Về các biểu hiện lâm sàng khác + Phù:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipide máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ (Trang 67 - 69)

- Rối loạn lipoprotein đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ lâu và ngày càng được quan tâm nhiều hơn Năm 1727, lần đầu tiên Bruner

4.1.2.2.Về các biểu hiện lâm sàng khác + Phù:

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.2.2.Về các biểu hiện lâm sàng khác + Phù:

tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm bệnh nhân suy thận mạn điều trị bảo tồn là 72.9%, trong khi tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm bệnh nhân suy thận mạn điều trị TNT là 86.7% [5]. Theo Nguyễn Thị Phòng tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ là 100%, nhóm điều trị bảo tồn 74,2% có tăng huyết áp [25].

Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát rối loạn lipide máu thứ phát sau suy thận mạn cho nên những trường hợp tăng huyết áp nguyên phát (có gắn liền với rối loạn lipide máu nguyên phát) và suy thận mạn là biến chứng của tăng huyết áp không được chọn.

4.1.2.2. Về các biểu hiện lâm sàng khác+ Phù: + Phù:

Phù là một trong những triệu chứng thường gặp trong suy thận mạn, là triệu chứng định hướng chẩn đoán suy thận mạn nếu phù tái đi, tái lại nhiều lần [25]. Triệu chứng phù trong suy thận mạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự góp phần quan trọng của vai trò điều trị, nhất là thận nhân tạo

chu kỳ. Mỗi buổi lọc máu sẽ giúp đào thải một lượng nước ra khỏi cơ thể nhằm giải quyết tạm thời triệu chứng phù.

Tại bảng 3.4. bệnh nhân suy thận mạn có phù chiếm tỉ lệ là 16,9%, trong đó chủ yếu là phù ở mức độ nhẹ như phù mi mắt hoặc phù chi dưới.

+ Về triệu chứng thiếu máu:

Thiếu máu là một trong những biến chứng của suy thận mạn, giúp chẩn đoán phân biệt giữa suy thận mạn và suy thận cấp. Thiếu máu có liên quan chặt chẽ với mức độ suy thận mạn, ngoại trừ trong trường hợp bệnh thận đa nang [5], [25]. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4. cho thấy tỷ lệ thiếu máu rất cao: Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ thiếu máu 100% biểu hiện cả về lâm sàng và theo xét nghiệm máu cho thấy hồng cầu (3.011.325 ± 731.384/mm3) và Hemoglobine (83,52 ± 10,31g/l) giảm hơn so với nhóm chứng (HC là 4.402.000 ± 561.551/mm3; Hb là 127,70 ± 19,51 g/l) (tại bảng 3.5). Kết quả chứng tỏ sự thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn là chắc chắn, diễn tiến nặng thêm theo thời gian của bệnh lý suy thận mạn và quá trình lọc máu. Nghiên cứu của Hùynh Trinh Trí về tình hình thiếu máu trên BN STM đạng lọc thận nhân tạo định kỳ ghi nhận [37] 67,6% Hb < 10g/dl, HB trung bình là 8,99 ± 1,85g/dl; tỷ lệ thiếu máu đẳng sắc đẳng bào chiếm 94,4% [37]. Như vậy, triệu chứng thiếu máu có mức độ nặng tăng dần theo thời gian mắc bệnh suy thận mạn và điều này phù hợp với y văn và các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây [29], [35].

+ Về chỉ số khối lượng cơ thể (BMI):

Ở những bệnh nhân suy thận mạn có tăng ure máu mạn làm chán ăn và thường có chế độ ăn hạn chế protide vì tăng ure máu đó là những lý do gây ra thiếu protide, suy dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn nếu không được theo dõi tốt [17], [28].

Ở tất cả đối tượng nghiên cứu chỉ số khối cơ thể (BMI) ở giới hạn thấp của bình thường: Chỉ số BMI đa số ở mức trung bình, là 20,28 ± 1,4, BMI

trung bình chiếm tỉ lệ là 98,31%; chỉ số BMI dưới mức trung bình chiếm tỉ lệ 1,69 %, BMI thấp nhất là 16,91 và BMI cao nhất là 24,69. Nguyễn Thị Phòng khi nghiên cứu BMI cũng có kết quả tương tự: nhóm bảo tồn: 18,83±1,62 và nhóm TNT là 19,09± 1,05 [25]. Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Loan khảo sát mối tương quan giữa rối lọan lipid máu và chỉ sô BMI trên BN tăng huyết áp người lớn cho thấy BMI trung bình 23,759 ± 3,065; BMI độ I là 40,3% [17]. Với chỉ số BMI ở 2 đối tượng nghiên cứu này cho phép chúng tôi loại trừ những kết quả về rối loạn lipide trong nghiên cứu không phải là nguyên phát liên quan đến bệnh béo phì.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipide máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ (Trang 67 - 69)