Theo tài liệu “Thơ và từ Đào Tấn” do nhóm tác giả Vũ Ngọc Liễn biên soạn năm 1987, Đào Tấn có 86 bài thơ chữ Hán. Trong tổng số 86 bài thơ này, chúng tôi nhận thấy có hai thể loại chính được thi nhân dụng bút là bát cú và tứ tuyệt. Ở thể loại nào tác giả cũng có sự quan tâm và lao động nghiêm túc, song với số lượng 62/86 bài thơ (chiếm tỉ lệ 72.09%), có thể thấy thể thơ được ông ưa dùng hơn cả là thể tứ tuyệt (ngũ ngôn và thất ngôn tứ tuyệt).
Thơ tứ tuyệt Đào Tấn thường hướng đến miêu tả thiên nhiên phong phú, mĩ lệ của đất nước; ghi lại dòng xúc cảm dạt dào, lắng sâu của thi nhân trước những sự kiện, những hiện tượng trong đời sống hoặc bộc lộ thế giới nội tâm với những tình cảm thầm kín, riêng tư với người thân, gia đình. Tìm hiểu thơ tứ tuyệt của Đào Tấn, người viết sẽ tiến hành khảo sát trên hai phương diện: cách thức lựa chọn, tổ chức hình ảnh và nghệ thuật sử dụng các điển tích thi liệu Hán học bởi đây chính là hai yếu tố quan trọng giúp cho thi nhân có thể vừa đảm bảo yêu cầu “trình bày hàm súc những trạng thái cảm xúc và ý tưởng độc đáo trong một hình thức ngôn từ nhỏ gọn nhưng hoàn chỉnh” [8,30] của thể loại tứ tuyệt lại vừa có thể bộc bạch một cách trọn vẹn những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của ông với quê hương, đất nước, với gia đình, bè bạn và với chính bản thân ông.
3.2.1.1. Cách lựa chọn, tổ chức hình ảnh
Là một bậc đại nho tinh thông thi từ, chắc chắn khi đặt bút sáng tác theo thể tứ tuyệt, Đào Tấn đã thông hiểu cái khó và cái hay của thể loại này. Để có thể thể hiện một cách cô đọng, hàm súc nhất những trạng thái tình cảm, nhận thức của mình trong phạm vi ngôn từ hạn hẹp, Đào Tấn đã phải rất công phu trong việc chọn lựa và tổ chức các chi tiết, hình ảnh.
Trước hết, để hạn chế nhược điểm “nhỏ gọn” về số lượng ngôn từ, Đào Tấn đã cố gắng dồn nén nhiều chi tiết vào một bài thơ. Ta có thể nhận ra điều này ở những bài thơ miêu tả thiên nhiên. Trong bài thơ “Vũ hậu độ giang kiều”, những hình ảnh sinh động như: con suối nhỏ vắt ngang ngọn đèo, vùng cây xanh rậm, mống cầu vồng năm sắc rực rỡ ẩn hiện ở lưng chừng núi và làn mưa mỏng “lún phún rơi” dưới ánh sáng mặt trời đã được nhà thơ lựa chọn, dồn nén lại trong bốn câu thơ hàm súc để dệt nên một khung cảnh, một vùng trời xanh sắc, nên thơ của núi rừng sau cơn mưa:
Hoành quan đông hạ tiểu khê hoành Lục thọ tùng âm hữu thủy thanh Ngũ sắc hồng kiều sơn bán lạc Tình trung đới vũ họa nan thành
(Phía đông ải đèo Ngang, con suối nhỏ chạy qua Trong vùng cây xanh rậm ấy nghe có tiếng nước reo Mống cầu vồng năm sắc rơi lưng chừng núi
Khó vẽ được cảnh trời đã tạnh mà mưa vẫn còn lún phún rơi.) Ta có thể nhận ra cách thức dồn nén chi tiết này một lần nữa trong bài thơ
“Thu tịch” của ông:
Nguyệt xuất vạn tỉnh thu Thương thanh tại cao thụ Phong điều lạc vi minh Lộ diệp lưu huỳnh độ
Tiếng thu đọng trên những cây cao Cành gió rì rào như dế nỉ non
Lá sương treo lấp lánh như đom đóm bay)
Tuy nhiên, cái hay của một bài thơ tứ tuyệt nói riêng và thơ ca nói chung không phải là tập trung được nhiều chi tiết, hình ảnh bởi chi tiết, hình ảnh chẳng qua là cái khung nền để từ đó mà cảm xúc, tâm trạng của con người được bộc lộ. Do đó, sẽ là thiếu sót nếu ta chỉ nhận thấy vẻ đẹp thơ mộng, cuốn hút của thiên nhiên, tạo vật sau cơn mưa mà quên đi ánh mắt say mê, thích thú, quên đi tấm lòng yêu mến tha thiết của thi nhân đang ẩn sau nét thi vị, trong sáng của cảnh vật. Có thể thấy, trong thơ Đào Tấn, nhà thơ đã chủ ý dồn nhiều chi tiết, nhiều “cảnh” vào một bài thơ nhưng ở đây cảnh và tình đã kết hợp, đan quyện với nhau một cách nhuần nhị, hài hòa.
Ngoài việc cố gắng dồn nén nhiều chi tiết nghệ thuật, Đào Tấn còn chú ý lựa chọn một cách tinh tế các hình ảnh, chi tiết “đắt giá” để ghi lại “cái thần” của cảnh và người qua đó hé mở phần nào những nỗi niềm sâu kín của nhà thơ. Một ngọn đèn dầu lẻ bóng, hiu hắt trong đêm mưa phùn nơi đất khách (Canh Tý trừ tịch), một mảnh trăng lặng lẽo, quạnh quẽ nơi đầu ghềnh xứ lạ (Ký hoài Hà Đình công); một bóng nhạn đơn chiếc, chao nghiêng trong buổi hoàng hôn tha hương (Thu oán – Điệu Ức vương tôn), một chiếc thuyền con lẻ loi, lênh đênh trong đêm trên sông nước quê người (Huỳnh Giản châu dạ), một bóng người cô độc đứng nơi đầu thuyền chòng chành sóng nước trong ánh tà dương (Tuế mộ châu hành), một chiếc
“dù rách che đầu qua chiếc cầu tạm” và tiếng mưa rơi “nghe như tàu lá chuối (lộp bộp) bên song” thật buồn (Giang trung vũ), một tiếng gọi xa vắng, mơ hồ “dội lại từ núi xa”(Tý dạ ca)... tất cả đã được chọn lựa để trở thành điểm nhấn, thành nguồn sáng soi tỏ cho miền tâm trạng u uẩn, cho những nỗi niềm lắng sâu về số phận và cuộc đời “không nói hết trên mặt văn bản” của thi nhân.
Bên cạnh việc chọn lựa hình ảnh, chi tiết “đắt giá” để xây dựng tác phẩm, Đào Tấn còn rất chú ý đến cách tổ chức các hình ảnh nghệ thuật trong các sáng tác thơ, từ của mình. Để vừa đảm bảo “khả năng cô đúc đời sống vào vài nét chấm phá
tinh tế” của thơ tứ tuyệt, vừa thể hiện được đời sống nội tâm và cái nhìn đa dạng của mình về cuộc sống mà không rơi vào tình trạng gò câu, đúc chữ khuôn sáo, thi nhân họ Đào thường tổ chức hình ảnh trên cơ sở vận dụng phép đối xứng– một thủ pháp nghệ thuật phổ biến trong thi pháp thơ trung đại.
Trong thơ ca trung đại phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, phép đối là một trong những cách thức hiệu quả được vận dụng để phản ánh quan hệ tương đồng hoặc tương phản giữa các chi tiết trong cảnh. “Nó giúp cho mối quan hệ giữa các hình ảnh được nổi bật và chính sự tương tác giữa chúng sẽ tạo nên một giá trị mới bao quát hơn, sâu sắc hơn bản thân ý nghĩa của mỗi hình ảnh khi chúng chưa được đặt vào quan hệ” [8,140]. Chính vì hiệu quả nghệ thuật này mà phép đối rất dễ dàng được tìm thấy trong sáng tác của các nhà thơ cổ điển Việt Nam, trong đó có Đào Tấn. Bằng cách sắp xếp các chi tiết, hình ảnh trên “thế” đối xứng: “cái cũ – cái mới”(ông quan cũ – ông quan mới), “vội vã” – “xăm xăm” và kết thúc bài thơ bằng một tiếng thở dài thương cảm cho cả “người đi” và “kẻ đến”, nhà thơ không chỉ tạo nên cái nhìn toàn cảnh, bộc lộ được thái độ trái ngược nhau của mỗi “nhân vật” trong cảnh mà còn bày tỏ được nỗi cảm khái riêng của bản thân ông về con đường quan quyền, lợi danh đầy “bụi bặm”:
Kỳ cựu thông thông khứ Kỳ tân đắc đắc lai Khả liên kỳ lộ thượng Tương kiến hữu trần ai
(Mạn đề) (Cái cũ vội vã đi Cái mới xăm xăm đến
Thương thay trên ngã ba đường Gặp nhau ai nấy đều lấm bụi)
Trong một bài thơ khác, cũng với cách sắp xếp, gắn kết hình ảnh trong tương quan đối xứng như vậy, ông không chỉ đã truyền thụ cho con một bài học sâu sắc về đạo lý sống ở đời mà còn bộc lộ được tâm hồn và nhân cách sống cao đẹp của mình:
Thị náo, cư di tịnh Môn cao, tâm tự ti Thử trung hữu kỳ sĩ Hà tất hướng nhân tri
(Phỏng tế nữ Vân Sơn cư thất thư dĩ chi) (Chợ càng ồn ào thì phải sống càng trầm tĩnh
Nhà càng cao thì lòng càng khiêm nhường Làm được như vậy là kẻ khác thường Cần gì phải bắt người ta hiểu mình)
Nhà thơ Chế Lan Viên trong bài thơ “Tứ tuyệt” (in trong tập Hoa trên đá) đã từng đặt bút tâm sự về cái hay cũng là cái khó của thơ tứ tuyệt:
Uốn cả hồn anh thành tứ tuyệt Kẹt trong hẻm đá voi quỳ chân Đã đưa ngà được lên trăng sáng Vòi chửa buông xong để uống vần
Có thể thấy rằng, sự hạn hẹp về ngôn từ diễn đạt nhiều khi đã “làm khó” người cầm bút trong việc diễn tả những tư tưởng, cảm xúc lớn lao. Để có thể nói cho đủ, nói cho hết tình cảm, suy nghĩ của mình mà không phá hỏng khuôn thước mẫu mực của thơ tứ tuyệt, nhà thơ phải đặc biệt nhạy bén trong việc chắt lọc “tinh chất của sự vật” (chữ dùng của Xuân Diệu), phải biết cách dùng chính sự hàm súc, cô đọng của ngôn ngữ để tạo ra những khoảng không liên tưởng phong phú, những phần “ý ở ngoài lời” dào dạt như ý kiến của Lục Du - “công phu của thơ là ở ngoài thơ”. Đây là sự thách thức và cũng là cơ hội để các nhà thơ có thể bộc lộ tài năng và sự tinh tế của mình. Trong quá trình sáng tác thơ để “tỏ lòng”, Đào Tấn đã chọn tứ tuyệt làm người bạn đường gắn bó. Và như đã nói ở phần trên, khi có sự chọn lựa như vậy, chắc chắn ông đã thông hiểu được những yêu cầu nghiêm ngặt về hình thức của thể loại này. Cùng với việc dồn nén nhiều chi tiết nghệ thuật, chú ý quan sát, chọn lọc từ hiện thực những chi tiết “đắt giá” có tác dụng là “mắt thần” cho bài thơ, để đảm bảo tính ngắn gọn, hàm súc của một bài thơ tứ tuyệt, Đào Tấn còn vận
dụng khéo léo cách tổ chức, sắp xếp các chi tiết, hình ảnh theo hình thức đối xứng – một thủ pháp quen thuộc trong thơ trung đại Trung Quốc và Việt Nam. Cách làm của Đào Tấn tuy không mới, không có tính chất bước ngoặt, đột phá nhưng ở đây chúng ta ghi nhận sự tinh tế và tài năng của nhà thơ. Thơ tứ tuyệt của ông không chỉ giúp người đọc hiểu thêm tâm hồn, nhân cách của một vị quan trung lương, thanh bần mà ở phương diện thể loại, nó còn góp phần làm phong phú và khẳng định vẻ đẹp, vị trí của thơ tứ tuyệt trong nền văn học dân tộc.
3.2.1.2. Nghệ thuật sử dụng điển cố, thi liệu Hán học
Cùng với việc chọn lựa, xây dựng, tổ chức hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, để đảm bảo tính hàm súc, tinh tế của thơ tứ tuyệt và mang lại giá trị biểu cảm cho câu thơ, Đào Tấn còn hay vận dụng linh hoạt những điển cố, điển tích, thi liệu Hán học thường gặp trong thơ ca cổ điển phương Đông. Nhìn lại hơn 60 bài thơ tứ tuyệt của Đào Tấn, có thể thấy rằng thi nhân rất hay vận dụng điển cố, điển tích để bộc bạch tâm trạng, xúc cảm của cá nhân. Cùng dùng “bài hát sông Thương Lương”
(Thương Lương ca) trong văn chương Trung Hoa26 làm thi liệu văn chương nhưng cả Đào Tấn và Nguyễn Khuyến đều không hề rơi vào sự trùng lặp, rập khuôn. Mỗi nhà thơ đã biểu lộ một tâm trạng, một cảm xúc riêng khi vận dụng thi liệu Hán học này:
Tảo dục quy canh, kim hựu lãn Thương Lương cực mục phú kiềm ca
(Huỳnh Giản châu dạ) (Đã sớm toan về cày ruộng mà nay lại sinh lười
Sông Thương Lương xa tắp phú mặc cho tiếng hát say sưa)
Tụy trần thùy thị hàn tuyền tử
26Chương VIII, thiên “Ly Lâu (thượng)” trong sách Mạnh Tử có chép bốn câu ca dao dân gian:
“Nước sông Thương Lang trong vậy, Khá đem giặt mũ ta
Nước sông Thương Lang đục vậy, Khá đem rửa chân ta”
Thính bãi Thương Lương hựu trạc anh
(Tuyền vận – Nguyễn Khuyến) (Ai là người nơi suối lạnh lánh bụi trần
Nghe xong bài hát “Thương Lương” giặt mũ nơi này) Sống giữa những ràng buộc khắt khe của xã hội phong kiến nên lúc nào Đào Tấn cũng muốn thoát ra vòng cương tỏa ngột ngạt ấy. Có lúc mượn hình ảnh các hào kiệt ở ẩn như Lã Vọng, Đào Tấn đã ký gửi ước nguyện sống thong dong, ký gửi cái chí tự tại của mình:
Phù châu, ngư thị đa thiên chuyển Tự tại yên ba hữu điếu đồ
(Trùng độ Tam Giang) (Cồn chim, bãi cá nhiều dời đổi
Sống tự tại nơi khói sóng kia hẳn có những ông câu) Có lúc, thi nhân lại mượn hình ảnh hoa lan thơm ở nơi hang kín – lan sanh u cốc – biểu tượng cho những anh hùng, hào kiệt còn ở ẩn để nói lên khát vọng thoát khỏi vòng danh lợi kìm hãm, trói buộc con người:
Nhàn dẫn U hương27 tản nguyệt minh La Phù tiểu lập ngộ kim sinh
Tây Hồ xử sĩ nhiêu phong thú Liễu đắc giai nhân thế ngoại tình
(Dạ yến tặng hữu)
(Thong thả dẫn mùi hương êm dịu rắc dưới trăng Tạm dừng ở La Phù bừng tỉnh về cuộc đời hôm nay Kẻ xử sĩ nơi Tây Hồ biết bao phong thú
Mới hiểu được cái tình ở ngoài đời của giai nhân)
Và hơn một lần, với điển tích Ngưu lang – Chức nữ trong đêm thất tịch (mùng bảy tháng bảy), ông tha thiết gửi gắm ước ao được trở về với quê hương bao
27 Chữ U hương được lấy từ chữ “lan sanh u cốc” (hoa lan thơm ở nơi hang kín), biểu tượng cho những anh hùng, hào kiệt còn ở ẩn
năm xa cách, được làm một “lão si tiên” sống đời ung dung, không vướng bận giữa cõi đời:
Nhân gian thiên thượng mạn đa sầu Ký ngữ song tinh mạc bạch đầu Tùng cúc biệt lai tam thập tải Giai kỳ ngã diệc lão khiên ngưu
(Thất tịch)
(Dưới trần gian cũng như ở trên trời đừng chuốc lắm nỗi sầu Xin nhắn với hai vì sao Ngưu lang và Chức nữ chớ bạc đầu Đã ba mươi băm xa cội tùng khóm cúc
Nên ta cũng là chằng Ngưu già mong ngày gặp lại)
Cố viên kim tịch hựu đoàn viên Phách quả phù lâm cung tửu diên Tái bái song tinh vô khất xảo Khất thành nhân thế lão si tiên
(Thất tịch tiểu đề) (Khu vườn cũ đêm nay lại sum vầy Bổ trái cây làm tiệc rượu nơi rừng nhà
Vái với hai sao (Ngưu lang, Chức nữ): lần này (tôi) không xin chút khéo
Chỉ xin làm một lão tiên khờ dại ở cõi đời)
Lê Quý Đôn đã từng nói: “Thơ khởi phát từ lòng ta”. Quả vậy, bởi tấm lòng Đào Tấn luôn đong đầy cảm xúc với đất nước, quê hương, với gia đình, bè bạn nên thơ ông bao giờ cũng dạt dào, cũng thắm đượm vô vàn những cung bậc cảm xúc khác nhau. Có những cảm xúc nhà thơ có thể bày tỏ rõ ràng thành lời như tình cảm với quê hương, gia đình, bè bạn nhưng cũng có những cảm xúc – thường là những ước muốn cá nhân – ông phải mượn đến những điển cố, điển tích, những thi liệu Hán học để chuyển tải những “thông điệp tình cảm” của mình. Có thể nói, chính
nhờ vận dụng khéo léo, linh hoạt các điển cố, điển tích và thi liệu Hán học mà Đào Tấn đã vừa bộc lộ được những tâm tình riêng tư của cá nhân lại vừa không rơi vào sự dàn trải, vẫn đảm bảo được tính cô đọng, hàm súc của thể loại thơ tứ tuyệt mà ông gắn bó.
Tóm lại, có thể thấy để bày tỏ được “nhiều” nhất những cung bậc cảm xúc dạt dào, những suy nghĩ, trăn trở day dứt trong lòng mà vẫn đảm bảo tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về hình thức của một bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn, Đào Tấn đã cố gắng dồn nén, chắt chiu, chọn lựa từng chi tiết, hình ảnh đồng thời vận dụng một cách linh hoạt các thi liệu, điển tích, điển cố Hán học. Thơ tứ tuyệt của Đào Tấn do vậy, vừa mang vẻ đẹp cổ điển, tinh tế vốn có của thể loại vừa thể hiện được một cách khá trọn vẹn tâm hồn, tình cảm của thi nhân. Mỗi thể loại thơ đều có cái hay, có vẻ đẹp riêng của nó và để có thể làm bật lên vẻ đẹp ấy, người nghệ sĩ phải có vốn sống, sự từng trải, bản lĩnh tài hoa và tâm hồn nhạy cảm. Ta tìm thấy