Trong Chương 1, luận văn đã phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, cụ thể là: khái niệm BPNC; khái niệm giai đoạn điều tra vụ án hình sự; vị trí, vai trò của các BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự; căn cứ, nội dung, điều kiện áp dụng BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Đồng thời, làm rõ một số vấn đề liên quan đến áp dụng BPNC trong điều tra hình sự như: vấn đề bảo vệ quyền con người trong việc áp dụng BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự; liên hệ việc áp dụng BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong một số mô hình TTHS tiêu biểu để so sánh, đối chiếu với các quy định của hệ thống pháp luật ở Việt Nam.
Qua phân tích cho thấy, BPNC là biện pháp cưỡng chế nhà nước mang tính phòng ngừa do người có quyền hạn được quy định trong BLTTHS áp dụng đối với người liên quan đến tội phạm chưa bị khởi tố, bị can, bị cáo, khi có căn cứ cụ thể nhằm ngăn chặn tội phạm, bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, được coi là phương tiện pháp lý sắc bén, có hiệu quả nhất để giải quyết tình hình tội phạm. Các BPNC thể hiện sự chuyên chính của Nhà nước ta trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm bằng sức mạnh cưỡng chế. Chúng tạo điều kiện thuận lợi cho cả quá trình xử lý vụ án, đồng thời, thể hiện tính ưu việt của Nhà nước XHCN, cũng như tôn trọng và bảo vệ quyền công dân được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận.
36
Chương 2