- Rối loạn lipoprotein đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ lâu và ngày càng được quan tâm nhiều hơn Năm 1727, lần đầu tiên Bruner
Chương 4 BÀN LUẬN
4.2.2 Bàn luận về số thành phần rối loạn lipide máu trên một bệnh nhân suy thận mạn
thận mạn có gia tăng IDL kèm với TG, TC nên được xếp vào type III. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có Type IIb là 24,10%; Type III 20,48% và Type IV là 38,55%. Như vậy, nghiên cứu này rất nhiều trường hợp có rối loạn thành phần lipide máu.
4.2.2 Bàn luận về số thành phần rối loạn lipide máu trên một bệnh nhân suy thận mạn suy thận mạn
Thông thường rối loạn lipide ít khi chỉ dừng lại ở 1 thành phần của lipide mà thường rối loạn nhiều thành phần cùng một lúc. Nguy cơ dẫn đến vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, hoặc các biến chứng khác phụ thuộc nhiều vào số lượng thành phần lipide rối loạn trên cùng một cơ thể người bệnh [23]. Tại bảng 3.12 có tỷ lệ các trường hợp có yếu tố nguy cơ theo TC là 6,02%; TG là 3,61%; 14,46% là LDL - C; 54,22% là HDL - C; chỉ số TC/LDL - C là 40,96%; 6,02% là chỉ số LDL/HDL - C. Như vậy, khi có bệnh nhân suy thận mạn thường sẽ gặp các yếu tố nguy cơ nhất định nhằm gây ảnh hưởng đến chức năng thận, gan, vữa xơ động mạch...
Tham khảo nghiên cứu của Đinh Thị Kim Dung, năm 2003, nghiên cứu rối loạn lipoprotein huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn, dưới 45 tuổi, cho thấy các thành phần lipoprotein huyết thanh rối loạn rõ cả về nồng độ và tỉ lệ ở bệnh nhân suy thận mạn [5]. Theo Nguyễn Thị Phòng, năm 2007, nghiên cứu rối loạn liipide máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn III, IV, cho thấy các thành phần lipoprotein huyết thanh rối loạn cả về nồng dộ và tỉ lệ ở bệnh nhân suy thận mạn. Rối loạn TG, HDL - C, TC/HDL - C > 5 thường gặp ở cả 2 nhóm suy thận mạn [25]. Kết quả nghiên cứu này cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi được giải thích bởi tác giả nghiên cứu thêm thành phần ApoA1, Apo B là hai thành phần rối loạn sớm hơn các thành phần lipide và
lipoprotein ở bệnh nhân suy thận mạn. Điều này chứng tỏ rằng ở nhóm thận nhân tạo chu kỳ > 1 năm có rối loạn lipide nặng hơn so với nhóm thận nhân tạo chu kỳ < 1 năm. Phù hợp với nhận định của một số tác giả chạy thận nhân tạo rối loạn lipide và lipoprotein dường như không giảm mà còn tiếp tục xuất hiện. Lý giải điều này có thể do nhiều yếu tố: bệnh nhân suy thận mạn được lọc máu bằng thận nhân tạo, nồng độ ure huyết giảm rõ rệt kéo theo giảm một số nitơ-phiprotein khác từ đó có cải thiện một phần rối loạn chuyển hóa lipoprotein và có thể một dinh dưỡng kém, một nguyên nhân khác nhau, thêm vào nữa đời sống của bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo của các nước này kéo dài hơn nhiều nên nguy cơ rối loạn lipide và lipoprotein tăng hơn [7].
Theo Y văn và nhận định của nhiều nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bị suy thận mạn lọc máu chu kỳ theo thời gian sẽ có nguy cơ bị rối loạn một hay nhiều thành phần của lipide máu, thường bị rối lọan ít nhất là 1 thành phần [44]. Theo bảng 3.11. kết quả cho thấy có 72,73% trường hợp bị rối loạn ≥ 1 thành phần ở nhóm lọc máu chu kỳ dưới 1 năm và nhóm lọc máu trên 1 năm chiếm 98% bệnh nhân. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê, do đó, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ rối loạn các thành phần lipide máu ở bệnh nhân suy thận mạn sẽ tăng theo thời gian lọc máu. Tại biểu đồ 3.3. cho thấy số thành phần rối loạn lipide máu có 21,7% trường hợp rối loạn 2 thành phần, rối lọan 3 thành phần là 33,7%; 14,5% bệnh nhân bị rối lọan 4 thành phần và có 12% bệnh nhân không có biểu hiện rối lọan lipide máu. Như vậy, khi bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ theo thời gian sẽ bị rối lọan các thành phần lipide máu. Điều này phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Phòng [25], Định Thị Kim Dung [5].