- Về phương diện thực tiễn áp dụng pháp luật
3.2.3. Xử lý nghiêm minh, kịp thời các trƣờng hợp vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn
quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn
Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trước công dân là giải pháp quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện các quyền tự do dân chủ của công
81
dân. Nhà nước không chỉ có trách nhiệm trong việc ban hành pháp luật và duy trì để pháp luật về quyền tự do dân chủ của công dân được thực hiện trên thực tế mà còn xử lý các vi phạm pháp luật bằng các chế độ trách nhiệm khác nhau. Vì vậy, việc hoàn thiện chế độ trách nhiệm của người tiến hành tố tụng cũng là giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân trong xét xử vụ án hình sự nói chung, trong áp dụng BPNC bắt người bị truy nã nói riêng.
- Trước hết cần hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân trong hoạt động tư pháp. Theo đó, nên bổ sung vào Chương XXII BLHS một điều luật quy định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động tư pháp; bởi vì trong BLHS mới chỉ có tội thiếu trách nhiệm đề người bị giam, giữ trốn (Điều 301); còn nếu áp dụng Điều 285 BLHS để xử lý các hành vi thiếu trách nhiệm đó thì không hợp lý.
- Hoàn thiện chế độ kỷ luật đối với hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân trong TTHS. Những hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy tính chất, mức độ phải được xử lý một cách hợp lý; phải được đánh giá để bãi miễn hoặc không tái bổ nhiệm các chức danh chuyên môn. Đặc biệt là những người không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tư pháp, đã có những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do dân chủ của công dân thì không nên tiếp tục giao thực hiện các nhiệm vụ tố tụng.
- Nâng cao trách nhiệm của người tiến hành tố tụng nếu họ có những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ với các hình thức như trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
Biện pháp ngăn chặn là các biện pháp hữu hiệu giúp cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án kịp thời, nhanh chóng, góp phần ngăn chặn
82
tội phạm, ngăn ngừa những hành vi cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử. Mặc dù vậy trong thực tế áp dụng các biện pháp này tình trạng vi phạm pháp luật vẫn hay xảy ra, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc bắt người trái pháp luật sẽ dẫn đến những hệ quả kéo theo là giam giữ người cũng không không đúng pháp luật, ảnh hưởng sự đúng đắn của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra như làm oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp luật.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này phần lớn là do những người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Sự kém hiểu biết pháp luật của họ đã dẫn đến những sai lầm bởi họ là những người trực tiếp áp dụng những biện pháp này lên những người bị áp dụng. Mặt khác là sự lạm dụng quyền lực của những người có thẩm quyền, vì lợi ích cá nhân mà cố tình làm sai lệch kết quả tiến hành tố tụng. Những hạn chế về trình độ cũng như vì những toan tính cá nhân đã dẫn tới sự vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến các quyền cơ bản của công dân, gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, uy tín, danh dự không những của họ mà cho cả thân nhân của những người đó. Do đó để hạn chế và tiến tới xoá bỏ những sai lầm trên thì ngoài việc nâng cao trình độ của những người tiến hành tố tụng thì cần phải xử lý nghiêm minh kịp thời những sai phạm trong việc áp dụng các biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam. Mặc dù đây là một vấn đề được đề cập nhiều trong các cuộc họp, hội nghị nhưng hiệu quả vẫn không đạt được như mong muốn, nhiều sai phạm vẫn còn xảy ra. Những người áp dụng hầu như không để tâm đến những hậu quả có thể xảy ra khi sai thì chỉ cần lên tiếng xin lỗi là có thể thoát khỏi trách nhiệm. Hiện nay luật chưa quy định hậu quả pháp lý cụ thể xử lý những người có hành vi sai phạm như trên nên tạo ra tâm lý nhởn nhơ coi thường, thiếu tôn trọng các quyền của công dân. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là không thoả hiệp với những vi phạm pháp luật, không dung
83
túng với những hành vi thiếu trách nhiệm của những người có thẩm quyền. Một trong những nguyên tắc của hoạt động tố tụng là trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình.
Những hành vi sai trái trong việc bắt, giam giữ người tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của sự việc mà có thể bị xử lý theo hình thức kỷ luật hay truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như tội bắt, giữ hay giam người trái pháp luật (Điều 123), tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 296).
Thực tế cho thấy hầu hết những vi phạm pháp luật trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam là xuất phát từ những sai lầm của những người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên còn nhiều trường hợp xảy ra không bị phát hiện hoặc có bị phát hiện thì không xử lý hoặc xử lý quá nhẹ, chỉ mang tính hình thức. Cần phải chú trọng đến vấn đề bồi thường thiệt hại cho những người bị bắt, giam, giữ trái pháp luật bởi vì việc bắt giam, giữ oan sẽ gây ra thiệt hại về tinh thần, vật chất, danh dự, nhân phẩm của công dân. Điều 72 Hiến pháp 1992 đã quy định: "người bị bắt, bị giam, giữ, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại vật chất và phục hồi danh dự nhân phẩm của công dân" [33]. Và việc bồi thường thiệt hại cho những người bị oan trong tố tụng hình sự là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống các nguyên tắc của tố tụng hình sự.
Điều 30 BLTTHS 2003 quy định:
Người bị thiệt hại do cơ quan hoặc nghười có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại. Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật [31].
84
Cùng với đó là sự ra đời của Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về bồi thường thiệt hại cho những người bị oan sai trong tố tụng hình sự, tính từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực đến nay có hàng trăm lá đơn của những người bị oan sai được gửi về cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho những người bị oan sai nhưng là một vân đề cần đáng lo ngại cho các cơ quan tiến hành tố tụng bởi khi càng nhiều yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết thì càng chứng tỏ trình độ và năng lực của những người này có vấn đề trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Điều đó không những ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân vào pháp luật cũng như gây tốn kém cho ngân sách của Nhà nước vào việc bồi thường thiệt hại.
Bởi vậy, việc xử lý nghiêm minh những người có hành vi vi phạm pháp luật trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm đảm bảo được quyền lợi chính đáng của công dân.
Bên cạnh đó Nhà nước cần có chính sách khen thưởng kịp thời, thoả đáng cho những cán bộ có thành tích cao trong công tác, có sự ưu đãi về chế độ, chính sách để họ yên tâm công tác, hạn chế những cám dỗ về vật chất.