- Rối loạn lipoprotein đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ lâu và ngày càng được quan tâm nhiều hơn Năm 1727, lần đầu tiên Bruner
Chương 4 BÀN LUẬN
4.3. BÀN LUẬN VỀ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC THÀNH PHẦN LIPIDE MÁU VÀ CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG KHÁC CỦA
LIPIDE MÁU VÀ CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG KHÁC CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN
Nghiên cứu về mối tương quan giữa các rối loạn lipide máu và chức năng thận, tăng huyết áp, protide máu, protein niệu đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả trong và ngoài nước nhằm khảo sát mối quan hệ giữa những rối loạn của lipide với các yếu tố chẩn đoán và biến chứng ở bệnh nhân suy thận mạn. Tác giả Massy ZA và cộng sự, năm 1999, nghiên cứu trên 138 bệnh nhân suy thận mạn chia thành 2 nhóm: nhóm I chạy thận nhân tạo, nhóm II chưa chạy thận nhân tạo làm nhóm chứng. Cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm: Ở nhóm thận nhân tạo nồng độ TG, fibrinogen, protein niệu cao và HDL - C giảm so với nhóm chưa chạy thận. Ngược lại không có sự khác biệt nào về huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, TC hoặc ApoB giữa 2 nhóm. Protein niệu có tương quan thuận với huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, TG, fibrinogen nhưng không tương quan với HDL - C và hệ số
thanh thải creatinine (Ccr). Có sự tương quan nghịch giữa Ccr và fibrinogen, nhưng không tương quan với TG và HDL - C.
Theo Shah B, Nair S, Sirsat: sự thay đổi lipide và apolipoprotein từ CRF sớm để chạy TNT, lipide huyết tương với apoproteins AI, B, E, CII, CIII, tỷ lệ CII/CIII, tỷ lệ E/CIII, hormone tuyến cận giáp và mức insulin được kiểm tra ở 72 bệnh nhân với mức độ khác nhau của CRF và 31 BN chạy TNT và so sánh các giá trị của 28 mẫu đối chứng. Có sự giảm sút đáng kể trong tỷ lệ Apo CII /CIII lipoprotein là bất thường đầu tiên xảy ra trong CRF. Tăng triglyceride máu với giảm mức lipoprotein cholesterol mật độ cao, tăng Apo CIII và giảm tỉ lệ Apo E/Apo CIII chỉ xảy ra nhiều hơn trong suy thận (thanh thải creatinin <31 ml / phút). Kết quả chỉ ra nâng cao Apo CIII, giảm Apo CII/Apo CIII và tỉ lệ Apo E/Apo CIII như các tính năng điển hình của urê máu và lipid máu cho thấy rằng một khiếm khuyết loại bỏ triglyceride là cơ chế phát sinh bệnh chính của ure máu HTG. Điều trị chạy thận nhân tạo nói chung dường như có chiều hướng xấu hơn về rối loạn lipide và apolipoprotein so với trước khi chạy thận ở bệnh nhân suy thận mạn tính [87].
- Theo Mekki, năm 2003, nghiên cứu 58 bệnh nhân chạy thận nhân tạo chia làm 3 nhóm: Nhóm I < 1 năm, nhóm II 1-5 năm, nhóm III 5-13 năm, cho thấy hoạt tính của HTGL (hepatic triglyceride lipase), LPL (lipoprotein lipase) giảm ở nhóm III so với nhóm I, và có tương quan với thời gian chạy TNT (r = 0,800 ; p < 0,001). Apo CIII tương quan với thời gian chạy thận (r = - 0,58; p < 0,05). So sánh với nhóm chứng TG tăng ở nhóm I, nhóm II (p < 0,01) và nhóm III (p < 0,001) và tương quan với thời gian chạy TNT (r = 0,75; p < 0,05). Thận nhân tạo kéo dài không cải thiện được giảm hoạt tính của HTGL, LPL và sửa đổi lipoprotein ở suy thận mạn.
- Nghiên cứu của Văn Thị Ngọc Liên (2003). Nghiên cứu điều trị Atorvastatin và rối loạn lipide ở giai đoạn sớm. Nghiên cứu cho thấy LDL-C, TC tăng hơn so với nhóm chứng, độ thanh thải creatinine giảm có liên quan
với biến đổi lipide và protein niệu liên quan chặt chẽ với tăng cholesterol và triglyceride [40].
- Attman.P.O, Samuelsson.O, Alaupovic.P, năm 1999, nghiên cứu bất thường lipoprotein như một yếu tố nguy cơ tiến triển bệnh thận không đái tháo đường. Cho thấy rằng có sự tương quan giữa nồng độ lipoprotein chứa ApoB với tốc độ tiến triển của suy thận [70].
- Tác giả Hà Hùng, năm 2002, nghiên cứu một số chỉ số lipide máu trong hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em. Cho thấy rối loạn lipide tăng cao, sau điều trị có giảm nhiều và có mối tương quan giữa lipide máu với protide máu, protein niệu [13].
- Lê Văn An, năm 2004, khi nghiên cứu thay đổi lipide trong quá trình điều trị hội chứng thận hư cho thấy nhóm điều trị với lipanthyl các thông số lipid (TC, LDC - C) giảm hơn nhóm không điều trị. Nồng độ TC, LDL - C, TG, tương quan thuận chặt chẽ với protein niệu và tương quan nghịch với protide máu, albumin máu (p < 0,010). HDL - C tương quan thuận protein máu và albumin máu (p < 0,05) [2].