Bàn luận về tỷ lệ các yếu tố nguy cơ vữa xơ động mạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipide máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ (Trang 83 - 84)

- Rối loạn lipoprotein đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ lâu và ngày càng được quan tâm nhiều hơn Năm 1727, lần đầu tiên Bruner

4.2.3.5.Bàn luận về tỷ lệ các yếu tố nguy cơ vữa xơ động mạch

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.3.5.Bàn luận về tỷ lệ các yếu tố nguy cơ vữa xơ động mạch

Các chỉ số nguy cơ vữa xơ động mạch là biểu hiện gián tiếp của các thành phần lipoprotein. Nhiều tác giả cho rằng chỉ số TC/HDL - C > 5 và LDL - C/HDL - C > 5 là chỉ điểm nguy cơ cao của vữa xơ động mạch. Trong khi có tác giả đưa ra chỉ số TC/HDL - C > 4,5 và LDL - C/HDL - C > 3,5 là nguy cơ cao của bệnh mạch vành và bệnh tim mạch nói chung [33].

Các chỉ số nguy cơ phụ thuộc chính vào nồng độ cấu thành trong chỉ số đó, vì vậy như chúng tôi phân tích ở trên, ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ

chu kỳ > 1 năm, nồng độ TC và HDL có tăng nhưng không nhiều, nhưng hai thành phần này ít liên quan đến thận nhân tạo, vì thế các chỉ số nguy cơ vữa xơ động mạch có tăng nhưng không nhiều so với nhóm thận nhân tạo < 1 năm. Chỉ số TC/HDL - C > 5mmol/l chiếm tỷ lệ 36,00% ở nhóm lọc máu trên 1 năm so với 48,48% ở nhóm lọc máu dưới 1 năm; sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Điều này cho thấy thời gian lọc kéo dài làm thay đổi nồng độ lipide, sự rối loạn các thành phần lipide máu nên làm tăng nguy cơ vữa xơ động mạch. Nhận định này cũng phù hợp các nghiên cứu trước đó [43]. Nghiên cứu này ghi nhận, chỉ số LDL - C/HDL - C > 5mmol/l chỉếm 2,00%. Điều này cho thấy sự thay đổi một trong hai phần LDL - C và HDL - C đều có ảnh hưởng đến sự rối loạn các thành phần lipide.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipide máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ (Trang 83 - 84)