Tấn nặng nghĩa hơn là nặng tình thì với bà Diêu Tiên, tình cảm của ông chan hòa giữa cái nghĩa vợ chồng và cái tình tri kỉ. Chỉ có bà mới hiểu căn bệnh “uất tích” dồn nén bấy lâu trong lòng ông:

Ngã chi uất tích nguyên phi bệnh Quân chủ tiêu trừ, diệc chỉ phương Ngã giải tự y quân khán thủ

Tâm đầu nhất vị nại viêm lương

(Bệnh tích Diêu Tiên ái khanh thi dược hữu hiệu hí thư thị chi) (Bệnh uất tích của ta vốn không là bệnh

Nàng chủ trương tiêu trừ và cũng chỉ một phương thuốc ấy thôi

Ta hiểu bệnh ta và tự chữa lấy, nàng xem thử Trong lòng ráng chịu sự nóng lạnh của cuộc đời)

và cũng chỉ có bà mới đem lại cho ông những phút giây thư thả hiếm hoi trong cuộc đời nhiều phiền muộn:

Thảo thất xuân thâm ngọ ảnh trì Lang lang ngâm hưởng xuất hương vi

(Thính Diêu Tiên khanh độc Tao) (Nơi nhà cỏ cuối xuân bóng trưa đi chậm

Tiếng ngâm thơ sang sảng ra tự khuê phòng)

Người ta vẫn thường nói một đời người là một trăm năm nhưng liệu trong trăm năm ấy có mấy ai đã đi được đến tận cùng của kiếp nhân sinh và mấy ai đã may mắn gặp được người tri kỉ tâm đầu ý hợp với mình. Có thể nói, với Đào Tấn, điều hạnh phúc nhất của đời ông chính là đã có được người “bạn hiền”, người vợ toàn tâm toàn ý với ông trong mọi chuyện. Người phụ nữ thảo hiền, sâu sắc ấy, bến bờ bình yên ấy đã giúp ông có được điểm tựa vững chắc để ông lấy thêm sức mạnh, lấy thêm niềm tin với cuộc đời bạc bẽo, thị phi.

Bên cạnh những trang thơ đằm thắm viết để ca ngợi, để bày tỏ tình cảm gắn bó keo sơn, bền chặt với vợ, Đào Tấn còn có rất nhiều bài thơ tâm sự với con, thể hiện nỗi thương nhớ con khi ông phải dứt áo đi xa. Đọc bài thơ Tý dạ ca (nhị thủ)

của ông, chắc hẳn không ai là không xúc động trước nỗi nhớ con đến quay quắt của một người cha tha hương:

Triêu tư xuất tiền môn Mộ tư hoàn hậu chử Ngữ tiếu hướng thùy đạo? Phúc trung âm ức nhữ

***

Dạ trường bất đắc miên Minh nguyệt hà chước chước Tưởng văn tán hoán thanh Hư ứng không sơn nặc

(Buổi sớm nhớ con ta ra cửa trước Buổi chiều nhớ con ta về bãi sau Biết nói cười cùng ai bây giờ Nỗi nhớ cứ day dứt trong lòng

***

Đêm dài không ngủ được Ánh trăng sao cứ lấp lánh Đâu đây như có tiếng vang gọi Dội lại từ núi xa)

Nếu hạnh phúc là khoảnh khắc trái tim người cha ngập tràn niềm vui bên tiếng cười giòn tan của những đứa con hồn nhiên, thơ dại thì chắc chắn rằng Đào Tấn sẽ đánh đổi mọi thứ danh lợi phù phiếm, xa hoa để có được niềm hạnh phúc vô bờ ấy. Hơn “nửa kiếp phù sinh” lao đao trong bể đời giông bão, ông hối tiếc đã để vuột mất bao nhiêu khoảnh khắc gia đình sum vầy, cha con hàn huyên, tâm sự những chuyện văn chương, chuyện đời. Ở nơi xa, không thể gần con để chăm chút, dạy bảo, để lo lắng, yêu thương, ông đành trao trọn nỗi niềm ấy vào những trang thơ huyết lệ gửi cho con. Lúc hai con trai đi thi, người thì rớt, kẻ chỉ đậu tú tài, ông không hề buồn giận, trách mắng mà còn hết lời an ủi, động viên:

Thử vật ưng tùng tân khổ lai Ngô nhi khiết đắc tiện vi giai Phong chàng vũ đả tri đa thiểu Mạc yểm nhân hô bạch tú tài

(Nhị tử kinh trường phó tuyển, văn đệ nhị kỳ phong vũ giao tác, thảo thảo túc quyển nhi xuất. Tuyên nhi lạc liễu, Thạch nhi ứng đệ tam kỳ đắc tú tài, tự hữu bất túc ý, thử thiếu niên chi kiến dã, nhân tẩu bút nhị tiệt ký thị chi)

(Vật ấy phải từ chỗ đắng cay mà đến Con ta nhằn được hẳn là hay rồi Gió dập mưa dồn biết bao nhiêu nhỉ!

Con chớ nản lòng khi người ta gọi mình là cậu tú trơn) Ở một bài thơ khác, ông ân cần dặn dò, khuyên nhủ con khi họ chuẩn bị nhập trường Quốc tử giám:

Ngã dĩ quán tác khách Nhị vị tằng viễn ly Trường An tứ nguyệt thí Huynh đệ hướng ngã từ Ngã hoài không cảnh cảnh Nhĩ bộ thiêm trì trì

Ái thân dục thành danh Danh đồ vị dị kỳ

[...]

Văn chương bổn vô bằng Đắc thất đương tự tri Hạnh diệc lạm tường bảng Thâm dĩ vi tư tư

Miễn lai quy độc thư Nhi thiểu, ngã vị suy Thức đắc nhất cá tự Dĩ xưng vi nam nhi

(Ký nhi) (Cha đã quen rày đây mai đó Các con chưa từng đi xa Tháng tư, lệ thi ở kinh đô Anh em đến chào ta rồi ra đi Lòng cha thì canh cánh Các con thì chần chừ

Thương thân, muốn nên nghiệp Nhưng đường công danh đâu dễ hẹn [...]

Văn chương xưa nay vô bờ bến Thành bại nên tự biết

May được vào trường giám Cứ lấy đó làm điều suy ngẫm Về gắng mà học nữa

Các con còn trẻ, ta cũng chửa già Chớ mới biết một chữ

Đã xưng là tài hoa)

Biết rõ con đường công danh phía trước sẽ lắm cạm bẫy, nhiều chông gai, ông nhẹ nhàng khích lệ, tiếp thêm sức mạnh, cho con thêm niềm tin:

Minh triêu tống nhữ thượng Trường An Hải ngoại kỳ thư trước ý khan

[...]

Hảo tương thư kiếm thí phong trần

(Thạch, Tuyên nhị tử nhập Quốc học lâm hành thư thử miễn chi) (Sáng mai tiễn các con lên Trường An

Nên chú tâm mà đọc sách lạ của nước ngoài [...]

Kẻ đi xa chớ hát bài ca ly biệt

Hãy đem kiến thức ra mà thử thách với đời)

Có lúc, vì quá chán ngán với những điều thị phi, bạc bẽo của đường lợi danh và cũng vì sợ con phải chịu vất vả, ông đã khuyên con chớ đua tranh, bon chen vào chốn “sân khấu” ấy làm chi:

Nhĩ bối nguyên lai vô sự mang Danh đồ khởi tận thuộc văn chương Phong trần lão ngã kinh lao lục Thả mạn tranh đăng hý tiếu trường

(Ngẫu đề) (Các con vốn chưa bận bịu việc đời

Đường công danh đâu phải đều thuộc về văn chương Gió bụi làm ta già đi, nên ta khiếp sợ sự long đong Chớ bon chen vào chốn sân khấu nhố nhăng)

Đọc lại những bài thơ trên của Đào Tấn, hẳn sẽ có không ít người cảm thấy có chút gì đó như “lấn cấn”, như mâu thuẫn trong mỗi câu, mỗi chữ của nhà thơ bởi có khi ông động viên con phải cố gắng trau dồi sách vở, “đem kiến thức ra mà thử thách với đời”, có khi ông lại tần ngần khuyên con “chớ bon chen vào chốn sân khấu nhố nhăng”. Nhưng nếu đặt những lời khuyên bảo, lời động viên ấy lên cùng một bàn cân là lòng yêu thương vô hạn dành cho con của một người cha giàu tâm huyết và cũng nhiều bất mãn với thời cuộc, ta sẽ không hề thấy mâu thuẫn. Sống trong thời đại mà kẻ làm trai chỉ có một con đường lập thân duy nhất là đi thi, làm quan, bậc tu mi nam tử nào lại chẳng muốn đem cái tài kinh bang tế thế của mình ra

để trang trải với đời. Đào Tấn đã từng ôm cái tráng chí “vòng trời đất dọc ngang ngang dọc”, từng nặng trĩu trên vai chiếc vòng kim cô “không công danh thời nát với cỏ cây” cho nên hơn ai hết, ông hiểu rất rõ những khát vọng cũng như những trăn trở của các con khi mới chập chững bước đi những bước đầu tiên trên con đường danh lợi. Tấm lòng người cha yêu con vừa muốn con được thỏa nguyện ước vọng lập thân lại vừa hết sức âu lo, thương con sẽ phải gặp nhiều phiền lụy, long đong trong cái chốn mà lòng người luôn hiểm hóc ấy ở nơi nhà thơ đã “giải tỏa” mọi khúc mắc trong lòng người đọc về những lời tâm sự đầy “mâu thuẫn” của ông.

Không chỉ khuyên con chăm chỉ học hành, cố gắng dùi mài kinh sử để có ngày rạng danh gia tiên, ông còn răn dạy con phải biết sống khiêm nhường, giữ thân thanh sạch trước những cám dỗ của cuộc đời:

Thị náo, cư di tịnh Môn cao, tâm tự ti Thử trung hữu kỳ sĩ Hà tất hướng nhân tri

(Phỏng nữ tế Vân Sơn cư thất thư dữ chi) (Chợ càng ồn ào thì càng phải sống trầm tĩnh

Nhà càng cao thì lòng càng khiêm nhường Làm được như vậy là kẻ khác thường Cần gì phải bắt người ta hiểu mình)

Hay tin con trai đặt tên cháu là Sư Kiệm với ý nghĩa “thờ sự tiết kiệm làm thầy”, ông ôn tồn nhắc nhở con về lề lối, nền nếp gia phong:

Ngô gia thế nghiệp duy canh độc Thử ngoại ưng phi ngã sở kỳ

(Sinh tôn chu nguyệt mệnh danh Sư Kiệm thị nhi Thạch) (Nghề nghiệp bao đời của nhà mình chỉ là cày ruộng và đọc sách

Những bài thơ Đào Tấn viết cho con tuy hầu hết là những lời răn dạy, khuyên nhủ nhưng ta không hề thấy ở đó tính chất giáo huấn nặng nề mà chỉ thấy bàng bạc một tấm lòng yêu con vô bờ của một người cha.

Sẽ là thiếu sót nếu trong mảng thơ viết cho người thân của Đào Tấn ta bỏ qua bài thơ thi nhân viết để tâm sự cùng người em thứ chín về cuộc đời và hoài bão của ông:

Sinh bình đa viễn du Huynh đệ cửu ly tác Đáo xứ giai tương tư Phùng nhân tác hoan lạc Khứ niên hựu đới mặc y hành Lai vãng Vân quan quá kinh lạc Cô hồng tiểu tiểu bạch vân biên Hồi thủ gia sơn song lệ lạc Quân hốt viễn lai thiên lý trinh Thuyết tận hương quan phong vũ ác Dạ thâm trắc nhĩ bất nhẫn thính Bán di trúc tháp dữ quân chước Chước bãi hân nhiên hướng quân đạo Nhân sinh vũ nội các hữu thác

Ngã yểm phong trần trì nhất xa Quân vong hoa thảo mãn tiền hác Tu tri tùy ngộ thị ngô nhai

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ và từ đào tấn (Trang 81 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)