Tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp, trao đổi giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cũng nhƣ các cơ quan, tổ chức hữu quan

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 87 - 90)

- Về phương diện thực tiễn áp dụng pháp luật

3.2.4. Tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp, trao đổi giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cũng nhƣ các cơ quan, tổ chức hữu quan

quan tiến hành tố tụng cũng nhƣ các cơ quan, tổ chức hữu quan

Trong những năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn có sự phối hợp với nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nhất là đối với các vụ án trọng điểm, đặc biệt nghiêm trọng đã phát huy tốt tác dụng của công tác điều tra, truy tố, xét xử góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy vậy nhiều vụ án chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Để việc áp dụng BPNC có hiệu quả, cần có sự phối kết hợp, trao đổi của các cơ quan tiến hành tố tụng. Tập trung trên các mặt công tác sau:

85

- Thực hiện tốt mối quan hệ giữa CQĐT với Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân; giữa Điều tra viên với trinh sát; giữa cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân - là những cơ quan tiếp nhận đối tượng truy nã; giữa cơ quan, tổ chức nơi làm việc trước đây của đối tượng truy nã với cơ quan chức năng... do người bắt được bàn giao nhằm đẩy nhanh tiến độ điều tra, giải quyết những vụ án đang thụ lý, thống nhất quan điểm về áp dụng hoặc thay đổi BPNC, khẩn trương đưa ra truy tố, xét xử và thi hành án, nâng cao tỷ lệ điều tra khám phá án, bắt triệt để đối tượng phạm tội, hạn chế đầu vào của đối tượng truy nã.

- Chỉ đạo, quán triệt các Thẩm phán trong đơn vị sau khi kết thúc việc xét xử vụ án hình sự phải khẩn trương hoàn thiện bản án, quyết định để tiến hành giao bản án. Đối với các trường hợp xét xử sơ thẩm, việc giao bản án hình sự sơ thẩm phải được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 229 BLTTHS và hướng dẫn tại tiểu mục 5 mục IV Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba Xét xử sơ thẩm của BLTTHS năm 2003. Đối với các trường hợp xét xử phúc thẩm thì trong thời hạn quy định tại Điều 254 của BLTTHS, bản án, quyết định phúc thẩm phải được gửi cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm để ra quyết định thi hành án hoặc quyết định ủy thác thi hành án theo quy định tại Điều 256 BLTTHS.

- Chỉ đạo tiến hành ngay việc rà soát, thống kê các trường hợp cụ thể những người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án chưa ra quyết định thi hành án để ra ngay quyết định thi hành án đối với họ. Cần lưu ý là đối với trường hợp trong một vụ án hình sự có nhiều bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án mà trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị chỉ có một hoặc một số bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị thì phần của bản án hình sự sơ thẩm đối với những bị cáo không kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật được thi hành. Tòa án cần căn cứ vào các quy định tại Điều 240 và điểm a khoản 1 Điều 255 BLTTHS để ra quyết định thi hành án đối với những người bị kết án đó.

86

- Rà soát, thống kê cụ thể các trường hợp người bị kết án phạt tù được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt nhưng đã hết thời hạn được hoãn hoặc được tạm đình chỉ. Đối với trường hợp người bị kết án có đủ các điều kiện quy định tại Điều 61 và 62 của BLHS và xét thấy cần tiếp tục cho họ được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì Tòa án phải ra quyết định tiếp về việc hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt đối với người bị kết án. Đối với trường hợp người bị kết án không có các điều kiện để được xem xét cho tiếp tục hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì Tòa án phải ra quyết định thi hành án đối với họ theo đúng quy định tại Điều 261, 262 của BLTTHS. CQĐT phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp áp dụng các BPNC chặt chẽ, đúng đối tượng, hạn chế đến mức thấp nhất đối tượng lợi dụng được tại ngoại để bỏ trốn.

- Trong quá trình điều tra, Điều tra viên cần phải xây dựng kế hoạch, chiến thuật điều tra khi tiến hành điều tra các vụ án để vừa bắt triệt để các đối tượng phạm tội vừa không để các đối tượng trốn, nâng cao tỷ lệ điều tra khám phá án và ra QĐTN phải theo đúng quy định của BLTTHS. Giữa Điều tra viên và trinh sát phải phối hợp chặt chẽ trong quá trình điều tra không để đối tượng có cơ hội trốn hoặc khi đối tượng bỏ trốn thì phải tổ chức truy bắt ngay. Mặt khác phải phối hợp và thống nhất với Viện Kiểm sát về các thủ tục truy tố như chưa cần tống đạt quyết định khởi tố mà chuyển hồ sơ đề nghị Viện Kiểm sát phê chuẩn khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam trước khi tống đạt các quyết định đối với những đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

- Lực lượng Công an các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đồng thời hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và công dân tham gia phát hiện, tố giác, bắt giữ đối tượng phạm tội, góp phần đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự.

87

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)