Quyền con ngƣời đƣợc quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp lý khác

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 27 - 29)

bản pháp lý khác

Quyền con người là một giá trị nhân loại, đồng thời có tính lịch sử hình thành trong cuộc đấu tranh giai cấp và được bổ sung mới qua các thời đại khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt 1992 thì quyền là "điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi" [36]. Như vậy, quyền con người là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho mỗi con người được hưởng. Quyền con người được đặt trong mối quan hệ với nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội và được giải quyết trên cơ sở đảm bảo lợi ích xã hội. Bảo đảm quyền con người là bảo đảm dân chủ, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới. Việc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng… trong đó nhà nước bảo đảm về mặt pháp lý, các cơ quan tố tụng bảo đảm thực thi pháp luật có hiệu quả là vấn đề cực kỳ quan trọng.

Nhằm bảo đảm quyền con người, Hiến pháp (bổ sung, sửa đổi năm 2013) của nước ta đã dành riêng một phần của Chương 2 quy định về quyền

25

con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong đó quy định về quyền con người, quyền công dân có 29 điều (từ Điều 14 đến Điều 43), với những nội dung cơ bản như: quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được nhà nước bảo hộ, quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, đời tư, nơi ở hợp pháp... Quyền con người được Hiến pháp ghi nhận dựa trên hai nguyên tắc quan trọng: (i) các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; (ii) Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng [30]. Từ hai nguyên tắc này và để đảm bảo thực hiện trên thực tế, Hiến pháp (bổ sung, sửa đổi năm 2013) đã quy định cơ chế thực hiện như sau:

- Quyền con người, quyền công dân được hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước đảm bảo thực hiện. Điều 6 Hiến pháp (bổ sung, sửa đổi năm 2013) quy định: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước". Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân cả nước bầu ra, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bằng các phương thức sau: xây dựng Hiến pháp và pháp luật, ghi nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thể chế hóa các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của các chủ thể, nhất là các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Hội đồng nhân dân đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, thực hiện việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước địa phương.

- Quyền con người, quyền công dân được đảm bảo thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành pháp. Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp là chủ thể có trách nhiệm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, làm cho quyền và nghĩa vụ của

26

công dân trở thành hiện thực, là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; trong đó cơ quan công an (CQĐT) có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự pháp luật và pháp chế.

- Quyền con người, quyền công dân còn được bảo đảm qua hệ thống cơ quan tư pháp. Tòa án và VKS là các cơ quan bảo vệ pháp chế, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể và tính mạng, danh dự, nhân phẩm… của con người.

Ngoài ra, trong các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng đã chú trọng về quyền con người. Những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành mới và bổ sung, sửa đổi một số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật liên quan quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền của nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương. Hệ thống văn bản luật đã từng bước thể chế hóa các chính sách của Đảng về quyền con người, tạo cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo quyền con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp và Nghị quyết 49-NQ-TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, những năm qua, các cơ quan tư pháp đã từng bước được kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả nhằm tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và công dân.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 27 - 29)