Khoản 3, Điều 86 BLTTHS 2003 quy định: "Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải gửi cho VKS cùng cấp phê chuẩn". Tuy nhiên thực tế có nhiều trường hợp sau thời gian quy định trên CQĐT ra lệnh tạm giữ vẫn không gửi lệnh đến VKS, vi phạm thủ tục tạm giữ. Đối với việc gia hạn thời gian tạm giữ, CQĐT phải gửi lệnh gia hạn đến VKS trước khi hết thời hạn tạm giữ để VKS phê chuẩn. Chỉ những lệnh gia hạn tạm giữ được VKS phê chuẩn mới có giá trị pháp lý và được thực hiện sau đó.
Nhưng thực tế, có nhiều trường hợp cơ quan ra lệnh tạm giữ người hết thời gian gia hạn rồi mới gửi lệnh gia hạn đến VKS để phê chuẩn như là một thủ tục để hoàn tất thủ tục pháp lý. Trong những trường hợp này VKS buộc phải phê chuẩn vào lệnh vì người tạm giữ trong nhà tạm giữ đã hết thời hạn tạm giữ.
Hoặc có trường hợp trong lần gửi lệnh tạm giữ đến VKS, Cơ quan ra lệnh tạm giữ đã đề nghị gia hạn tạm giữ lần 1 và lần 2 cùng một lúc. Điều này vi phạm quy định của pháp luật về việc gia hạn tạm giữ vì việc gia hạn tạm giữ chỉ áp dụng đối với những đối tượng nào thời hạn tạm giữ đã hết mà việc điều tra vẫn chưa có kết quả, trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ CQĐT mới gửi lệnh gia hạn tạm giữ đến VKS, yêu cầu VKS phê chuẩn. Còn trường hợp này việc tạm giữ mới được thực thiện, việc điều tra chưa được tiến hành do đó chưa biết được kết quả của việc điều tra sẽ như thế nào mà đã đề nghị gia hạn tạm giữ là vi phạm thủ tục tạm giữ. Mặt khác điều này sẽ tạo điều kiện cho cán bộ điều tra chểnh mảng, không tích cực trong công tác điều tra vì họ có tâm lý là mình vẫn còn có nhiều thời gian.
Trong thực tế, còn thấy cơ quan ra lệnh tạm giữ đã không gửi lệnh đến VKS để kiểm sát việc tạm giữ theo quy định của pháp luật mà thường là cơ quan Công an ra lệnh tạm giữ, sau đó đưa đối tượng vào nhà tạm giữ. Hàng
59
tuần đại diện VKS đến lấy số liệu về số người tạm giữ tại nhà tạm giữ tại nhà tạm giữ và theo dõi về tạm giữ.
Đối với những trường hợp mà VKS từ chối phê chuẩn tạm giữ thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải trả tự do ngay cho người đó, nếu không đồng ý thì cơ quan ra lệnh tạm giữ cũng phải trả tự do, sau đó kiến nghị lên VKS cấp trên. Nhưng thực tế có nhiều trường hợp VKS hủy bỏ BPNC tạm giữ, không phê chuẩn vào lệnh gia hạn tạm giữ nhưng cơ quan ra lệnh tạm giữ vẫn tiếp tục tạm giữ mà không trả tự do.
Hiện nay còn xảy ra hiện tượng người bị tạm giữ chết trong phòng tạm giữ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Mặc dù Điều 81 BLTTHS đã quy định rõ ràng các đối tượng có thể bị áp dụng BPNC tạm giữ, trong đó không có bị can nhưng trong thực tế áp dụng vẫn có người hiểu lầm và cho rằng có thể áp dụng BPNC tạm giữ đối với bị can trong trường hợp chỉ cần áp dụng BPNC trong một thời gian ngắn. Những người đó lập luận rằng tạm giam là BPNC nghiêm khắc nhất còn có thể áp dụng đối với bị can, cho nên tạm giữ cũng có thể được áp dụng đối với bị can.
Một thực tế có liên quan đến BPNC tạm giữ là thời điểm áp dụng đối với người bị bắt trong từng trường hợp khẩn cấp. Mặc dù hiện nay Thông tư liên tịch số 05, ngày 07/9/2005 của VKSNDTC - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng đã quy định cho CQĐT được áp dụng BPNC tạm giữ đối với người bị bắt khẩn cấp trước khi có sự phê chuẩn của VKS. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người có thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Về thời hạn tạm giữ, khoản 3 Điều 87 BLTTHS quy định: "Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ" nhưng lại không quy định về thẩm quyền trả tự do và thủ tục trả tự do. Trường hợp sau khi đã tạm giữ hết thời hạn theo luật định mà vẫn chưa
60
có đủ căn cứ để khởi tố bị can đối với người bị tạm giữ thì tất nhiên phải trả tự do cho người bị tạm giữ nhưng điều luật này chưa quy định cụ thể.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 87 BLTTHS thì thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Mặc dù luật quy định như vậy nhưng cách trừ thế nào cho đến nay vẫn có nhiều cách hiểu. Hướng dẫn mới nhất nêu trong Thông tư liên tịch số 05 đang được các địa phương thực hiện nhưng vẫn còn có nhiều người cho rằng hướng dẫn như vậy chưa hợp lí. Quy định trên đây còn làm phát sinh sự phức tạp, thậm chí có thể làm nảy sinh tiêu cực, vi phạm trong việc giải quyết chế độ ăn uống của người bị tạm giữ và bị can trong trại tạm giam vì có thời gian tạm giữ nằm trong thời gian tạm giam.