6. Kết cấu của luận văn
1.3.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi pháp điển hóa lần thứ nhất Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988
Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công đã xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến, mở ra kỷ nguyên mới đối với nước ta - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngay từ những ngày đầu mới giành được chính quyền, Nhà nước ta đã nhận thấy nền tư pháp chủ yếu là một bộ máy đàn áp, một bộ máy bóc lột tư sản. Vì vậy, nhiệm vụ tuyệt đối của cách mạng vô sản không phải là cải cách các chế
định tư pháp...mà là hủy bỏ hoàn toàn, phá hủy tận gốc rễ nền tư pháp cũ và bộ máy của nó... Chính vì lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 18/SL ngày 8/9/1945 bãi bỏ ngạch học quan; Sắc lệnh số 32/S1 ngày 13/9/1945 bãi bỏ hai ngạch quan hành chính và quan tư pháp. Đồng thời Đảng và Nhà nước ta khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước cách mạng, trong đó có TAND.
Ở giai đoạn đầu của Cách mạng tháng Tám, Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 và sau đó bổ sung bằng Sắc lệnh số 21 ngày 24/1/1946 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thiết lập các TAQS nhằm trừng trị tất cả những người nào xâm hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. TAQS là công cụ chuyên chính của chính quyền cách mạng, được thành lập dựa trên sự phối hợp của các Bộ Quốc phòng, Nội vụ và Tư pháp. Các TAQS ban đầu, chưa phải là tổ chức chuyên trách, thường trực, mà chỉ khi có vụ án thì lập ra Tòa án để xét xử [38, tr. 23].
Trong khi pháp luật còn thiếu, Sắc lệnh ngày 10/1/1945 cho phép Tòa án vận dụng những luật lệ của chế độ cũ, trừ những điều khoản trái với nguyên tắc độc lập, trái với chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Để tăng cường bộ máy tư pháp, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về mô hình tổ chức hệ thống Tòa án như sau [36, tr. 68]:
• Ở cấp Trung ương: Tòa thượng thẩm có ở ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) đóng tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn có thẩm quyền xét xử những việc kháng cáo bản án sơ thẩm của các Tòa án đệ nhị cấp.
• Ở cấp tỉnh: Các Tòa án đệ nhị cấp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có thẩm quyền xét xử chung thẩm những án vi cảnh của Tòa án sơ cấp bị kháng cáo, xét xử sơ thẩm những việc tiểu hình và đại hình. Những việc tiểu hình là những việc có thể bị phạt tù từ 6 ngày đến 5 năm, hay phạt bạc trên 9 đồng.
• Ở cấp huyện: Các Tòa án sơ cấp ở các huyện, thị xã, châu, phủ có thẩm quyền xét xử chung thẩm những án phạt bạc từ 0,5 đồng đến 9 đồng, những án xử bồi thường không quá 150 đồng. Có quyền xét xử sơ thẩm những vụ án phạt giam từ 1 đến 5 ngày, những vụ án xử bồi thường quá 150 đồng hoặc những việc xin bồi thường quá số tiền ấy.
Thời kỳ này còn có cấp khu nên có Tư pháp khu. Khi xét xử phúc thẩm có Hội đồng phúc án của Tư pháp khu.
Để phân biệt thẩm quyền của Tòa án, Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 quy định các Tòa án sơ cấp và đệ nhị cấp có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời cả chung thẩm, còn Tòa án thượng thẩm chỉ xét xử phúc thẩm. Hệ thống Tòa án tư pháp do Bộ Tư pháp quản lý. Bộ trưởng Bộ Tư pháp từng bước quyết định thiết lập dần dần các Tòa án ở các nơi tùy điều kiện thuận lợi. Những nơi chưa có điều kiện thành lập Tòa án, việc tư pháp vẫn do Ủy ban hành chính đảm nhiệm.
Ngày 23/8/1946, Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946 thành lập Tòa án binh lâm thời, trụ sở đặt tại Hà Nội [38, tr. 30]. Các Tòa án binh này đều thuộc quyền quản lý của Ủy ban kháng chiến - hành chính khu và về chuyên môn do Cục Quân pháp - Bộ Quốc phòng đảm nhiệm. Thẩm quyền của Tòa án binh là xét xử những quân nhân phạm tội, những người có hành vi gây thiệt hại cho quân đội hoặc có liên quan đến quân đội và các tội phạm xảy ra ở nơi đóng quân của quân đội. Có thể thấy Sắc lệnh 163/SL là một trong những văn bản pháp luật đầu tiên quy định về tổ chức, thẩm quyền của các Tòa án binh. Đây là văn bản pháp luật làm tiền đề cho việc quy định tổ chức, thẩm quyền của các TAQS hiện nay. Như vậy, trong thời gian này, song song tồn tại các loại Tòa án: TAQS, Tòa án binh và hệ thống các Tòa án tư pháp.
Hệ thống Tòa án tư pháp theo Sắc lệnh số 13/SL chỉ tồn tại đến năm 1950. Tuy là Tòa án cách mạng nhưng hệ thống và cơ cấu tổ chức về cơ bản
vẫn theo thời Pháp. Trong những năm 50, có những biến đổi quan trọng về tổ chức và hoạt động của Tòa án cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành cải cách bộ máy tư pháp, nâng cao vị trí của Tòa án trong bộ máy nhà nước, Sắc lệnh 85/SL ngày 22/5/1950 quy định cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. Đó là việc xây dựng nền tư pháp nhân dân và mô hình tổ chức hệ thống Tòa án. Các Tòa án theo Sắc lệnh 13/SL trước đây được đổi tên thành các TAND. Các Tòa án sơ cấp, đệ nhị cấp, Tòa án thượng thẩm được đổi thành TAND huyện, TAND tỉnh và các TAND liên khu. Hội đồng phúc án đổi thành Tòa phúc thẩm, còn các Phụ thẩm nhân dân được đổi thành Hội thẩm nhân dân. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân có quyền xem xét hồ sơ và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết. Các Thẩm phán được bổ nhiệm là những người có công với cách mạng, thành phần cốt cán có thành tích xuất sắc trong chiến đấu và lao động. Ngoài ra, trong thời kỳ này còn có các TAQS, Tòa án đặc biệt. Tuy nhiên, Tòa án đặc biệt chỉ được tổ chức trong thời kỳ tiến hành giảm tô và cải cách ruộng đất.
Sắc lệnh 156/SL ngày 22/10/1950 đã giao cho các TAND liên khu thẩm quyền xét xử những tội phản cách mạng thay thế cho các TAQS.
Ở các vùng bị tạm chiếm, Chính phủ ra Sắc lệnh 157/SL ngày 17/11/1950 quy định thành lập các TAND. Các Tòa án này có thẩm quyền tương tự như Tòa án các cấp ở vùng tự do, nhưng thủ tục xét xử đơn giản hơn.
Sau khi hòa bình lập lại. Tháng 4/1958 Quốc hội đã quyết định thành lập TANDTC và Viện công tố nhân dân trung ương. Hai cơ quan này trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Sau đó ngày 14/12/1958 Thủ tướng Chính phủ có Thông tư số 556/TTg cụ thể hóa nhiệm vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật bao gồm:
Công an, Công tố, Tòa án. Tinh thần các quy định của các văn bản pháp luật này được ghi nhận vào Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức TAND năm 1960.
Trong công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thông qua xét xử các vụ án, ngành Tòa án đã góp phần to lớn trong việc bóc trần âm
mưu của các phần tử phản cách mạng, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, gây chia rẽ trong nội bộ nhân dân.
* Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1959, Quốc hội đã ban hành Luật tổ chức TAND ngày 14/7/1960. Theo Luật tổ chức TAND năm 1960 thì hệ thống các TAND gồm có: TANDTC, các TAND địa phương, các TAQS.
Trong trường hợp cần xét xử các vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt. TAND địa phương gồm có: TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương, TAND ở các khu vực tự trị. Điều đáng lưu ý là trong Luật tổ chức TAND năm 1960 chỉ quy định có tính chất nguyên tắc về thẩm quyền của các TAND các cấp, mà không quy định cụ thể về tổ chức của TAND các cấp.
Trên cơ sở của Luật tổ chức TAND ngày 23/3/1961, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức TANDTC và tổ chức các TAND địa phương, Sắc lệnh quy định thẩm quyền của TAND cấp huyện như sau: Tòa án thị xã, thành phố, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương có thẩm quyền xét xử, phân xử những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên tòa; sơ thẩm những vụ án hình sự có thể phạt 2 năm tù trở xuống. Điều này đã vi phạm nguyên tắc xét xử là dự kiến trước hình phạt, chưa xét xử đã biết hình phạt. Do đó, TANDTC trong Thông tư số 1080/TC ngày 25/9/1961 và Thông tư 1071/TC ngày 7/9/1965 đã hướng dẫn rõ về việc phân xử những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên tòa. Đó là những vi phạm pháp luật mà mức độ nguy hại cho xã hội của hành vi không lớn, có mức án phạt không quá giá trị 5kg gạo nếu là phạt tiền và không quá 5 ngày nếu là phạt giam. Đối với những vi phạm này chủ yếu chỉ lấy giáo dục là chính, chỉ xử những người thật đáng tội.
Để đơn giản hóa thủ tục tố tụng, Nghị quyết 228 NQ/TW ngày 18/1/1974 của Bộ Chính trị và Thông tư 10/TATC của TATC ngày 8/7/1974
đã đưa ra quy định về thủ tục rút ngắn đối với những tội ít nghiêm trọng, phạm pháp quả tang, đơn giản rõ ràng, hình phạt mà Tòa án có thể quyết định là từ 2 năm trở xuống.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ban hành Sắc lệnh số 01/SI ngày 15/3/1976 nhằm thiết lập, tổ chức Tòa án ở miền Nam, quy định TAND cấp huyện chỉ có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự có thể phạt từ 2 năm trở xuống. Đồng thời ngày 28/3/1976 Bộ Tư pháp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Thông tư 01/BTP-TT về tổ chức TAND quy định chỉ nên giao cho TAND cấp huyện xét xử những vụ án hình sự đơn giản, ít quan trọng, không được xét xử những tội phản cách mạng, những tội phạm gây tổn thương đến nhiều người hoặc chết người, những vụ án mà việc xác định tội phạm gặp nhiều khó khăn và những vụ án ảnh hưởng chính trị lớn.
Việc hạn chế thẩm quyền của Tòa án cấp huyện chỉ được xử những vụ án có mức phạt từ 02 năm trở xuống đã làm cho số lượng những vụ án thuộc thẩm quyền xét của của Tòa án cấp tỉnh tăng lên, chỉ riêng những vụ án có mức án dưới 5 năm tù đã chiếm tới 70% tổng số án đã xét xử.
Luật tổ chức TAND năm 1981 đã kế thừa và phát triển Luật tổ chức TAND năm 1960 và có những nội dung mới. Điều 36 Luật tổ chức TAND năm 1981 quy định: "Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án hình sự, trừ: Những tội xâm phạm an ninh quốc gia và những tội phạm hình sự khác có tính chất nghiêm trọng, gây hậu quả lớn" [21].
Thẩm quyền mới của Tòa án đã xác định theo sự việc chứ không bị khống chế bởi mức hình phạt tù, không giao cho TAND cấp huyện xét xử những tội có tính chất nghiêm trọng.
Sau khi Luật này có hiệu lực, để các Tòa án thực hiện tốt thẩm quyền xét xử, ngày 6/2/1982 TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ ban
hành Thông tư liên ngành hướng dẫn thực hiện thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Theo thông tư này, các TAND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được xét xử những tội phạm về hình sự quy định tại khung 1 có mức hình phạt từ 7 năm trở xuống, nếu là hình phạt quy định trong khung 2 nhưng thực tế chỉ cần xử phạt tương đương với khung 1 vì có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì TAND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cũng có thẩm quyền giải quyết. TAND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh không được xét xử những tội phạm phản cách mạng, những vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hoặc gây hậu quả lớn.
Để tạm thời giảm bớt lượng án thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, Ngày 26/7/1986, VKSNDTC, TANDTC, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ ra Thông tư liên ngành số 01/TTLN hướng dẫn các TAND cấp huyện được xét xử một số tội mà pháp luật quy định hình phạt từ 7 năm tù trở xuống nhưng có tình tiết giảm nhẹ cho phép phạt từ 5 năm tù trở xuống. Tuy nhiên, cách giải quyết này cũng chỉ là tạm thời, vì vẫn có điểm bất hợp lý là cho phép Tòa án dự kiến mức hình phạt trước khi xét xử.
* Thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Theo quy định của Luật tổ chức TAND năm 1960 và sau đó là Pháp lệnh Tổ chức TANDTC và TAND địa phương ngày 23/3/1961, TAND cấp huyện được xét xử những vụ án có thể xử phạt 2 năm tù trở xuống nên ngoài công việc này ra, những công việc còn lại thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh tức là những vụ án hình sự có thể phạt trên 2 năm tù hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền cấp dưới nhưng TAND cấp tỉnh lấy lên để xét xử.
Theo quy định của Luật tổ chức TAND năm 1981, các TAND cấp huyện được xét xử các tội phạm có khung hình phạt từ 5 năm tù trở xuống và cả một số tội có khung hình phạt từ 7 năm tù trở xuống nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện được mở rộng hơn đã
làm cho số lượng các vụ án phải xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh giảm đi nhiều. Quy định này hợp lý hơn vì nếu việc xét xử của TAND cấp tỉnh giảm đi thì TAND cấp tỉnh có điều kiện tập trung thực hiện chức năng phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị.
Thời kỳ này ở nước ta còn tổ chức đơn vị hành chính khu tự trị bao gồm nhiều tỉnh trong khu. Phù hợp với mô hình tổ chức khu tự trị cần phải có TAND khu. Do đó năm 1963 Quốc hội quyết định thành lập các TAND khu ở những khu tự trị. Hai khu tự trị Việt Bắc và Tây Bắc đã thành lập các TAND khu.
Tại Điều 2 của Điều lệ quy định cụ thể về tổ chức của TAND các cấp trong khu tự trị Việt Bắc được Ủy ban tư vấn Quốc hội phê chuẩn ngày 02/3/1963 quy định: "Tòa án nhân dân khu có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án hình sự và dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp dưới, nhưng xét thấy quan trọng hoặc phức tạp cần lấy lên để xem xét". Điều này cũng được quy định tại Điều lệ quy định cụ thể về tổ chức TAND các cấp trong khu tự trị Tây Bắc. Thực hiện thẩm quyền này, các TAND khu tự trị đã xét xử được nhiều vụ án phức tạp làm giảm một phần công việc của TAND tỉnh trong khu, tạo điều kiện cho các Tòa án này giải quyết tốt các vụ án khác.
Điều đó cho thấy việc thành lập TAND khu tự trị đã đáp ứng được với hoàn cảnh đất nước thời kỳ đó, kịp thời xét xử các vụ án hình sự trong điều kiện đi lại khó khăn của miền núi.
* Thẩm quyền của TANDTC
Trong Nghị định số 3881/TTg ngày 20/10/1959 của Thủ tướng Chính phủ xác định TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, giám đốc việc xét xử các TAND địa phương và TAQS các cấp.
TANDTC có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của TANDTC và những vụ án đặc biệt mà Viện công tố Trung ương hoặc TANDTC thấy phải do TANDTC xét xử.
Sau một thời gian thực hiện thẩm quyền xét xử theo Nghị định trên, xét thấy cẩn quy định thẩm quyền xét xử của TANDTC và các Tòa án khác trong một văn bản pháp luật cao hơn. Do đó, Luật tổ chức TAND năm 1960 ra đời, quy định thẩm quyền xét xử của TANDTC là những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp dưới mà TANDTC lấy lên để xét xử. Pháp lệnh ngày 23/3/1961 về tổ chức TAND đã quy định cụ thể hóa Luật tổ chức TAND năm 1960: TANDTC có thẩm quyền sơ thẩm đồng thời là chung thẩm những vụ án do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của TANDTC và những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp dưới nhưng TANDTC xét thấy cần lấy lên để xét xử. Nhưng quy định này không quy định cụ thể những vụ án nào là thuộc thẩm quyền xét xử của TANDTC nên các TAND địa phương rất khó xác định vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án mình hay của TANDTC.
Đến năm 1981, Quốc hội ban hành Luật tổ chức TAND mới quy định TANDTC có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng hoặc phức tạp. Nhưng phải đến ngày 22/12/1981 Liên ngành TANDTC, VKSNDTC, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp ra Thông tư số 05/TTLN mới hướng dẫn những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp cần đưa ra xét xử thủ tục sơ thẩm đồng thời là chung thẩm phải thỏa mãn 4 điều kiện sau:
- Về loại tội: Là những tội xâm phạm ninh quốc gia, xâm phạm sở hữu XHCN, xâm phạm tính mạng, sức khỏe.
- Về đối tượng: Bị cáo là những tên phản cách mạng, lưu manh côn đồ, những tên chuyên làm ăn phi pháp, cán bộ công nhân viên sa đọa, biến chất.
- Về chứng cứ vụ án: Phải có chứng cứ rõ ràng và thường ít bị cáo.
- Về hình phạt: Thường áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình.
Với thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm, chúng ta đã trấn áp kịp thời những bọn phản cách mạng, lưu manh côn đồ hung hãn, giữ vững chính quyền, bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Tuy vậy, việc quy định thẩm