Kịch bản tuồng

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ và từ đào tấn (Trang 33 - 39)

Trong số những nhà soạn tuồng Việt Nam từ xưa đến nay, Đào Tấn là tác gia tài năng nhất và cũng là tác gia có số lượng tác phẩm nhiều nhất (kể cả tác phẩm sáng tác và tác phẩm nhuận sắc). Kịch bản tuồng của Đào Tấn không những đã phản ánh sâu sắc những vấn đề xã hội đương thời mà còn bộc lộ rõ diễn biến tư

tưởng cũng như những mâu thuẫn trong thế giới quan của ông, đặc biệt là quan niệm về hai chữ “trung quân” và tấm lòng ưu ái của ông đối với đất nước, nhân dân.

Khi còn theo học cụ tú Nguyễn Diêu, nhờ hấp thu tài nghệ của thầy cùng tài năng thiên bẩm của bản thân, năm 19 tuổi Đào Tấn đã sáng tác vở tuồng đầu tay:

Tân Dã đồn (còn gọi là Từ Thứ quy Tào hay Từ Thứ phân binh). Vở tuồng lấy sự tích “Từ thứ quy Tào” trong Tam quốc diễn nghĩa làm cốt truyện. Tuy không được đánh giá cao như các vở tuồng được Đào Tấn sáng tác giai đoạn về sau như Diễn võ đình, Trầm hương các, Hộ sinh đàn, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan... nhưng

Tân Dã đồn lại có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp sáng tác cũng như trong quá trình phát triển tư tưởng của ông về hai chữ trung, hiếu.

Trong thời gian làm Hiệu thư tại kinh thành Huế, Đào Tấn đã phụng chỉ Tự Đức soạn thảo ba vở tuồng: Đãng khấu, Bình địch, Tam bảo thái giám thủ bửu.

Đây là ba vở tuồng có tính thời sự. Lúc bấy giờ, các cuộc nội chiến trong nước do nông dân đứng lên khởi nghĩa nổ ra liên miên. Triều đình Huế gọi đó là những cuộc làm loạn của bọn “thảo khấu” cần phải “đãng”, còn “địch” là bọn xâm lăng Pháp cần phải “bình”. Tam bảo thái giám thủ bửu diễn sự tích Trịnh Hòa đời Minh được vua sai đi bang giao với các nước láng giềng để mong giữ vững đất nước đang bị ngoại bang đe dọa.

Trong ba tác phẩm thì Đãng khấu Tam bảo thái giám thủ bửu vẫn còn chưa rõ lai lịch để chúng ta có thể biết rõ thực chất và đánh giá chính xác giai đoạn Đào Tấn đã viết tuồng theo đơn đặt hàng của Tự Đức. Chính vì lí do đó mà trong quá trình nghiên cứu về Đào Tấn và kịch bản tuồng của ông, khi nhắc đến hai pho tuồng này, nhiều học giả đã chọn giải pháp "đề cập một cách lơ lửng". Theo các tác giả của “Thư mục tư liệu về Đào Tấn”, Đãng khấu, Bình địch Tam bảo thái giám thủ bửu chỉ được trình diễn trong sân khấu cung đình cho vua quan nhà Nguyễn xem, ngoài ra không ai biết đến. Dường như chính Đào Tấn sau khi vâng chỉ soạn xong cũng “quên béng” các vở tuồng trên nên trong các chặng đường hoạt động nghệ thuật về sau, ông không hề nhắc đến. Ngoài ra, có một hiện tượng trái ngược đáng lưu ý là những tầng lớp bị gọi là “giặc cỏ” trong Đãng khấu, Bình địch

Tam bảo thái giám thủ bửu lại trở thành đối tượng ngợi ca trong các kịch bản tuồng cuối đời của cụ Đào.

Năm 1876, Đào Tấn vâng mệnh thiên tử về kinh và viết các vở: Tứ quốc lai vương, Quần trân hiến thụy, Vạn bửu trình tường.

Nội dung và thời gian ra đời của Tứ quốc lai vương ra sao đến giờ vẫn là câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được câu trả lời. Trước Đào Tấn, Diên Khánh Vương2 có soạn vở tuồng dài 60 hồi Quần phương tập khánh, lấy cây cỏ hoa trái làm nhân vật. Sau đó ít lâu, Tự Đức hạ chỉ cho Đào Tấn soạn một vở tuồng khác, lấy những bảo vật trong thiên hạ làm nhân vật để sánh với Quần phương tập khánh, do đó Quần trân hiến thụy ra đời. Cũng như các vở Đãng khấu, Bình địch, Tam bảo thái giám thủ bửu, Quần trân hiến thụy chỉ được diễn xướng trong hoàng cung nên ít được người đời biết đến. Theo tác giả Quách Tấn, không ai biết vở tuồng có bao nhiêu hồi, nội dung nói những gì, chỉ nghe những người gần Đào Tấn nhiều nhất nói rằng: “Trong tuồng nhân vật chính là Vi Sĩ Châu. Sỹ Châu là hình ảnh của Đào công lúc thiếu thời. Sỹ Châu nhà nghèo, chăm học. Không tiền mua dầu, đêm đêm nhặt củi làm đuốc để đọc sách tập văn cho đến sáng. Lúc Đào công học cùng thầy tú Nhơn Ân, cũng tương tợ như vậy. Sỹ Châu vốn biết thương, bổng, côn, quyền. Đào công cũng ưa tập võ nghệ, tay chân mềm dẻo, múa đao múa kiếm rất nghề. Đến khi thi đậu, Sỹ Châu được vua sáng biết tài. Đào công bước chân vào hoạn đồ, cũng được vua Tự Đức có biệt nhãn...” [50,169]. Cũng theo Quách Tấn vì Quần trân hiến thụyít được biết đến nên khi viết về Đào Tấn nhiều tác giả đã lầm vở tuồng này với vở Quần phương tập khánh của Diên Khánh vương.

Sau khi đọc Quần trân hiến thụy, để thỏa mãn lòng ham thích hát bội của mình, vua Tự Đức tiếp tục hạ chỉ cho Đào Tấn soạn thêm một pho tuồng nữa là Vạn bửu trình tường. Nhân vật trong tuồng được xây dựng trên cơ sở các vị thuốc bắc,

2Diên Khánh Vương tên thật là Nguyễn Phúc Tấn hay Nguyễn Phúc Thản – con trai thứ 7 của vua Gia Long, thân mẫu của ông là bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Điền. Ông là người mực thước, trung thực, được nhiều đời vua tin yêu.

tính thuốc ra sao thì tính người như vậy. Theo hai ông Quách Tấn, Quách Giao, tác giả của “Đào Tấn và hát bội Bình Định”, thì vở tuồng có 216 hồi, đóng thành 108 quyển, được ba soạn giả là Ngô Quý Đồng, Vũ Đình Phương và Đào Tấn biên soạn trong hai năm; ông Ngô Quý Đồng soạn 28 hồi, Vũ Đình Phương soạn 36 hồi, còn bao nhiêu là công trình của Đào Tấn. Thế nhưng theo một số tài liệu khác thì Vạn bửu trình tường chỉ dài 108 hồi, Diên Khánh vương chấp bút 40 hồi đầu, Đào Tấn viết tiếp 68 hồi cuối, ở hồi thứ 41, Đào Tấn lấy chủ đề là “Hoa trì mộng” (Giấc mộng ao hoa). Tương truyền, khi vở tuồng được dâng lên thẩm duyệt, vua Tự Đức đã hết sức ngợi khen các soạn giả và đặt bút phê rằng “Thần hồ kỳ hỹ!” (Thần diệu thay! Kỳ tuyệt vậy!).

Trong giai đoạn 1889 – 1893 (Thành Thái thứ 1 đến thứ 5), Đào Tấn đã nhuận sắc cho các vở tuồng dân gian như: Tam nữ đồ vương (cải biên và đổi tên

thành Khuê các anh hùng), Sơn hậu, Đào Phi Phụng và viết tác phẩm: Diễn võ đình.

Trong gia phả họ Đào, ông Đào Nhữ Tuyên cho rằng Khuê các anh hùng

được Đào Tấn cải biên vào lúc ông làm tổng đốc An Tĩnh lần thứ nhất (1889 – 1893) nhưng theo ông Quách Tấn thì Đào Tấn viết vở Khuê các anh hùng trong thời gian ông quy y tại núi Linh Phong, cũng là lúc vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, văn thân, nghĩa sĩ trong nước nhiệt tình hưởng ứng phong trào yêu nước chống Pháp (1885 – 1887). Trong Khuê các anh hùng, Đào Tấn nhiều lần mượn lời nhân vật để bày tỏ nỗi đau xót với thời cuộc và để biện minh cho tấm lòng của mình với nước, với dân.

Sau sự kiện vua Hàm Nghi bị bắt, nghĩa quân Phan Đình Phùng sắp tan rã, Đào Tấn đã mượn sự tích Triệu Khánh Sanh trong sách sử đời Tống để viết Diễn võ đình: Thái sư Bàng Hồng muốn nắm trọn quyền bính trong nước nên tìm đủ mọi cách để tiêu diệt đám trung thần nhà Tống. Họ Triệu, năm đời có huân công, ba triều phò vua giúp nước, bị triều đình nghe lời sàm tấu của Bàng Hồng, tru di toàn tộc, chỉ còn sống sót một mình Triệu Khánh Sanh. Khánh Sanh bị Bàng Hồng truy nã phải giả gái, lấy tên là Bích Đào đến lánh nạn tại nhà Vương Quý, một ông quan

đã về hưu. Vương Quý vốn là bạn đồng liêu của cha Khánh Sanh nên sau khi biết chuyện đã gả con gái là Kiều Quang cho chàng. Bàng Hồng dò la biết được, đem quân đến vây bắt. Khánh Sanh phải từ giã vợ, bỏ cố quốc sang tị nạn bên nước Phiên. Viết Diễn võ đình, Đào Tấn đã thầm kín kí thác niềm hi vọng phục quốc, giải phóng giang sơn ở những lớp người tương lai như Cường Để, Phan Bội Châu.

Từ năm 1894 đến năm 1902, Đào Tấn đã sáng tác các vở tuồng được đánh giá là “bộc lộ hết bản chất, tư tưởng của ông, […] là tiếng nói cuối cùng, tiếng nói chân thành nhất của trái tim ông, […] là tấm gương phản chiếu xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX” [15, 24]: Trầm hương các, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan, Cổ Thành (còn gọi là Quan Công hồi Cổ Thành)và Hộ sinh đàn.

Trầm hương các (16 lớp) mượn đề tài ở truyện Phong thần để “phơi bày cái hiện thực nhá nhem, bẩn thỉu [...] đến rùng rợn trong cung đình vua Trụ đời nhà Thương”. Thông qua bức tranh “hiện thực yêu quái”, ghê gớm đó, thời đại điên đảo, nhiễu nhương của Đào Tấn được đặc tả một cách sắc nét. Bài hát của Đát Kỷ lúc rủ rê lũ yêu quỷ ở động cáo giả làm tiên đến dự yến tiệc hoàng triều là một góc của thời đại của ông:

Bộ bộ vân trình vọng thúy vi Hành tàng hư thiệt tự gia tri Lộc Đài lương dạ khai xuân yến Chỉ thích đăng tiền quỷ xướng thi.

(Nhẹ nhẹ đường mây ngóng khắp nơi Thực hư, kín hở tự mình chơi

Tiệc xuân Đài Lộc vui đêm vắng Chỉ thấy bên đèn quỷ hát thôi)3

Theo “Thư mục tư liệu về Đào Tấn”, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan (3

hồi) có nguồn gốc từ vở tuồng cũ “Hoàng Phi Hổ phản Thương” (hoặc “Phản Thương đầu Chu”), không rõ tác giả, Đào Tấn đã sửa chữa đôi chỗ ở hồi 1 và 2, lược bỏ một số chi tiết thừa và viết lại hoàn toàn hồi 3. Cùng mượn đề tài của truyện

Phong Thần để sáng tác hai kịch bản tuồng: Trầm hương cácHoàng Phi H quá Giới Bài quan nhưng nếu ở Trầm hương các, vị hậu tổ của nghệ thuật tuồng chỉ phản ánh sự sa đọa ghê gớm của vua Trụ – tên hôn quân vô lại nhà Thương, sự tác oai tác quái của lũ yêu quỷ trong triều, qua đó phê phán sự sa đọa trong cung cấm thời Thành Thái, lập nên bản cáo trạng tố cáo bộ mặt thật của xã hội phong kiến Việt Nam đương thời thì ở Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan, Đào Tấn đã tập trung bút lực, công kích mạnh mẽ vào sự phân hóa, thối nát của nội bộ triều đình nhà Thương. Tác phẩm cũng chính là lời tuyên án đanh thép của phiên tòa kết tội triều đình phong kiến Việt Nam suy vong, bạc nhược, bán nước. Hoàng Phi H quá Giới Bài quan được đánh giá là “bước ngoặt tư tưởng của Đào Tấn” (Vũ Ngọc Liễn).

Ngoài Trầm hương các, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan, trong thời gian làm tổng đốc An Tĩnh, Đào Tấn còn sáng tác vở tuồng Cổ Thành. Lâu nay, nhiều người lầm tưởng rằng cái tên Cổ Thành có nghĩa là cái thành cũ, thực ra Cổ Thành là một địa danh của Trung Quốc. Trong Tam quốc diễn nghĩa, sau khi thất thủ ở thành Hạ Bì, ba anh em Lưu – Quan – Trương bị thất lạc, Trương Phi đã chiếm Cổ Thành làm cứ địa, ngày đêm rèn binh tích lương chờ ngày phục thù. Đây cũng chính là nơi xảy ra xung đột dữ dội giữa Quan Công và Trương Phi: Trương Phi nghi ngờ Quan Công hàng Tào phản Thục. Thông qua xung đột giữa hai anh em Quan – Trương, Đào Tấn khắc họa tính cách nhân vật theo quan niệm riêng của ông.

Viết tuồng Cổ Thành, Đào Tấn ngầm chỉ trích triều đình nhà Nguyễn ươn hèn, sớm đầu hàng giặc Pháp khiến cho đất nước phải chia ba, lê dân loạn lạc, lầm than. Hàm ý đó được bộc lộ qua lời nói bất mãn của Trương Phi:

Nghĩ quái cho Nhị ca Phi...

Đầu! Đầu! Đầu! là đầu làm sao hè? Thương hại ca ca Phi!

Khổ! Khổ! Khổ! hư hư... Khổ lắm ca ca

Tuy có chút oán trách, tức giận nhưng chính Đào Tấn vẫn không thôi ấp ủ hi vọng “Bắc Nam Trung sẽ thu về một mối như cũ, như Lưu Quan Trương hội họp

nơi Cổ Thành sau bao năm chia cách”.

Cũng như Trầm hương các, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan, Cổ Thành, Hộ sinh đàn là vở tuồng tiêu biểu của Đào Tấn. Tác phẩm miêu tả cuộc chiến đấu gian truân, khổ ải của những người anh hùng, tráng sĩ mà tiêu biểu là vợ chồng Tiết Cương. Họ sống ngoài vòng cương tỏa của luật pháp triều đình, tập hợp nhân sĩ chống lại chế độ quân chủ phản động do bè lũ bất nhân, phi nghĩa thống trị. Tuy mượn đề tài từ Thuyết Đường nhưng Đào Tấn đã lựa chọn, tinh lọc lại cho phù hợp với văn hóa và hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ. Hộ sinh đàn ở đây không phải là đàn đỡ đẻ theo nghĩa thông thường mà là cái đàn thần, cái đàn mà “Hộ sinh sứ giả” đã bước lên nhận lĩnh sứ mệnh đi “hộ chân thai”, “cứu quý tử”. Đó là cái đàn mà cụ Đào Vinh Thạnh đặt niềm mơ ước trong tương lai đất nước sẽ có một đấng anh hùng dám đứng lên đánh đuổi ngoại bang, chấn hưng giang sơn và một ngày nào đó:

Thế cuộc nan bình duy hữu hận Tha hương tương khế khởi vô tình Thiên sơn hảo tác tam hùng hội Hải vũ tùng kim bát biểu thanh

(Cuộc thế khó ngăn dòng nước hận Những người khác xứ kết tình thâm Non cao đón khách anh hùng hội Biển thẳm hẹn ngày sóng gió yên)4

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ và từ đào tấn (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)