Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 33 - 36)

của Trung Quốc

Các BPNC, trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng BPNC trong TTHS Trung Quốc được quy định như sau:

- Biện pháp bảo lĩnh chờ xét xử

Biện pháp bảo lĩnh chờ xét xử (sau đây gọi tắt là biện pháp bảo lĩnh) là BPNC độc lập trong BLTTHS Trung Hoa, theo đó cơ quan công an, VKS, Tòa án cho phép nghi can, bị cáo được nhờ người đứng ra bảo đảm hoặc tự đặt một số tiền nhất định để bảo đảm.

Về hình thức bảo lĩnh, luật TTHS Trung Hoa quy định có hai hình thức bảo lĩnh: hình thức bảo lĩnh thông qua người bảo lĩnh và hình thức bảo lĩnh thông qua việc người bị tình nghi phạm tội, bị cáo đặt tiền để bảo lĩnh. Pháp luật Trung Hoa quy định rõ, cơ quan tố tụng chỉ được lựa chọn áp dụng một trong hai hình thức nêu trên, không được phép áp dụng đồng thời cả hai hình thức bảo lĩnh.

Về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh được quy định như sau: Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị áp dụng biện pháp bảo lĩnh từ người bị tình nghi phạm tội, bị cáo, người đại diện hợp pháp hoặc luật sư của họ, các cơ quan tố tụng có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn. Trường hợp có thể cho áp dụng biện pháp bảo lĩnh thì cơ quan tố tụng sẽ ra "Quyết định cho bảo lĩnh chờ xét xử". Quyết định này phải được đọc cho người bị tình nghi phạm tội, bị cáo nghe và yêu cầu người này ký tên hoặc

31

đóng dấu. Quyết định cho bảo lĩnh chờ xét xử của cơ quan VKS và Tòa án được gửi cho cơ quan công an để thi hành.

- Biện pháp giám sát nơi cư trú

Điều 51 BLTTHS quy định trong những trường hợp sau đây TAND, VKS nhân dân, cơ quan công an có thể áp dụng biện pháp giám sát nơi cư trú:

+ Người bị tình nghi phạm tội, bị cáo có thể phải chịu hình phạt giám sát tại cộng đồng, tạm giam hoặc các hình phạt bổ sung khác.

+ Người bị tình nghi phạm tội, bị cáo có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn và việc cho áp dụng biện pháp giám sát nơi cư trú không gây nguy hại cho xã hội.

Về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giám sát nơi cư trú được quy định như sau:

Khi quyết định áp dụng biện pháp giám sát nơi cư trú, cơ quan tố tụng phải ra Quyết định Giám sát nơi cư trú. Quyết định giám sát nơi cư trú phải được đọc cho người bị tình nghi phạm tội, bị cáo nghe và yêu cầu người này ký tên hoặc đóng dấu. Quyết định giám sát nơi cư trú của cơ quan VKS và Tòa án được gửi cho cơ quan công an để thi hành. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ án, cơ quan công an có thể tạm thời thu giữ chứng minh thư, phương tiện, động cơ (xe, thuyền), bằng lái của người bị tình nghi phạm tội, bị cáo đang bị giám sát nơi cư trú.

Thời hạn giám sát nơi cư trú được quy định tối đa không quá 6 tháng. Hết thời hạn giám sát nơi cư trú theo luật định, nếu không chứng minh được hành vi phạm tội của người bị tình nghi phạm tội, bị cáo thì phải hủy bỏ Quyết định giám sát nơi cư trú. Cơ quan ra quyết định hủy bỏ có trách nhiệm thông báo ngay việc hủy bỏ Quyết định giám sát nơi cư trú cho người bị giám sát và các cơ quan có liên quan.

- Biện pháp tạm giữ

Bộ luật TTHS quy định khi có những chứng cứ về hành vi phạm tội của người bị tình nghi phạm tội, bị cáo cho rằng người này có thể bị áp dụng

32

hình phạt tù trở lên đồng thời những BPNC khác như bảo lĩnh hoặc giám sát nơi cư trú không đủ để ngăn ngừa hành vi nguy hiểm cho xã hội của người này thì có thể áp dụng biện pháp bắt giữ theo quy định của luật TTHS. Đối với nghi can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú hoặc bị bệnh nặng thì không áp dụng biện pháp này mà áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc giám sát nơi cư trú.

Cơ quan công an, VKS, Tòa án có quyền áp dụng biện pháp tạm giữ. Đối với lệnh bắt giữ của cơ quan công an phải được VKS thẩm tra và phê chuẩn trước khi thi hành.

Trong những trường hợp sau đây, Luật TTHS quy định cơ quan công an có quyền ra lệnh bắt giữ ngay: (1) Khi phát hiện một người đang chuẩn bị phạm tội, đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc bị phát hiện ngay sau khi phạm tội; (2) Người bị hại chính mắt trông thấy hoặc xác nhận là người đó đã thực hiện hành vi phạm tội; (3) Chứng cứ của tội phạm được phát hiện có trên thân thể hoặc tại nơi cư trú của người này; (4) Kẻ phạm tội tìm cách tự tử hoặc chạy trốn sau khi phạm tội; (5) Kẻ phạm tội có khả năng tiêu hủy chứng cứ, làm sai lệch chứng cứ hoặc thông cung; (6) Kẻ phạm tội bị nghi ngờ là đã thực hiện hành vi phạm tội ở nhiều nơi, nhiều lần hoặc phạm tội có tổ chức. Trong các trường hợp này, ngay sau khi thực hiện việc bắt, cơ quan công an phải gửi hồ sơ về việc bắt đến VKS để xin phê chuẩn.

- Biện pháp tạm giam

Bộ luật TTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định đối với người bị tình nghi phạm tội, bị cáo đã có đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, thuộc trường hợp có thể bị áp dụng hình phạt tù trở lên và việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế, giám sát nơi cư trú không đủ để ngăn chặn mối nguy hiểm cho xã hội hoặc không còn điều kiện để áp dụng biện pháp tạm giữ thì cơ quan công an, VKS, Tòa án có thể áp dụng biện pháp tạm giam với họ. Lệnh bắt tạm giam của cơ quan công an phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

33

Trong trường hợp xét cần phải áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị tình nghi phạm tội, cơ quan công an lập "Đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam" gửi VKSND cùng cấp để thẩm tra, phê chuẩn. Trong những trường hợp do pháp luật quy định, VKS cũng có quyền ra quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam.

Thời hạn tạm giam đối với người bị tình nghi tối đa là hai tháng. Đối với vụ án phức tạp, không thể kết thúc điều tra trong thời hạn nêu trên thì có thể gia hạn tạm giam thêm một tháng. Việc gia hạn tạm giam phải được VKSND trên một cấp phê chuẩn.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 33 - 36)