Kết quả của việc thực hiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) Luận văn ThS. Luật học (Trang 80 - 95)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Kết quả của việc thực hiện thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Nam Định

Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ, giữa sông Hồng và sông Đáy. Thủ phủ là thành phố Nam Định, cách Hà Nội gần 100km có lịch sử hình thành và phát triển trong hơn 7 thế kỷ. Nam Định có diện tích tự nhiên 1.641,3 km2, bằng 0,5 diện tích cả nước, chiều dài đường bờ biển là 72km [37, tr. 19]. Qua nhiều lần chia, tách, sáp nhập đến nay Nam Định được chia thành 10 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố, 9 huyện, tương ứng với 230 xã, phường, thị trấn. Dân số 1.888.400 người đại đa số là người kinh, khá đông so với dân số các tỉnh trong cả nước [37, tr. 19].

Từng là quê hương nhà Trần, Nam Định là vùng kinh tế - xã hội, một địa bàn trọng yếu, có vị thế hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam, đây còn là một miền đất "Địa linh nhân kiệt", với các vị vua anh minh, các vị tướng tài ba, người anh hùng dân tộc Quốc công Tiết chế Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, thời nào cũng có những nhân tài trí thức làm rạng danh quê hương đất nước, một vùng văn hóa đặc sắc hòa quyện và đan xen văn hóa biển với văn hóa miền châu thổ.

Trong thời kỳ trị vì của nhà Trần, hành cung Tức Mặc - Thiên Trường đã trở thành trung tâm hành chính - chính trị và văn hóa quan trọng, có vị trí như một kinh đô thứ hai của Đại Việt.

Tòa án hai cấp tỉnh Nam Định hiện có tổng biên chế 167 cán bộ công chức, trong đó có 61 Thẩm phán, 20 đồng chí là Thẩm phán Trung cấp và 41 đồng chí là Thẩm phán sơ cấp. Về trình độ chuyên môn: Trong 61 Thẩm phán có 8 đồng chí là thạc sĩ và 53 đồng chí là cử nhân luật; trong 136 Thư ký và Thẩm tra viên có 4 đồng chí là thạc sĩ và 132 đồng chí là cử nhân luật. Toàn ngành có 24 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị và 16 đồng chí có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

Trong những năm gần đây, từ khi áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2003 về thẩm quyền xét xử của TAND, TAND hai cấp tỉnh Nam Định đã đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù tình hình tội phạm ngày càng phức tạp và có xu hướng tăng lên, số lượng vụ án mà Tòa án thụ lý không hề thuyên giảm nhưng tốc độ giải quyết vụ án hình sự ở các cấp xét xử được đẩy mạnh hơn, lượng án tồn đọng bị hạn chế thấp nhất. Đặc biệt, chất lượng xét xử ngày càng được nâng cao so với thời gian trước, số vụ án bị sửa và hủy do lỗi chủ quan cũng chiếm tỷ lệ thấp. Nghiên cứu thực tiễn xét xử tại TAND hai cấp tỉnh Nam Định, chúng tôi thấy rằng số lượng các vụ án hình sự được đưa ra xét xử sơ thẩm ngày càng tăng và chiếm phần lớn số vụ án hình sự TAND hai cấp tỉnh Nam Định phải xét xử. Cụ thể:

Năm 2009, trong công tác xét xử và giải quyết các vụ án hình sự, TAND hai cấp tỉnh Nam Định đã thụ lý và đưa ra xét xử 1.039 vụ, trong đó xét xử sơ thẩm là 903 vụ chiếm tỷ lệ 87%; xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm là 136 vụ, chiếm tỷ lệ 13%. Qua các năm, tỷ lệ số vụ án được đưa ra xét xử ngày một nhiều hơn, cụ thể, so với năm 2009 thì năm 2013 TAND hai cấp tỉnh Nam Định đã đưa ra xét xử 1.181 vụ, trong đó xét xử sơ thẩm là 1067

vụ chiếm tỷ lệ 90,3%; xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm là 114 vụ, chiếm tỷ lệ 9,7%. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Tình hình xét xử của Tòa án hai cấp tỉnh Nam Định từ 2009-2013

Năm

Tổng số vụ án HS đã giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám

đốc thẩm, tái thẩm

Số VAHS đã giải quyết, xét xử sơ thẩm

Số VAHS đã giải quyết, xét xử phúc thẩm, giám

đốc thẩm, tái thẩm Số vụ án Tỷ lệ (%) Số vụ án Tỷ lệ (%)

2009 1.039 903 87 136 13

2010 924 829 89,7 95 10,3

2011 1.051 933 88 118 12

2012 1.159 1.038 89,5 121 10,5

2013 1.181 1.067 90,3 114 9,7

Nguồn: TAND tỉnh Nam Định.

Như vậy, từ bảng số liệu trên chúng ta thấy: Từ năm 2009 đến năm 2013, số vụ án hình sự được đưa ra xét xử sơ thẩm ngày càng tăng. Năm 2009 là 903 vụ, năm 2010 là 829 vụ, năm 2011 là 933 vụ, năm 2012 là 1038 vụ, năm 2013 là 1067 vụ. Qua 5 năm, số vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm từ năm 2009 đến năm 2013 tăng lên từ 87% đến 90,3 %. Theo bản số liệu trên cho thấy, Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết, xét xử được rất nhiều vụ án hình sự, hàng năm đã giải quyết, xét xử được phần lớn các vụ án của toàn ngành.

Bên cạnh đó, số vụ án xét xử theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm chiếm tỷ lệ ít và càng ngày càng có xu hướng giảm hơn so với thời gian trước.

Số vụ án bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2009, số vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm là 903 vụ, nhưng chỉ có 135 vụ bị kháng cáo, kháng nghị (chiếm tỷ lệ 15%).

Tỷ lệ này có sự thay đổi theo xu hướng giảm qua các năm, cụ thể: năm 2009 tỷ lệ bị kháng cáo, kháng nghị là 15%, năm 2010 tỷ lệ bị kháng cáo, kháng nghị là 11,3%, năm 2011 tỷ lệ bị kháng cáo, kháng nghị là 12,4%, năm 2012 là 11,7% và năm 2013 là 10,7%. Như vậy, so với năm 2009 thì sau 5 năm,

năm 2013 tỷ lệ các vụ án bị kháng cáo, kháng nghị giảm rõ rệt từ 15% xuống còn 10,7%. Bảng số liệu dưới đây thể hiện rõ điều đó:

Bảng 3.2: Tình hình xét xử sơ thẩm án hình sự của Tòa án hai cấp tỉnh Nam Định từ 2009-2013

Năm Thụ lý sơ thẩm (vụ)

Số VAHS Tòa án các cấp đã

GQ, XXST (vụ)

Số vụ án Tòa án các cấp còn tồn

lại (vụ)

Tỷ lệ án tồn đọng

(%)

Số vụ án bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm (vụ)

Tỷ lệ án bị kháng cáo, kháng nghị

(%)

2009 903 903 0 0 135 15

2010 830 829 01 0,13 94 11.3

2011 933 933 0 0 116 12,4

2012 1.039 1.038 01 0,1 121 11,7

2013 1.070 1.067 03 0,3 114 10,7

Nguồn: TAND tỉnh Nam Định.

Có thể thấy rằng, tỷ lệ số vụ án bị kháng cáo, kháng nghị có xu hướng giảm qua các năm xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân: Chất lượng xét xử ngày càng được nâng cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các Thẩm phán ngày càng được hoàn thiện, các vụ án được xét xử đúng người, đúng tội đúng pháp luật, hạn chế tối đa được tình trạng áp dụng pháp luật chưa đúng. Điều đó cho thấy, việc xét xử của TAND tỉnh Nam Định đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội…. Các vụ án hình sự được đưa ra xét xử sơ thẩm tại tỉnh Nam Định thường là những tội xâm phạm tính mạng sức khỏe (chủ yếu là tội giết người theo Điều 93 BLHS năm 1999, tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLHS năm 1999), các tội xâm phạm sở hữu (chủ yếu là tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 BLHS năm 1999), các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (ví dụ như tội lưu hành tiền giả theo Điều 180 BLHS năm 1999) hoặc tội phạm về ma túy (ví dụ tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 194 BLHS năm 1999). Những tội phạm khác chiếm rất ít và

hầu như không có (ví dụ: Các tội thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia;

các tội phạm khác về chức vụ..).

Cũng theo bảng số liệu nêu trên, số vụ án các cấp còn tồn lại có sự thay đổi qua các năm, có năm không có án tồn đọng, có năm vẫn còn án tồn đọng nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể. Cụ thể, năm 2009, số vụ án Tòa án đã thụ lý là 903 vụ và đã giải quyết, xét xử sơ thẩm hết tất cả 903 vụ.

Như vậy số án tồn đọng năm 2009 là không có. Năm 2010, số án tồn lại chỉ có 01 vụ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 0,13%. Năm 2011 cũng không có án tồn đọng.

Năm 2012 chỉ có 01 án tồn đọng chiếm tỷ lệ 0,1%. Năm 2013 số án tồn lại là 03 vụ trên tổng số 1070 vụ Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý và 1067 vụ đã được đưa ra xét xử. Như vậy, số vụ án được thụ lý ngày càng tăng nhưng số lượng án tồn không vì thế mà tăng lên, ngược lại có những năm không có án tồn, hoặc nếu có thì chiếm tỷ lệ rất ít, không đáng kể. Điều đó cho thấy số lượng án đã được giải quyết, xét xử rất nhiều và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán, cách thức làm việc đang có sự thay đổi lớn ngày càng khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Nam Định.

Trong 5 năm gần đây, Tòa án cấp huyện đã xét xử được rất nhiều tội phạm và chiếm phần lớn số lượng vụ án trong tổng số vụ án được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Các Tòa án cấp huyện sau khi được tăng thẩm quyền theo BLTTHS năm 2003 cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu đặt ra. Nếu so sánh số lượng vụ án hàng năm Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm với số vụ án Tòa án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm có thể thấy, Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm nhiều vụ án hơn rất nhiều so với Tòa án cấp tỉnh. Năm 2009, số vụ án Tòa án cấp huyện đã giải quyết, xét xử sơ thẩm là 838 vụ, chiếm tỷ lệ 93%. Năm 2010, số vụ án Tòa án cấp huyện đã giải quyết, xét xử sơ thẩm là 769 vụ, chiếm tỷ lệ 92,8%. Năm 2011, số vụ án Tòa án cấp huyện đã giải quyết, xét xử sơ thẩm là 860 vụ, chiếm tỷ lệ 92,2%. Năm 2012 số vụ án Tòa án cấp huyện đã giải quyết, xét xử sơ thẩm là 975 vụ, chiếm tỷ lệ 94%.

Năm 2013, số vụ án Tòa án cấp huyện đã giải quyết, xét xử sơ thẩm là 1008 vụ, chiếm tỷ lệ 94,5 %. Như vậy, qua các năm, tỷ lệ số vụ án Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Năm 2010 và 2011 tỷ lệ này có giảm so với năm 2009 nhung giảm không đáng kể, sau đó đến năm 2012 và 2013, tỷ lệ số vụ án Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm lại tăng lên so với năm 2009. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ điều đó ở bảng biểu đồ sau:

903 829 933 1038 1067

838 769 860

976 1011

838 769

860

975 1008

0 200 400 600 800 1000 1200

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số vụ án các cấp đã giải quyết, xét xử ST Thụlý (cấp huyện)

Biểu đồ 3.1: Tình hình thụ lý, xét xử sơ thẩm án hình sự của Tòa án cấp huyện (tỉnh Nam Định) từ 2009-2013 Nguồn: TAND tỉnh Nam Định.

Từ biểu đồ trên chúng ta có thể thấy, tỷ lệ án tồn đọng ở TAND cấp huyện qua các năm đều rất ít, hầu hết là không có án tồn. Các năm 2009, năm 2010, và năm 2011 TAND cấp huyện đều đưa ra xét xử tất cả các vụ án đã thụ lý, không có án tồn lại. Năm 2012 chỉ có một án tồn đọng trên tổng số 1038 án đã thụ lý, năm 2013 có 3 án tồn lại trên tổng số 1067 án đã thụ lý. Như vậy, về cơ bản, TAND cấp huyện đã giải quyết tốt công tác xét xử của cấp mình.

Việc đưa vụ án ra xét xử đều trong thời hạn luật định. Như vậy, với tổng số vụ án đã đưa ra xét xử hàng năm rất lớn, mỗi năm đều chiếm tỷ lệ trên 90% so với tổng số vụ án mà TAND các cấp đã xét xử, TAND cấp huyện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ xét xử, đảm bảo hạn chế thấp nhất án tồn đọng xảy ra.

Đối với TAND cấp tỉnh, tỷ lệ số vụ án đã giải quyết, xét xử thấp hơn nhiều so với TAND cấp huyện. Năm 2009, tỷ lệ số vụ án đã đưa ra xét xử ở TAND cấp huyện là 93% thì ở TAND cấp tỉnh tỷ lệ này là 7%. Năm 2010, TAND cấp huyện đã xét xử với tỷ lệ 92,8% còn ở TAND cấp tỉnh đã xét xử với tỷ lệ 7,2%. Năm 2011, TAND cấp huyện xét xử với tỷ lệ 92,2%, TAND cấp tỉnh xét xử 7,8%. Năm 2012, số vụ án đã được đưa ra xét xử ở TAND cấp huyện là 94%, ở cấp tỉnh là 6%. Năm 2013, số vụ án xét xử ở TAND cấp huyện là 94,5%, ở cấp tỉnh là 5,5%. Sở dĩ có sự chênh lệch này một phần là do quy định của BLTTHS 2003 vò thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh. Theo đó, TAND cấp huyện đã được tăng thẩm quyền xét xử so với trước đây (trước khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực) và được xét xử các vụ án có khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống (trừ một số tội nhất định đã được quy định cụ thể trong BLTTHS năm 2003).

903 829

933

1038 1067

6565 6160 7373 6363 5656

0 200 400 600 800 1000 1200

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số vụ án TA các cấp đã giải quyết, xét xử sơ thẩm (vụ)

Thụlý (cấp tỉnh)

Biểu đồ 3.2: Tình hình thụ lý, xét xử sơ thẩm án hình sự của Tòa án cấp tỉnh (tỉnh Nam Định) từ 2009-2013 Nguồn: TAND tỉnh Nam Định.

Phân tích biểu đồ trên cho thấy việc xét xử sơ thẩm án hình sự của Tòa án cấp tỉnh chiếm tỷ lệ rất ít so với số án đã xét xử của Tòa án hai cấp của tỉnh Nam Định. Tỷ lệ án tồn đọng ở TAND tỉnh Nam Định hầu như không có, trong 5 năm gần đây chỉ có duy nhất năm 2010 là có án 01 vụ án tồn lại, còn

lại các năm khác như năm 2009, năm 2011, năm 2012, năm 2013 đều không có án tồn lại. Như vậy, TAND tỉnh Nam Định đã giải quyết rất tốt công tác xét xử của mình.

Trong 5 năm gần đây, TAND cấp phúc thấp tỉnh Nam Định đã ra quyết định sửa bản án khá nhiều. Năm 2009, số vụ án xét xử phúc thẩm là 135 vụ trong đó có 53 bản án bị sửa, chiếm tỷ lệ 39%. Năm 2010, số vụ án xét xử phúc thẩm là 94 vụ trong đó có 48 bản án bị sửa, chiếm tỷ lệ 51%. Năm 2011, số vụ án xét xử phúc thẩm là 116 vụ trong đó có 35 bản án bị sửa, chiếm tỷ lệ 30%. Năm 2012, số vụ án xét xử phúc thẩm là 121 vụ trong đó có 54 bản án bị sửa, chiếm tỷ lệ 45%. Năm 2013, số vụ án xét xử phúc thẩm là 114 vụ trong đó có 53 bản án bị sửa, chiếm tỷ lệ 49%.

136

95

118 121

114

53 48

35

54 49

4 0 1 0 2

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số vụ án đã xét xử theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm

Sửa bản án

Biểu đồ 3.3: Tình hình án sửa, hủy của Tòa án cấp phúc thẩm TAND tỉnh Nam Định từ 2009 - 2013

Nguồn: TAND tỉnh Nam Định.

Như vậy, phân tích biểu đồ trên cho thấy, số bản án sơ thẩm bị TAND cấp phúc thẩm ra quyết định sửa bản án tương đối nhiều và không ổn định qua các năm. Các bản án bị sửa chủ yếu do TAND cấp sơ thẩm áp dụng pháp luật chưa chính xác, chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, chưa áp dụng hết các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm

hình sự cho bị cáo hoặc áp dụng nhầm lẫn tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, dẫn đến việc một số trường hợp bị cáo bị xử phạt quá nặng. Theo bảng số liệu trên, tỷ lệ hủy bản án rất ít, có năm không có án bị hủy. Năm 2009 có 04 án bị hủy, năm 2011 chỉ có 01 án bị hủy và năm 2013 có 03 án bị hủy, năm 2010 và năm 2012 không có án nào bị hủy. Như vậy, mặc dù tỷ lệ sửa bản án sơ thẩm tương đối nhiều nhưng tỷ lệ hủy bản án sơ thẩm rất ít, không đáng kể.

Cũng theo bảng số liệu trên, số vụ án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm rất ít, có năm không có (Năm 2009 có 01 vụ, năm 2010 có 01 vụ, năm 2011 có 02 vụ, năm 2012 và năm 2013 không có vụ án nào xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm). Sau đây là một số ví dụ về việc sửa án, hủy án của TAND tỉnh Nam Định.

Ví dụ 1: Ngày 06/5/2009 tại trụ sở TAND tỉnh Nam Định đã xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 54/2009/HSPT ngày 26/3/2009 đối với bị cáo Nguyễn Văn Thắngdo có kháng cáo của bị cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm số 30/2009/HSST ngày 19/01/2009 của TAND huyện Nam Trực. Nội dung vụ án như sau: Sáng ngày 04/11/2008 ông Nguyễn Văn Tuấn cùng con trai là Nguyễn Văn Hiệp và các ông Nguyễn Xuân Trường, Hoàng Văn Dạn ra khu đất bãi ven sông Hồng thuộc xóm 3 thôn Nội để xây tường bao đổ cát làm lán trại để ông Tuấn và ông Trường chung nhau nuôi gia súc. Do có mâu thuẫn trong việc tranh chấp đất đai và xây dựng tường bao tại khu vực bãi đất thuê của hợp tác xã Ninh Hải giữa gia đình ông Thanh với ông Tuấn, ông Trường nên khi mọi người đang xây dựng, khoảng 9h cùng ngày bà Đoàn Thị Thành (là vợ ông Thanh) từ nhà ra chửi nhau với ông Trường về việc ông Trường và ông Tuấn xây tường bao ngăn lối đi của gia đình bà. Thấy bà Thành chửi nhau với ông Trường, Nguyễn Văn Thắng (con bà Thành) từ nhà đi ra, anh Nguyễn Văn Hiệp đang xây tường bao thấy Thắng ra thì ngừng xây, tay vẫn cầm dao xây lên tiếng:

"Mày thích gì", Thắng không trả lời, Hiệp hỏi tiếp "Mày thích chết à", Thắng trả lời "Gì cũng được" Thắng và Hiệp lời qua tiếng lại. Hiệp dùng dao xây chém

Một phần của tài liệu [ Bản Full ] Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) Luận văn ThS. Luật học (Trang 80 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)