Đối với các nhà nho nói chung, lẽ xuất – xử, hành – tàng trong cuộc đời luôn là một điều khiến họ phải băn khoăn, trăn trở. Xưa kia, Khổng Tử từng dạy học trò rằng: “Người quân tử nước có đạo thì xuất hiện, nước vô đạo thì đi ẩn”. Bài học giữ thân thanh sạch khi bản thân bất lực trước cuộc đời “vô đạo” ấy đã in sâu trong tâm thức của bao thế hệ nhà nho nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được ước mơ “trở về núi nằm nghe hạc kêu, vượn hót”17
. Trong số những nhà nho trót sinh vào “thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử nước nhà”, Đào Tấn thuộc lớp người tuy có lòng yêu nước, thương dân nhưng không thể công khai đứng lên chống giặc, chống triều đình mà chỉ có thể âm thầm ủng hộ, giúp đỡ các nghĩa đảng, nghĩa quân. Ôm mang nhiều khát vọng tốt đẹp cho đời nhưng lực bất tòng tâm cho nên
Đào Tấn lúc nào cũng buồn, cũng day dứt. Có lúc ông đã ước mơ được an hưởng những ngày tháng tiêu dao, bình yên như nhà thơ cưỡi bò vàng Nguyễn Công Trứ:
Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp, Trong thú yên hà mặc tỉnh say.
Liếc mắt coi chơi người lớn bé, Vểnh râu bàn những chuyện xưa nay. Của trời trăng gió kho vô tận,
Cầm hạc tiêu dao đất nước này.
(Thú ẩn dật) hay như “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” Nguyễn Khuyến:
Bảy gian nhà ở tháng ngày ung dung. Tây nam có lạch nước trong,
Cúi xem đàn cá, vẫy vùng sớm trưa, Đông bắc tre mọc đầy bờ,
Rạng ngày hơi mát thoáng đưa song đào. Nào khi chống gậy ra vào,
Khi ngồi tựa ghế, thấp cao mặc lòng. Khi vui chuốc chén rượu nồng,
Có khi hào hứng mươi chung chẳng từ. Lại thêm gạo mới ngọt lừ,
Lại thêm rau hái vườn nhà thơm tho. Gọi con giở sách bi bô,
Xa xôi nhớ đến đời vua Toại, Hoàng.
(Hạ nhật ngẫu thành)
song cái trách nhiệm của một sĩ phu khi đất nước suy vong, cái khát vọng muốn làm điều gì đó, dẫu chỉ là điều bé nhỏ thôi, để giúp ích cho đời đã khiến ông không thể yên phận lui về quê sống cảnh nhàn hạ. Trong bài thơ viết để tiễn một người bạn về hưu, ông đã cạn lòng bày tỏ hết mối tâm tư:
Yếu đắc hành tàng vô tự vưu Đảnh nại hà tâm đương trọng phụ Giang hồ tùy địa ký ngô ưu
Du nhàn bán nhật giả, tri túc Đồ báo thử sinh ưng vị hưu
(Thử vận tống Cúc Viên
Trương Đông Các công trí sự) (Đã có thân thì ai lại chẳng lo cho thân
Cốt sao không phải ăn năn về sự xuất hay xử của mình Đỉnh vạc lòng nào đương nổi chức vị nặng nề,
Mà tùy nơi gửi gắm nỗi ưu sầu ở chốn giang hồ Trộm thư thả nửa ngày đã là biết đủ
Đền đáp cho cuộc đời này nên chửa vội về)
Thế nhưng cuộc đời thật lắm nỗi trớ trêu! Trong khi Đào Tấn luôn mong được tận hiến cho đời thì cái xã hội phong kiến đã quá mục ruỗng của nhà Nguyễn lại không cần chút “đồ báo thử sinh”ở nơi ông. Đau buồn, cay đắng vì đã lỡ đem thân vào cuộc thế nhiễu nhương, đã không thể đảo ngược thời gian để thôi không mơ làm một kẻ sĩ ôm tráng chí tung hoành “vòng trời đất dọc ngang ngang dọc”18
trong thời đại “sách vở ích gì cho buổi ấy”19, Đào Tấn nguyện ước, nếu có kiếp sau và nếu có thể biết được vận số của mình trong kiếp nhân sinh tương lai, ông sẽ chẳng bao giờ đặt chân vào chốn cửa Khổng, sân Trình, chẳng bao giờ đeo đuổi khát vọng “trí quân trạch dân” đau xót, đầy viễn ảo như thực tại hôm nay:
Tha sinh như khả bốc
Mạc hướng tuyết song trung
(Khốc tây tân Đinh Tử Trạch) (Giá có thể đoán được kiếp sau
Xin chớ quay về nơi cửa sổ có tuyết rơi)
18Thơ Nguyễn Công Trứ
Càng thương đời dâu bể, thương thân bó buộc bao nhiêu ông càng hối hận bấy nhiêu khi đã không sớm dứt khoát vứt bỏ cái khóa lợi xiềng danh để trở về quê hương:
Thu khí bán sơn hoàn cổ mộ
Xuân phong nhất nguyệt ức tiên sinh Càn khôn nộn tán quy lai vãn
Không phụ ngô sư hối nhữ tình
(Sơ thu vãng yết nghiệp sư Nhơn Ân Nguyễn tiên sinh sơn phần cảm thuật)
(Hơi thu tỏa quanh ngôi mộ xưa ở lưng chừng núi Nhớ khi đến với thầy như ngồi giữa gió xuân Trời đất (thời thế) đã đảo lộn rồi mà ta thì về chậm Lòng rất hối hận vì đã phụ lời thầy dạy bảo)
Những ngày đầu mới đặt chân vào đường hoạn lộ, Đào Tấn đã say sưa biết mấy với ước mơ tận hiến cho đời. Nhưng càng đi sâu vào xã hội, nhà thơ mới càng thấy rõ bản chất thối nát thật sự của một chế độ cầm quyền đã quá suy vong. Thái độ hăm hở dấn thân của kẻ làm trai ban đầu đã nhường chỗ cho sự tuyệt vọng, chán chường của một ông quan mỏi mệt. Nếu trong một bài thơ viết cho con, ông ngậm ngùi than thở:
Phù thế công danh ngô lão hỷ Cúc tùng tam kỉnh túc du quan
(Thạch, Tuyên nhị tử nhập Quốc học lâm hành thư thử miễn chi)
(Công danh ở đời này cha đã già rồi Ba luống cúc tùng đủ để yên vui) thì ở một bài thơ khác, ông tỏ ra hết sức ngao ngán:
Nhân sinh vũ nội các hữu thác Ngã yểm phong trần trì nhất xa
(Hoan thành dư gia cửu đệ Khiêm Khiêm tử thoại cựu)
(Mỗi kẻ sinh ra trong trời đất này đều có niềm riêng Ta chán cảnh một cỗ xe quan lao vào gió bụi)
Trải qua bao phen "phong trần", với nhà thơ, hạnh phúc của một đời người không phải là dinh thự bề thế, uy nghi, không phải là áo mũ xênh xang, ngựa xe nhộn nhịp mà chỉ đơn giản là phút giây cả gia đình sum họp đầm ấm ở chốn “tam hưu”:
Nhi tôn thuận chúc bình an phúc Phu phụ nhàn đàm nại cửu duyên
(Lục thập sinh nhật Mai viên tiểu chước) (Đàn con cháu thuận lời chúc phúc an lành
Vợ chồng tâm sự về chuyện tình duyên bền chặt)
Khi ước vọng làm cánh chim bằng tung bay giữa đất trời cao rộng, làm bầy tôi hiền phò vua giúp dân của Đào Tấn vỡ òa trong niềm đắng cay, chua xót thì khao khát được trở về quê hương để rũ sạch hồng trần, để “làm một lão tiên khờ dại” giữ tâm hồn, cốt cách “hoa mai” thanh sạch trong ông lại càng trở nên mãnh liệt. Tuy vẫn “làm quan” với triều đình nhưng trong thâm tâm, lúc nào ông cũng
“toan tính” chuyện “viết bài thơ “mong mỏi sự trở về””:
Tiên đế ủy vi kim nhật dụng Cô thần hoàn tác cố sơn mưu
(Vô đề)
(Đấng tiên đế ủy thác cho ta phải làm công việc ngày hôm nay Nhưng kẻ bầy tôi cô đơn này lại toan tính việc trở về
non cũ) Những chiều hôm một mình ngắm “bóng nhạn sa” bên trời:
Đêm nao gió thu ngập cả góc trời Mấy cội bàng lá úa cứ ngỡ là hoa Gác cao biếng tựa nhìn ráng chiều rơi Chẳng về nhà
Ngang trời lại thấy bóng nhạn sa
(Thu oán, Điệu Ức vương tôn) hay những đêm cô đơn, "rầu rĩ" với vầng trăng tròn:
Niềm li biệt rầu rĩ trời mây tối Cớ sao trăng đêm nay
Vẫn tròn soi nhà khác?
(Bài từ thứ 29, điệu Lâm giang tiên)
chính là những lúc giấc mộng được trở về quê hương trong ông được đẩy lên đến cùng cực.
Nhìn lại gần 100 bài thơ và từ của Đào Tấn, có thể thấy, ngoài nỗi niềm ưu quốc ái dân thì ước vọng được “quy gia”, được đoàn tụ với gia đình chính là sở nguyện tha thiết nhất, mãnh liệt nhất của thi nhân. Hơn ba mươi năm lưu lạc, nổi trôi, lúc nào trái tim ông cũng đau đáu niềm mong mỏi được về hưu để trở lại với quê hương. Ước mong được “hoàn gia” ấy có lúc ông nói trực tiếp:
Trường an ngã hữu mai viên tại Mộng lý hoàn gia tam thập xuân
(Thạch, Tuyên nhị tử nhập Quốc học lâm hành thư thử miễn chi)
(Nơi Trường An cha đã có vườn mai ở đấy Ba chục năm nay ta vẫn ước mơ về quê cũ) có lúc ông nói thông qua những hình ảnh ước lệ trong điển cũ, tích xưa:
Ly đình khẳng khái tiêu ưu tửu Hành lý trân tàng mật tuyến y Viên thất hoa tình chiêm thước hỷ Tùng giang phong tế ức lư phì
(Đắc quy, thư thử liêu đương biệt giản) (Nơi tiễn biệt khẳng khái uống chén rượu tiêu sầu
Trong hành lý, trân trọng giữ tấm áo khâu dày mũi kim của mẹ
Hoa rực rỡ nơi nhà huyên chắc đang vui mừng về chim khách báo tin
Cơn gió thoảng trên sông Tùng khiến nhớ gỏi cá mè) Dù bằng cách thể hiện nào đi chăng nữa thì trong mỗi dòng thơ đong đầy tâm trạng đó ta luôn thấy ánh lên một giấc mộng hoàn hương tha thiết, một nỗi niềm ly hận tê tái, não nề.
Đến gần cuối cuộc đời, Đào Tấn cũng được trở về quê nhà sau bao tháng ngày tha phương, lưu lạc. Giấc mộng hoàn hương luôn đau đáu trong tim rốt cuộc cũng đã thôi không làm thi nhân chan chứa lệ sầu. Chỉ đáng tiếc là những ngày tháng thư thả ở nơi quê nghèo an vui ấy của ông lại “ngắn chẳng tày gang”. Ba năm sau ngày được trở về, Đào Tấn đã mãi mãi nằm lại bình yên giữa bạt ngàn hoa mai thanh khiết như di nguyện của ông lúc sinh thời.