- Về phương diện thực tiễn áp dụng pháp luật
3.2.5. Các giải pháp khác
- Củng cố, kiện toàn tổ chức các cơ quan áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Để việc áp dụng các BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phát huy hiệu quả, ngăn ngừa và chặn đứng tội phạm trước tình hình mới, chúng ta cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Thực hiện chuyên môn hóa lực lượng điều tra đối với những vụ án có đối tượng phạm tội là người chưa thành niên hoặc tham nhũng.
- Sắp xếp bộ máy của Tòa án cho phù hợp để thực hiện quy trình thụ lý hồ sơ vụ án qua các khâu: a) Cán bộ ghi sổ thu lý, lập biên bản giao nhận hồ sơ vụ án hình sự với Kiểm sát viên, lập báo cáo về BPNC đang được áp dụng, trình hồ sơ và báo cáo cho Lãnh đạo Tòa án phụ trách phần việc; b) Lãnh đạo Tòa án quyết định việc áp dụng thay thế, hủy bỏ biện pháp tạm giam và phân công vụ án cho Thẩm phán.
- Hệ thống Tòa án cấp huyện cần bố trí theo khu vực để có điều kiện tổ chức các tòa chuyên trách do cán bộ được phân công lại có chất lượng hơn, hoạt động được nhiều hơn, tránh tình trạng tạm giam không có lệnh ở Tòa án.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chức năng trong quá trình tiến hành tố tụng, nhất là trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau. Có nhận thức đúng, thì chấp hành mới đúng và ngược lại chấp hành đúng pháp luật chỉ có thể khi có nhận thức đúng. Trong TTHS, hoạt động áp dụng các BPNC và nhiều hoạt động khác do Điều tra viên trực tiếp thực hiện nên việc nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật, cũng như đạo đức nghề nghiệp cho Điều tra viên có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả của hoạt động tố tụng nói chung và sử dụng BPNC nói riêng, cụ thể:
+ Cần xác định tư tưởng "trọng chứng cứ hơn trọng cung" cho điều tra viên để khắc phục tình trạng "bắt thay cho điều tra";
88
+ Nghiên cứu, nắm vững và tuân thủ các quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt khẩn cấp, bắt quả tang, tạm giữ, tạm giam tại các điều 80, 81, 86, 87, 88 BLTTHS;
Đồng thời, cần bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho Công an cấp cơ sở theo những nội dung sau:
+ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về các loại vi phạm: hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế, đất đai, nhưng quan trọng nhất là phân biệt được vi phạm hành chính và vi phạm hình sự;
+ Bồi dưỡng kiến thức về lập biên bản có những nội dung cần thiết phải được thể hiện trong đó; biên bản tạm giữ tang vật phạm tội; biên bản tạm giữ người; lấy lời khai người bị bắt, người bị hại; thủ tục dẫn giải người bị bắt; biên bản bàn giao người bị bắt;
+ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quản lý đối tượng bị áp dụng BPNC cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh;
Quan tâm đào tạo Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán theo chương trình cử nhân luật học thuộc chương trình chính quy để có chất lượng tốt hơn.
Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về pháp luật cho Hội thẩm để có cơ sở, điều kiện thẩm vấn người tham gia tố tụng tại phiên tòa, đánh giá chứng cứ và biểu quyết có tội hay không có tội theo nhận thức của mình đúng với tinh thần của nguyên tắc "Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" được quy định tại Điều 16 BLTTHS.
Các ngành Công an, VKS, Tòa án cần phối hợp tổ chức tập huấn những quy định về các BPNC để thống nhất thực hiện, phổ biến những vi phạm trong thực tiễn áp dụng để rút kinh nghiệm cho cán bộ làm công tác, điều tra, truy tố, xét xử và phòng ngừa tích cực không để vi phạm xảy ra.
- Xây dựng cơ chế ưu đãi về chế độ, chính sách đối với đội ngũ tiến hành tố tụng
Chế độ, chính sách là các chế độ về lương, bảo hiểm, phúc lợi, y tế, an toàn lao động. Đây là những chế độ liên quan mật thiết với người lao động, là
89
chế độ của Nhà nước giành cho người lao động đáng được hưởng. Chế độ, chính sách ở mỗi quốc gia không giống nhau. Ở Việt Nam, chế độ chính sách đối với người lao động nói chung, công chức nói riêng đã được quan tâm nhưng vẫn ở mức thấp chưa đủ sức tạo ra sự phát triển mở rộng và giữ chân được người tài làm việc trong cơ quan nhà nước.
Áp dụng các BPNC trong điều tra vụ án hình sự là một công việc đặc biệt quan trọng, bởi nó liên quan đến sinh mệnh chính trị, đến quyền cơ bản của công dân, liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Do vậy, những người làm công việc này thì ngoài tiền lương cần phải có chế độ đãi ngộ riêng. Hiện nay, Nhà nước có chế độ đãi ngộ riêng nhưng còn rất ít so với mức độ quan trọng của công việc. Có như vậy, sẽ làm tăng động lực, sự tâm huyết trong công việc, tận tâm tận lực và trách nhiệm với nghề hơn, hạn chế được những oan sai. Ngược lại, nếu không có một chế độ đãi ngộ thì mặc dù có trách nhiệm với công việc nhưng chưa cao, dễ dẫn tới làm việc hành chính, không có sự tâm huyết với nghề nghiệp. Đây cũng là hạn chế làm giảm hiệu quả hoạt động áp dụng các BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Do vậy, nếu như Nhà nước quan tâm có chế độ, chính sách đãi ngộ xứng đáng thì sẽ kích thích sự sáng tạo, lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao ở mỗi con người.
- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho cơ quan tiến hành tố tụng
Cơ sở vật chất là yếu tố hỗ trợ quan trọng để đạt hiệu quả công việc nhất định. Năng lực của con người có cao siêu đến mấy thì cũng cần phải có sự hỗ trợ của trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất. Trong công tác áp dụng các BPNC trong vụ án hình sự thì sự đầu tư đúng mức, phù hợp về cơ sở vật chất cũng là yếu tố phát huy sự sáng tạo, tính tích cực, tinh thần trách nhiệm và động lực làm việc cho cán bộ. Việc trang bị cơ sở vật chất theo hướng:
+ Xây dựng, cải tạo, sửa chữa các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trang bị những vật dụng cần thiết bảo đảm cho việc tạm giữ, tạm giam đúng quy định
90
của pháp luật. Cần đầu tư cơ sở vật chất cho nhà tạm giữ, trại tạm giam bảo đảm sức chứa trung bình theo đầu người được quy định trong Quy chế về tạm giữ, tạm giam được ban hành theo Nghị định ngày 7/11/1998 của Chính phủ.
+ Lập quy định để giám thị trại tạm giam có điều kiện kiểm tra thời hạn tạm giam sắp hết để thông báo cho cơ quan nào đang thụ lý vụ án.
- Phát động phong trào quần chúng tham gia phòng chống tội phạm
Thực tế cho thấy quần chúng nhân dân đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện các hành vi phạm tội cũng như truy bắt tội phạm. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã không ngừng tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân, tạo điều kiện để công dân tham gia công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Bởi vậy nhiều hành vi phạm tội đã bị phát giác, nhiều đối tượng truy nã đã bị bắt giữ nhờ những tin báo và phát giác của nhân dân với cơ quan điều tra. Vì vậy, chúng ta phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật trong quần chúng nhân dân, thường xuyên tiếp xúc với nhân dân tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Đặc biệt phải thực hiện sự giám sát của nhân dân đối với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Quần chúng nhân dân nơi đối tượng sinh sống là người có những hiểu biết gần gũi với những người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, cho nên họ có thể cung cấp cho cơ quan điều tra những thông tin chính xác về đối tượng, trên cơ sở đó để có quyết định đúng đắn. Mặt khác quần chúng nhân cũng có thể phát hiện việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nếu thấy có oan sai thì kiến nghị lên cơ quan có trách nhiệm về quá trình thực hiện giám sát đó giúp cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đảm bảo sự đúng đắn và cần thiết.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương 3 của luận văn đã góp phần làm rõcơ sở nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và sự cần thiết của việc hoàn thiện những quy định của pháp luật đối với các BPNC,
91
xuất phát từ: phương diện thực tiễn, phương diện lý luận, phương diện lập pháp. Cả ba phương diện này đều nhằm giải quyết thực tiễn áp dụng có hiệu quả đối với các BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Trên cơ sở đánh giá những hạn chế, tồn tại, khó khăn trong quá trình áp dụng BPNC, luận văn đã đề xuất, kiến nghị một số giải pháp, cụ thể là: hoàn thiện quy định của pháp luật về các biện pháp ngăn chặn; tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chức năng trong quá trình tiến hành tố tụng, nhất là trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự... Những giải pháp trên đây xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khả thi.
92
KẾT LUẬN
Các BPNC là một trong những biện pháp cưỡng chế Nhà nước, mang tính phòng ngừa do người có quyền hạn được quy định trong BLTTHS áp dụng đối với người có liên quan đến việc thực hiện tội phạm chưa bị khởi tố, bị can, bị cáo để ngăn chặn tội phạm và bảo đảm cho điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nên được coi là phương tiện pháp lý sắc bén, có hiệu quả nhất để giải quyết tình hình tội phạm. Do đó, các BPNC có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Việc áp dụng các BPNC thể hiện tính chuyên chính của Nhà nước ta trong phòng ngừa và ĐTCTP bằng sức mạnh cưỡng chế, tính ưu việt của Nhà nước XHCN; tạo điều kiện thuận lợi cho cả quá trình xử lý vụ án, tôn trọng và bảo vệ quyền cá nhân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận.
Qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng các BPNC cho thấy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, có không ít vi phạm trong áp dụng các BPNC như: lạm dụng bắt khẩn cấp; số đối tượng bị bắt không khởi tố và trả tự do còn chiếm tỷ lệ cao; xu hướng áp dụng biện pháp tạm giam có tỷ lệ cao và tăng lên, ngược lại với xu hướng áp dụng các BPNC khác: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hay tài sản có giá trị để bảo đảm lại thấp và giảm dần; nhiều người bị tạm giam mà không có lệnh tại giai đoạn xét xử; không ít vi phạm trong áp dụng các BPNC gây ra hậu quả nghiêm trọng, sức khỏe của người bị tạm giữ chưa được đảm bảo... Những khó khăn, vướng mắc và hạn chế trong việc áp dụng BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy, nghiên cứu đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng các BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong tình hình hiện nay.
Nâng cao hiệu quả áp dụng các BPNC được xem xét trên ba phương diện: thực tiễn, lý luận và lập pháp. Cả ba phương diện này đều nhằm giải
93
quyết thực tiễn áp dụng chưa hiệu quả các BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự hiện nay và những vi phạm trong áp dụng BPNC gây hậu quả nghiêm trọng. Sự cần thiết và những quan điểm cơ bản, cũng như định hướng của từng quan điểm nêu trên sẽ là tiền đề quan trọng cho phương hướng thiết lập các kiến giải về lập pháp, áp dụng pháp luật và một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các BPNC. Trong các giải pháp đó, thì giải pháp hoàn thiện pháp luật là tiền đề, cần tập trung tiến hành để làm cơ sở cho một số giải pháp khác.
Nghiên cứu thành công đề tài "Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự", học viên hy vọng rằng luận văn sẽ góp phần vào việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với việc áp dụng các BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, nâng cao hiệu quả của chúng trong phòng ngừa và ĐTCTP, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây là hướng nghiên cứu cần thiết dưới góc độ nhận thức khoa học và là đánh giá thực tiễn áp dụng các BPNC trong khoa học luật TTHS nước ta hiện nay. Tuy nhiên, do điều kiện, khả năng bản thân còn có những hạn chế nhất định nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Học viên mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện luận văn có chất lượng cao hơn và có thể tiếp tục được nghiên cứu vấn đề này một cách sâu sắc, toàn diện hơn.
94