0
Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

BÀN LUẬN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1 Về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPIDE MÁU Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI CÓ LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 65 -66 )

- Rối loạn lipoprotein đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ lâu và ngày càng được quan tâm nhiều hơn Năm 1727, lần đầu tiên Bruner

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1 Về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu

Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận mạn tính, chức năng thận giảm dần theo thời gian mắc bệnh và theo nguyên nhân gây ra suy thận mạn [16], [25].

Độ tuổi mắc suy thận mạn, nhất là suy thạn mạn giai đoạn cuối hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có khuynh hướng tăng dần vì các lý do được giải thích như: Tuổi thọ trung bình của người dân tăng dần và quan trọng hơn là các biện pháp điều trị thay thế thận suy được áp dụng cho bệnh nhân STM (lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng, ghép thận) ngày càng tiến bộ và có hiệu quả nên bệnh nhân suy thận mạn càng ngày càng lớn tuổi dần.

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong vòng 1 năm từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010 bao gồm 83 bệnh nhân suy thận mạn được lọc thận chu kỳ.

Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 48,14 ± 14,7, tuổi thấp nhất là 22 và tuổi cao nhất là 79, độ tuổi trung bình của nhóm chứng là 47,86 ± 15,56 ở bảng 3.1, cho thấy giữa các lớp tuổi của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng không có sự khác biệt đáng kể (p > 0,05), điều này cho phép khi so sánh kết quả về rối loạn lipide máu theo giới tính sau này giữa các nhóm nghiên cứu là hợp lý. So sánh với những nghiên cứu khác về suy thận mạn trong nước trước đây không thấy có khác biệt. Theo Võ Phụng, Võ Tam và cộng sự, độ tuổi trung bình của suy thận mạn là 45,45± 13,8 [24]. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu năm 2007 tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế của Nguyễn Thị Phòng, độ tuổi trung bình của bệnh nhân suy thận mạn lọc thận chu kỳ là 41 ± 14,54 [25].

Ở các nước phát triển bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có độ tuổi lớn tuổi dần.

- Vinay Sakhuja và Kamal Sud ghi nhận độ tuổi trung bình của STM giai đoạn cuối ở Ấn Độ, Pakistan là 42±15,6 tuổi và 2/3 số bệnh nhân suy thận mạn được phát hiện lần đầu tiên ở giai đoạn cuối.

- Ở Hoa Kỳ từ năm 1990 hơn 50% bệnh nhân là trên 60 tuổi.

- Hiroko Hirano, Yoichi Yamada và cộng sự, khảo sát bệnh lý suy thận mạn giai đoạn cuối ở Nhật Bản thấy độ tuổi trung bình của bệnh nhân bắt đầu lọc máu là 60,6 ± 1,2 tuổi [62].

Khi khảo sát về giới tính giữa các đối tượng nghiên cứu (biểu đồ 3.1), nam chiếm 44,58%, nữ chiếm 55,42%, so với nhóm chứng nam 42,86% và nữ 57,14%, không có sự khác biệt đáng kể (p > 0.05), điều này cho phép khi so sánh kết quả về rối loạn lipide theo từng giới sau này giữa các nhóm nghiên cứu là hợp lý không sai lệch.

Theo Y văn thời gian lọc máu càng dài thì nguy cơ có mức lọc cầu thận càng giảm và rối loạn lipide máu càng tăng [37] nhưng nghiên cứu này ghi thời gian lọc máu trung bình là 3,00± 2,02 năm (thời gian ngắn nhất là 3 tháng và cao nhất là 9 năm nên sự ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu không thay đổi nhiều giữa các đối tượng nghiên cứu theo thời gian lọc máu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPIDE MÁU Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI CÓ LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 65 -66 )

×