QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 39)

TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CHẶN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trƣớc năm 2003 trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trƣớc năm 2003

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã lật đổ hoàn toàn bộ máy nhà nước phong kiến và dẫn đến sự ra đời của Nhà nước kiểu mới đầu tiên ở Đông Nam Á - nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày ấy, chính quyền non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất, như: nền kinh tế vốn lệ thuộc lại bị phát xít Nhật khai thác triệt để trong chiến tranh thế giới thứ hai trở nên kiệt quệ; thực dân Pháp trở lại gây hấn ở Nam bộ được sự giúp đỡ đắc lực của quân đội Anh vào giải giáp vũ khí của quân đội Nhật; ở miền Bắc, quân đội Tưởng với danh nghĩa đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật và theo sau đó là bọn tay sai người Việt với âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng.

Trong lúc phải đối phó với nạn đói và thù trong, giặc ngoài, hoạt động lập pháp vẫn được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đó là việc ban hành Hiến pháp 1946 (ngày 09/11/1946).

Quy định "Tư pháp chưa quyết định, thì không bắt bớ và giam cầm người công dân" tại Điều 11 và "Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật"…tại Điều 7 Hiến pháp 1946 là cơ sở pháp lý cho việc ban hành quy định về bắt, tạm giữ, tạm giam trong Sắc lệnh 13/SL ngày 24/01/1946 và Sắc lệnh 131/SL ngày 20/7/1946. Trong hai văn bản pháp luật này có một số nội dung liên quan đến các BPNC.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)