Liên quan giữa nồng độ trung bình của các thành phần lipide máu với huyết áp của suy thận mạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipide máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ (Trang 77 - 78)

- Rối loạn lipoprotein đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ lâu và ngày càng được quan tâm nhiều hơn Năm 1727, lần đầu tiên Bruner

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.1.8. Liên quan giữa nồng độ trung bình của các thành phần lipide máu với huyết áp của suy thận mạn

máu với huyết áp của suy thận mạn

Tăng huyết áp là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở các bệnh lý của thận. Đồng thời, tăng huyết áp tác động xấu trở lại trên thận thông qua tác động gây xơ hóa mạch máu thận, góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến triển tổn thương thận. Đặc biệt, khi chức năng thận đã bị thương tổn [58]. Đây là một vòng xoắn bệnh lý khó tháo gỡ. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam, tăng huyết áp là một trong những nguy cơ của bệnh lý mạch vành, bệnh nhân có tăng một số thành phần lipoprotein kèm theo tăng huyết

áp sẽ có nguy cơ mắc bệnh mạch vành rất cao. Điều trị đưa huyết áp tâm thu về dưới 125mmHg; huyết áp tâm trương về dưới 75mmHg và điều chỉnh- kiểm soát tốt rối loạn các thành phần lipoprotein là những mục tiêu cần thiết đối với bệnh nhân suy thận mạn [27].

Theo Shah B và cộng sự nghiên cứu 18 bệnh nhân không chạy thận nhân tạo và 18 bệnh nhân chạy thận nhân tạo ghi nhận rằng triglyceride, cholesterol, LDL - C, VLDL và Apo CII, Apo CIII gia tăng có ý nghĩa. HDL -C, Apo AI, tỷ Apo AI/ Apo B giảm có ý nghĩa ở cả hai nhóm. Sự bất thường lipide máu trầm trọng ở nhóm bệnh nhân không chạy thận có biến chứng tăng huyết áp hơn nhóm không có biến chứng tăng huyết áp, tăng lipide ở bệnh nhân suy thận mạn thuộc nhóm IV [87].

Đinh Thị Kim Dung nghiên cứu rối loạn lipoprotein ở bệnh nhân suy thận mạn đã ghi nhận rằng ở nhóm suy thận mạn điều trị bảo tồn có biến chứng tăng huyết áp có nồng độ TC, LDL - C và Apo B đều ở mức bệnh lý, trong đó chỉ có nồng độ TC cao hơn có ý nghĩa so với nhóm suy thận mạn điều trị bảo tồn không có biến chứng tăng huyết áp [5]. Nguyễn Thị Phòng ghi nhận rối loạn lipide máu ở bệnh nhân suy thận mạn nhóm lọc máu chu kỳ có tăng huyết áp có nồng độ TC, LDL - C cũng tăng hơn so với nhóm chứng, nhưng chỉ có TC cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng [25].

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định này. Bảng 3.9 cho thấy nồng độ trung bình các thành phần như TC, TG, LDL - C, TC/LDL - C, LDL - C/HDL - C có tăng và nồng độ trung bình của HDL - C giảm ở nhóm suy thận mạn có tăng huyết áp và nhóm không tăng huyết áp, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipide máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w