Giọng châm biếm, phê phán

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ và từ đào tấn (Trang 142 - 153)

Bên cạnh giọng trăn trở, cảm thương, thơ và từ Đào Tấn còn có dấu ấn của giọng châm biếm, phê phán. Sử dụng kiểu giọng này, đối tượng thường trước nhất bị Đào Tấn đem ra mỉa mai, giễu cợt là lũ quan lại sâu mọt “lộc vua ăn uổng, cột trời để xiêu”. Bản tính thanh liêm, trong sạch “một đời tận tụy trong nhiều chức vụ quan trọng nhưng [...] vẫn tay trắng thanh bần” [10] của Đào Tấn khiến ông không thể dung hòa với những tên quan tham lam, ô trọc. Trong khi bụi giặc đang mù trời, kẻ thù đang ngày đêm “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” thì những kẻ lãnh trách nhiệm giúp vua chèo chống giang sơn, chăm lo cho dân lại chỉ hùa nhau xu nịnh, ôm chân kẻ thù và điềm nhiên “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”. Tuy không đánh mạnh, đánh trực diện vào bè lũ hại nước, hại dân ấy một cách sắc sảo, đanh thép như Nguyễn Xuân Ôn nhưng với cách nói ngụ ý, bóng gió, với giọng điệu mỉa mai, giễu cợt Đào Tấn cũng đã phần nào vạch trần bản chất “thích ăn bẩn” của những bậc “dân chi phụ mẫu”:

Khứ nhật Nam Đàn hô thỉ dật

Thanh Chương kim vãn hựu dương kinh Cách giang hà sự thiên đồng hoạn Nghi thị thuyền trung hữu báo huynh

(Tổng đốc hành bộ hý tác) (Ngày hôm qua ở Nam Đàn có kẻ hô mất lợn

Tối hôm nay ở Thanh Chương lại có chuyện dê nhà ai hoảng chạy Sao ở bên này sông bên kia sông lại xảy ra chuyện hoạn

nạn trùng nhau Hẳn là trong thuyền có chú beo)

Cũng với giọng điệu mai mỉa, cười cợt ấy, chân tướng, bộ mặt phản phúc, đê hèn của những tên quan gian tham, giỏi việc đục khoét, nhũng nhiễu dân lành đã bị

Đào Tấn làm cho bại lộ. Dưới mắt ông, chúng không khác gì lũ côn trùng, sâu mọt gây hại:

Mộ niên tỉnh sự thiên đam thử Ưng tiếu quan trường hữu đố ngư

(Trừ tịch quan thư ngẫu đắc) (Tuổi già ham đọc điều suy ngẫm

Cười chốn quan trường lắm mọt đây)

Không chỉ châm biếm, tố cáo lũ quan lại sâu mọt bất tài, vô dụng, Đào Tấn còn hướng ngòi bút phê phán đến những kẻ làm vua vô trách nhiệm với đất nước và nhân dân. Trong “thuở trời đất nổi cơn gió bụi” ấy, vua đã không còn là người chăn dắt, chăm lo cho muôn dân mà chỉ là kẻ ích kỉ, hèn hạ:

Giang Nam xứ xứ phong yên khỉ Hải thượng niên niên ngự tửu lai

(Tịch thượng tác)

(Ở phương Nam khói lửa dấy lên khắp nơi, Trên mặt biển hàng năm rượu ngự vẫn đưa đến)

Có thể nói, tuy không đứng trong hàng ngũ của những người chiến sĩ hay những nhà văn, nhà thơ dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu với chế độ phong kiến bệ rạc, mục ruỗng và những “đứa con đẻ” của nó nhưng với giọng điệu châm biếm, phê phán, Đào Tấn cũng đã phần nào bóc trần chân tướng và bộ mặt bại hoại đạo đức của những kẻ mang danh thiên tử hay khoác trên mình bộ áo cha mẹ của dân. Với giọng điệu mỉa mai, phê phán này, Đào Tấn đã phần nào cùng với Nguyễn Khuyến, Tú Xương tạo nên một “khuynh hướng thơ châm biếm nổi bật của văn học cuối thế kỷ XIX” [55].

Tóm lại, cùng với ngôn ngữ nghệ thuật và những đặc sắc thể loại, giọng điệu thơ Đào Tấn đã góp phần làm sáng tỏ và khẳng định tâm hồn, nhân cách cao đẹp của thi nhân. Con người ấy không chỉ giàu nhiệt tâm mà còn luôn dào dạt lòng yêu mến, cảm thương với con người và cuộc đời.

KẾT LUẬN

Mang tâm trạng u uất trước thời cuộc, lạc lõng, bơ vơ giữa chốn quan trường, “tóc bạc lòng son không nơi gửi gắm” và tấm lòng ưu quốc ái dân sâu sắc, Đào Tấn sáng tác tuồng, làm thơ và viết từ khúc. Qua thơ và từ của ông, người đọc hiểu rõ hơn về tâm trạng, về những trăn trở, day dứt, những mâu thuẫn trong tư tưởng cũng như về nhân cách thanh sạch của một vị quan lớn đầu triều luôn giữ lòng liêm khiết, trinh bạch.

1. Xét về phương diện nội dung, trước hết, thơ và từ Đào Tấn đã thể hiện tấm lòng lo nước thương dân sâu sắc của nhà thơ. Tuy không trực tiếp tham chiến với kẻ thù như những chí sĩ yêu nước cùng thời nhưng Đào Tấn đã luôn ủng hộ, đứng về phía những nghĩa đảng, nghĩa sĩ lúc bấy giờ. Trên cương vị của đấng dân chi phụ mẫu, ông luôn quan tâm, lo lắng hết lòng đến đời sống dân sinh. Trang thơ ông thực sự thấm đẫm niềm vui được mùa hay nỗi đau chiến tranh loạn lạc của dân đen, con đỏ.

Đến với thơ và từ Đào Tấn, ngoài tấm lòng, tình thương, nỗi lo của nhà thơ cho vận mệnh của giang sơn, dân tộc, người đọc còn tìm thấy ở mỗi trang thơ, mỗi điệu từ những nỗi niềm, những tình cảm riêng tây đầy xúc động của ông. Đó là nỗi nhớ quê nhà đã xa cách bao năm, là tình cảm vợ chồng, tình anh em, cha con sâu nặng, thiêng liêng, là tình bằng hữu keo sơn, thân thiết. Đó còn là tình yêu thiên nhiên sâu sắc của một tâm hồn nghệ sĩ dạt dào, nhạy cảm, tinh tế trước vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo của tạo vật; là ước vọng được trở về quê nhà, sống thanh bần, nhàn nhã, không ưu lo của một ông quan suốt đời “tay trắng thanh bần”.

Sống trong xã hội phong kiến đang hồi khốn quẫn, lụn bại, cũng như những trí thức đương thời khác, Đào Tấn không thể không có những hạn chế về mặt tư tưởng. Lí tưởng trung quân, vốn dĩ là lí tưởng chủ đạo mà những bậc thâm nho như Đào Tấn luôn tôn thờ đã khiến ông tuy nặng lòng với nước, với dân nhưng lại không có những hành động dứt khoát, công khai đứng về phía quần chúng. Có thể thấy, sự hạn chế này đã ảnh hưởng ít nhiều đến hành động của ông trong cuộc sống

và nội dung thể hiện trong thơ văn. Tuy nhiên, “phẩm cách chân chính của con người là ở trong cách họ sống chứ không ở trong cái họ có” (Blackie), điều đáng quý, đáng trân trọng ở Đào Tấn là dù ra làm quan với nhà Nguyễn nhưng suốt đời ông vẫn giữ cho mình nếp sống cần kiệm, gần gũi với nhân dân; vẫn giữ cho lòng thẳng ngay, trinh bạch; vẫn tiếp tục âm thầm giúp đỡ những người yêu nước, “góp phần làm cho sự liêm chính và lòng trung nghĩa không chết, ngọn đèn cứu nước không tắt và tạo điều kiện cho những anh hùng cứu nước đã và sẽ xuất hiện” [66]

2. Xét về phương diện hình thức, nhìn chung ngôn ngữ thơ và từ Đào Tấn khá hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”, tự nhiên nhưng không kém phần tao nhã, tinh tế. Đi sâu nghiên cứu về từ ngữ (từ tự xưng và từ mang sắc thái biểu cảm) và câu thơ (bốn kiểu câu: trần thuật, cảm thán, nghi vấn, cầu khiến), chúng ta có thể thấy, ngôn ngữ thơ và từ Đào Tấn đã thực sự thể hiện được nhân cách cao đẹp cũng như thế giới nội tâm phong phú, đa dạng những cung bậc cảm xúc của thi nhân.

Về phương diện thể loại, Đào Tấn tập trung bút lực chủ yếu ở thơ tứ tuyệt và từ. Thơ tứ tuyệt Đào Tấn vừa mang tính chất quy phạm, mẫu mực vốn có của thể loại lại vừa mang dấu ấn sáng tạo và tình cảm của riêng ông. Từ Đào Tấn mang phong cách từ uyển ước, thanh tân, ngôn ngữ trong các bài từ của ông rất giàu nhạc điệu, phát huy được trọn vẹn khả năng của thể loại từ “vô ý bất khả nhập, vô sự bất khả ngôn” (không có ý gì mà không có thể đưa vào, không có việc gì mà không thể nói).

Tuy số lượng tác phẩm thơ và từ của Đào Tấn còn lại với chúng ta không nhiều nhưng giọng điệu trong khối di sản ấy lại khá đa dạng. Có giọng trăn trở, cảm thương và cũng có cả giọng châm biếm, phê phán nhưng giọng điệu chủ yếu trong các gam giọng ấy là giọng trăn trở,cảm thương. Tất cả “khối tình” chân thành, nồng ấm với nước, với dân, tất cả những băn khoăn, ray rứt về số phận bản thân trong lòng Đào Tấn đã được ông trao gửi đến cuộc đời bằng giọng điệu trăn trở, cảm thương đầy xúc động ấy.

Thơ và từ Đào Tấn không chỉ nói lên những trăn trở, những tình cảm riêng của thi nhân mà qua đó ta thấy cả những suy tư, những bế tắc chung của một lớp

người, một thời đại. Bụi thời gian hôm nay dẫu đã phủ dày lên quá khứ đã xa nhưng cái còn lại và đến với chúng ta ngày hôm nay là tấc lòng ưu quốc ái dân thiết tha, là tâm hồn, tiết tháo mai hoa thanh sạch, cao quý vẫn lặng lẽ khoe sắc cùng đất trời trường cửu của thi nhân. Xin mượn lời tác giả Nguyễn Văn Chương trong bản tham luận bằng thơ “Về một ông quan” để khái quát lại cuộc đời thăng trầm, chìm nổi với biết bao ưu tư, trăn trở, với biết bao chua xót, ngậm ngùi của thi nhân và cũng để tỏ lòng yêu kính của người viết với một nghệ sĩ tài hoa, một con người, một nhân cách cao đẹp suốt đời chung thủy trọn tình, trọn nghĩa với nước, với dân – Đào Tấn:

Tám mươi năm tròn từ ngày ông mất Người ta còn tranh luận về ông Có tội hay có công

Ông quan họ Đào thăng đến Thượng thư, nhưng lại say mê làm thơ, hát bội

Ông lên chức nhanh nhờ mấy chục pho tuồng hay giết người vô tội?

Lịch sử đã phân minh Ông làm quan

Phải đâu để mưu danh cầu lợi cho mình Thời thế ấy lựa chiều gió thổi

Miễn là đừng khom lưng quỳ gối

Còn đánh thù, ngọn bút tài há kém thanh gươm Vạch mặt bọn vua quan giữa triều đường

Mà chúng phải ha hả cười khen, ấy ngọn bút ông mới là thần diệu

Những Đát Kỷ, Trụ Vương đời này chẳng thiếu Phải chúng đang chễm trệ ngai vàng?

Ông làm quan

Dẫu bốn lần Thượng Thư, ba lần Tổng đốc Lớn quyền lớn chức

Nhưng ông không lớn lòng tham

Bao kẻ vừa nghi ngoe một chức sắc cỏn con Lòng không đáy đã bạo tay vơ vét

Riêng ông vẫn thẳng ngay ngọn bút Hiềm tôi gian, lòng những căm lòng "Gươm ba kia, tội gã không dung Luật tám nọ, lỗi mày khó thứ"31

Nếu làm quan, xin cứ như Đào công cũng đủ Để mai sau, tên tuổi còn thơm

Lòng thành dâng một nén hương

Kính viếng ông – quan – tuồng hiếm hoi trong lịch sử Thủ vãng sơn hà tâm vị tử

Bông mai vàng nở sáng núi Huỳnh Mai...

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Ánh (2009), “Một số nét cơ bản về thể loại từ ở Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm, (4).

2. Phạm Văn Ánh (2009), “Sự thực nào cho “Mộng Mai từ lục” của Đào Tấn,

Tạp chí Văn học, (9).

3. Hồ Đắc Bích (1978), “Đào Tấn qua thơ, từ và kịch bản tuồng”, Kỷ yếu hội nghị Đào Tấn, nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc, Ty Văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình.

4. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ,Nxb Văn hóa thông tin.

5. Hà Văn Cầu (1978), ““Trầm hương các”, cái mô hình cung cấm thời Thành Thái”, Kỷ yếu hội nghị Đào Tấn, nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc, Ty Văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình.

6. Lê Ngọc Cầu (1978), “Chung quanh bức chân dung cụ Đào”, Kỷ yếu hội nghị Đào Tấn, nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc, Ty Văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình.

7. Nguyễn Kim Châu (2010), Thơ tứ tuyệt trong văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội.

8. Hoàng Chương (1997), “Nhà thơ và nhà nghệ sĩ lớn”, Nhân dân cuối tuần, (33).

9. Nguyễn Văn Chương (1978), “Về một ông quan”, Kỷ yếu hội nghị Đào Tấn, nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc, Ty Văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình.

10. Charles Gosselin (1904), Vương Hồng Sển dịch, L’Empire d’Annam, Paris. 11. Xuân Diệu (1978), “Tìm hiểu Đào Tấn”, Kỷ yếu hội nghị Đào Tấn, nhà thơ,

nghệ sĩ tuồng xuất sắc, Ty Văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình. 12. Xuân Diệu (1979), “Tìm hiểu nhà thơ Đào Tấn”, Văn học, (1).

13. Xuân Diệu (2006), Bình luận các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp.HCM.

14. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình: Qua một số nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, Nxb Văn học, Hà Nội.

15. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2003), Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb Thế giới.

16. Thu Hoài (1978), “Đất nước và tâm trạng Đào Tấn qua một số thơ và từ”, Kỷ yếu hội nghị Đào Tấn, nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc, Ty Văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình.

17. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

18. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Kiều Hữu Hỷ, Lã Xuân Mai, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Thạch Giang (1961),

Thơ văn Nguyễn Quang Bích, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

20. Đỗ Văn Hỷ (1993), Người xưa bàn về văn chương, Nxb Khoa học xã hội, tập 1, Hà Nội.

21. I.S.Lisevich; Trần Đình Sử (dịch) (1993), Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa, Trường ĐHSP Tp.HCM, Tp. HCM.

22. Vũ Ngọc Liễn (chủ biên), Nguyễn Thanh Hiện, Tống Phước Phổ, Mạc Như Tòng, Đỗ Văn Hỷ, Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông (1987), Thơ và Từ Đào Tấn, Nxb Văn học, Hà Nội.

23. Vũ Ngọc Liễn (chủ biên), Bùi Lợi, Mạc Côn, Ngô Quang Hiển (1985), Thư mục tư liệu về Đào Tấn, Ủy ban khoa học và kĩ thuật Nghĩa Bình, Sở văn hóa thông tin Nghĩa Bình, Nhà hát tuồng Nghĩa Bình.

24. Vũ Ngọc Liễn (2005), Đào Tấn – Tuồng hát bội, Nxb Sân Khấu, Hà Nội. 25. Vũ Ngọc Liễn (2005), Đào Tấn qua thư tịch, Nxb Sân Khấu, Hà Nội.

26. Lê Xuân Lít (1978), “Mùa xuân trong thơ và từ của Đào Tấn”, Kỷ yếu hội nghị Đào Tấn, nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc, Ty Văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình.

27. Nguyễn Lộc (2007), Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX), Nxb Giáo dục.

28. Trường Lưu (2000), “Thơ Đào Tấn và nỗi lòng ưu thời mẫn thế của ông (Qua tác phẩm Mộng Mai thi tập)”, Văn nghệ Bình Định, (30), tr 75–79.

29. Phương Lựu (1997), Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục.

30. Phương Lựu (2004), Lí luận văn học cổ điển phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31. Hà Thúc Minh (2001), Đạo Nho và văn hóa phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Nguyễn Thanh Mừng (2000), “Đào Tấn với hoa mai”, Văn nghệ trẻ, (5, 6, 7). 33. Nguyễn Phong Nam (chủ biên), Trần Hữu Duy, Huỳnh Kim Thành, Trần Đại

Vinh (1997), Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Trần Nghĩa (2005), “Thể loại Từ của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với văn hóa bản địa”, Tạp chí Hán Nôm, (5).

35. Trần Nghĩa (2009), “Thơ và từ Đào Tấn dưới góc nhìn văn bản học”, Tạp chí Hán Nôm, (4), tr.15–21.

36. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1999), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

37. N.I.Nikulin (2007), Lịch sử Văn học Việt Nam, Nxb Văn học.

38. Nguyễn Thị Thu Phương (2005), Phong cách nghệ thuật thơ từ Tô Đông Pha,

Nxb Khoa học xã hội.

39. Nhóm biên soạn Phan Ngọc Liên, Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Ngọc Cơ (2005),

Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới,Nxb Đại học Sư phạm.

40. Mịch Quang (1978), “Thân thế và sự nghiệp nghệ thuật tuồng Đào Tấn”, Kỉ yếu hội nghị Đào Tấn, nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc, Ty Văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình.

41. Nguyễn Phan Quang (2002), Việt Nam thế kỉ XIX (1802 – 1884), Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Tp. HCM.

42. Lê Văn Siêu (2006), Văn học sử Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

43. Nguyễn Hữu Sơn (2005), Văn học trung đại Việt Nam – quan niệm con người và tiến trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân (2010), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

45. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ và từ đào tấn (Trang 142 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)